2.3.1. Nguyên nhân
2.3.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm
Một là, Thành uỷ Hà Nội lãnh đạo công tác PCTN đạt được kết quả
trong thời gian qua là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Trung ương. Thủ đô Hà Nội là nơi có nhiều cơ quan Trung ương và quốc tế, nơi tập trung đông dân cư của cả nước do vậy công tác PCTN của Thành phố luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Trung ương. Đặc biệt với những vụ án nghiêm trọng, phức tạp xảy ra trên địa bàn Thành phố. Trung ương đã giúp đỡ, tiến hành điều tra. Nhiều vụ án tham nhũng lớn, phức tạp đã được xét xử: vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm, tội Tham ơ tài sản; Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm, tội Tham ơ tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; vụ Giang Kim Đạt và đồng phạm, tội Tham ô tài sản và tội Rửa tiền... Thực tế cho thấy, thời gian qua, nếu khơng có sự hỗ trợ tích cực của Trung ương, Hà Nội sẽ gặp khó khăn trong việc đưa các vụ án tham nhũng nghiêm trọng trên địa bàn Thành phố cũng như các vụ án liên quan đến cán bộ thuộc diện quản lý của Trung ương ra xét xử. Sự lãnh đạo, giúp đỡ của Trung ương đã tiếp thêm sức mạnh cho Thành uỷ Hà Nội trong cuộc đấu tranh PCTN.
Hai là, sự lãnh đạo công tác PCTN của Thành uỷ Hà Nội có được sự nhất
trí cao trong tồn Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và các đồn thể nhân dân.
Sự lãnh đạo của Thành uỷ Hà Nội đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa quan trọng vì có sự đồng tâm, nhất trí cao của các tổ chức trong hệ thống chính trị và các đồn thể nhân dân. Trên cơ sở nắm vững chủ trương, nghị quyết của Trung ương, bám sát tình hình cụ thể của Thành phố, các cấp uỷ đảng đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác PCTN. Những chỉ
thị, chương trình hành động, kế hoạch của cấp uỷ về PCTN đã được Mặt trận, chính quyền và các đồn thể nhân dân quán triệt và triển khai thực hiện khẩn trương, nghiêm túc. Mặt trận và các tổ chức thành viên đã động viên đoàn viên, hội viên tuyên truyền vận động nhân dân tham gia công tác đấu tranh PCTN. Điều đó đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc thực hiện sự lãnh đạo của Thành uỷ đối với công tác PCTN.
Ba là, sự lãnh đạo công tác PCTN của Thành uỷ Hà Nội được sự ủng hộ
mạnh mẽ của nhân dân.
Thực hiện hành vi tham nhũng đều là những chủ thể đặc biệt với những thủ đoạn hết sức tinh vi. Vì vậy, PCTN là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp đối với Thành uỷ Hà Nội. Trong khi một số tổ chức đảng chưa thể hiện hết vai trị của mình, trong khi một số đảng viên chưa thể hiện vai trị tiên phong, gương mẫu trong cuộc đấu tranh PCTN thì quần chúng nhân dân vẫn đấu tranh quyết liệt kể cả khi họ trù dập hay bị đe doạ đến tính mạng. Thực tế cho thấy những thủ đoạn tham nhũng dù tinh vi đến đâu cũng không thể nào qua được tai mắt của quần chúng nhân dân. Nhân dân là chỗ dựa vững chắc cho Thành uỷ phát huy vai trị lãnh đạo của mình trong cơng tác PCTN.
2.3.1.2. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, nhận thức của một số cấp ủy cơ sở, của đội ngũ cán bộ, đảng
viên về những quy định trong cơng tác PCTN cịn hạn chế; việc triển khai các biện pháp phòng, chống đạt hiệu quả chưa cao, nhất là tham nhũng lại là vấn đề phức tạp.
Thành phố Hà Nội có diện tích rộng, tốc độ đơ thị hố cùng với sự phát triển nhanh chóng về mật độ dân cư, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nên trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về tham nhũng tăng đáng kể về số lượng và tính phức tạp, mức độ nghiêm trọng. Hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, đa dạng, xảy ra trong nhiều lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng, ngân hàng…Việc chứng minh hành vi tham nhũng
gặp nhiều khó khăn trong khi đó cơ chế, chính sách trên nhiều lĩnh vực còn bất cập, thiếu đồng bộ, một số văn bản ban hành nhưng hiệu quả việc thực hiện còn hạn chế như quy định việc chuyển đổi vị trí cơng tác, cơng tác kê khai tài sản thu nhập, việc nộp lại quà tặng và thu hồi tài sản tham nhũng.
Hai là, giữa quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước với hành động thực
tiễn của nhiều cấp uỷ cịn có khoảng cách, nói khơng đi đơi với làm. Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu chưa thật sự quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác PCTN. Một số cán bộ, đảng viên cịn thờ ơ, né tránh, xem cơng tác PCTN là nhiệm vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các cơ quan chuyên trách. Một số tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên chưa thật sự coi PCTN là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, chưa tích cực triển khai thực hiện các giải pháp PCTN của cấp uỷ. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả lãnh đạo công tác PCTN của Thành uỷ Hà Nội.
Ba là, do chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
chưa hoàn thiện.
Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa hồn thiện và thiếu đồng bộ là mảnh đất màu mỡ cho sự tha hoá quyền lực của một bộ phận cán bộ, công chức sinh sôi, này nở. Hệ thống pháp luật tuy có tiến bộ nhưng cịn nhiều sơ hở, tác dụng kiềm chế tham nhũng còn thấp; một số quy định của pháp luật liên quan đến việc phát hiện, xử lý tham nhũng thu hồi tài sản tham nhũng, khen thưởng và bảo vệ người tố cáo chưa đầy đủ, cịn khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện hoặc chưa đủ sức răn đe đối với hành vi tham nhũng. Cơng tác CCHC cịn chậm, vẫn cịn nhiều thủ tục hành chính phiền hà, tạo kẽ hở cho sự sách nhiễu, vòi vĩnh, ăn hối lộ. Chế độ tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức bất hợp lý, chưa theo kịp thực tiễn cuộc sống. Những quy định về công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập tạo cơ hội cho tham nhũng, tiêu cực phát triển..
Bốn là, tình trạng suy thối đạo đức, lối sống của một bộ phận khơng
nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý hoặc tiêu cực, tham nhũng khi có điều kiện. Cơng tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức một số nơi chưa tốt. Do sợ mất thành tích hoặc do quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu chưa rõ nên khơng ít người đứng đầu ngại bị quy trách nhiệm, vì vậy khơng tích cực hoặc khơng dám chủ động phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình quản lý.
2.3.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
Một là, thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trị của cơng tác PCTN. Từ đó giúp họ nâng cao nhận thức trách nhiệm, tích cực, chủ động phát hiện PCTN khắc phục những biểu hiện nể nang, né tránh. Coi trọng và phát huy tinh thần chủ động góp ý xây dựng Đảng của các đồn thể chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh PCTN.
Hai là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng
và cán bộ, đảng viên; nâng cao tính tiên phong gương mẫu, ý thức trách nhiệm của cán bộ đảng viên và nhân dân trong PCTN, nhất là vai trò trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, các địa phương, đơn vị phải thực sự có quyết tâm, có bản lĩnh, trực tiếp chỉ đạo công tác này. PCTN chú trọng cả phịng và chống, trong đó lấy phịng ngừa là chính, vừa tích cực chủ động phịng ngừa, vừa kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTN.
Ba là, giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách
nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng các quy tắc ứng xử. Coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân; gắn với tuyên truyền giáo dục đạo đức liêm chính cho cán bộ, cơng chức; xây dựng các quy chuẩn đạo đức, các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức trong từng ngành, lĩnh vực.
Bốn là, công tác PCTN phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, xác định
các nguồn lực để PCTN, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời động viên, khen thưởng, đồng thời xử lý nghiêm khắc, kịp thời đối với những sai phạm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, cơng chức, đảng viên. Đẩy mạnh việc xây dựng, hồn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh CCHC, giảm các thủ tục hành chính khơng cần thiết; thực hiện cơng khai, minh bạch; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở dể dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát.
Năm là, tăng cường phối kết hợp giữa các cơ quan có chức năng PCTN;
phát huy vai trị của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và nhân dân trong công tác đấu tranh, PCTN. Tạo ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ, không khoan nhượng với hành vi tham nhũng. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác thanh tra công vụ hạn chế tình trạng sách nhiễu, vịi vĩnh, tiêu cực của cán bộ, công chức.
Tiểu kết chương 2
Trong những năm qua, Thành uỷ Hà Nội đã lãnh đạo công tác PCTN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều hạn chế, yếu kém. Những hạn chế, yếu kém đó phát phát từ các ngun nhân đó là: Hệ thống chính sách pháp luật nói chung và chính sách pháp luật liên quan đến PCTN nói riêng cịn chưa đồng bộ, chồng chéo thiếu tính thống nhất. Chế độ tiền lương, đãi ngộ của cán bộ cơng chức cịn thấp. Cơ chế giám sát, kiểm soát thu nhập mới đạt hiệu quả bước đầu… Việc thực hiện sự chỉ đạo điều hành của Thành phố nói chung và của Thành uỷ nói riêng ở một số nội dung cịn mang tính hình thức; cơng tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên ở tất cả các đầu mối cơ sở; việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp sai phạm còn thiếu kiên quyết; năng lực của một số cán bộ làm công tác PCTN cịn hạn chế… lãnh đạo cơng tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật của Thành phố, giữa các cấp các ngành trong việc phòng ngừa phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng còn chưa đồng bộ, kịp thời, hiệu quả chưa cao, có biểu hiện né tránh trong công tác đấu tranh PCTN.
Từ thực tiễn q trình lãnh đạo cơng tác PCTN của Thành uỷ Hà Nội. Luận văn rút ra một số kinh nghiêm: Một là, thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trị của cơng tác PCTN. Hai là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên. Ba là, giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức. Bốn là, công tác PCTN phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, xác định rõ các nguồn lực để PCTN, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc. Năm là, tăng cường phối kết hợp giữa các cơ quan có chức năng PCTN; phát huy vai trị của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và nhân dân trong công tác đấu tranh, PCTN.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI ĐỐI VỚI CƠNG
TÁC PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG THỜI GIAN TỚI