Khái quát về thành phố Hà Nội, Đảng bộ thành phố Hà Nội và Thành uỷ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay 1 118 (Trang 41)

THAM NHŨNG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN

VÀ KINH NGHIỆM

2.1. Khái quát về thành phố Hà Nội, Đảng bộ thành phố Hà Nội vàThành uỷ Hà Nội Thành uỷ Hà Nội

2.1.1. Khái quát về thành phố Hà Nội

Hà Nội là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày lịch sử, văn hiến và truyền thống cách mạng; khởi đầu lịch sử với vị thế kinh thành của đất nước từ sự kiện vua Lý Thái Tổ quyết định dời đơ từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long vào mùa Thu tháng 7 năm Canh Tuất (1010). Thăng Long - Hà Nội ln là nơi hội tụ khí thiêng sơng núi, tinh hoa và sức mạnh của đất nước. Trải qua hơn ngàn năm tuổi cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội đã qua 4 lần điều chỉnh địa giới. Gần đây nhất, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12, ngày 29/5/2008, Quốc hội khóa XII, ngày 01/8/2008 Hà Nội được điều chỉnh lần thứ tư mở rộng địa giới hành chính Thủ đơ với việc hợp nhất diện tích tự nhiên, dân số của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, 04 xã: Đơng Xn, Tiến Xn, n Bình, Yên Trung huyện Lương Sơn của tỉnh Hịa Bình vào Hà Nội.

Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm Bắc bộ, phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Ngun; phía Đơng giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ và Hịa Bình; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam. Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.328,89 km2 (tăng gấp 3,6 lần so với trước đây); dân số hiện có trên 7,5 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính (12 quận, 17 huyện, 01 thị xã); 584 xã, phường, thị trấn, trong đó có 177 phường, 21 thị trấn, 386 xã (329 xã đồng bằng, 43 xã vùng đồi gò và 14 xã miền núi) [41,tr.1].

Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư từ các nơi về hội tụ; nơi có đơ thị, có nơng thơn, có sơng, có núi. Những đặc điểm ấy đã tạo cho thành phố Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là từ khi Bộ Chính trị (khố XII) ban hành Nghị quyết số 11- NQ/TW, ngày 06/01/2012 “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai

đoạn 2011-2020”, kinh tế của Thành phố tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá: 5 năm (2011-2015) tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 7,57%/năm, vượt khoảng 2,56% so với mức tăng bình quân chung cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 79,4 triệu đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (dịch vụ - cơng nghiệp - nông nghiệp); trong đó dịch vụ chiếm 67,09%; công nghiệp - xây dựng 29,69%; nơng nghiệp 3,22%, các nhóm ngành trong cơ cấu kinh tế của Thành phố đều có mức tăng trưởng khá [42,tr.3].

Những kết quả và thành tựu to lớn đó đã khẳng định vị trí, vai trị lãnh đạo sáng tạo của Thành uỷ Hà Nội trong quyết tâm xây dựng Thủ đơ Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia; trung tâm lớn về văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế; xây dựng Hà Nội ngày càng “văn minh - hiện đại” xứng đáng là “Thủ đô Anh hùng”, “Thành phố vì hồ bình”.

Thành phố Hà Nội là Thủ đơ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia; nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và cơng nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Trụ sở cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại Ba Đình, thành phố Hà Nội (theo Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VIII và Luật Thủ đô năm 2012). Những điều kiện, đặc điểm trên đã khẳng định vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng của thành phố Hà Nội.

2.1.2. Khái quát về Đảng bộ thành phố Hà Nội và Thành ủy Hà Nội

Ngày 17 tháng 3 năm 1930, Đảng bộ thành phố Hà Nội được thành lập, tính đến nay có 59 đảng bộ trực thuộc, gồm 30 đảng bộ quận, huyện, thị, 4 đảng bộ khối, 23 đảng bộ cấp trên cơ sở và 02 đảng bộ cơ sở trực thuộc Thành uỷ; với 407.872 đảng viên (chiếm khoảng 10% tổng số đảng viên của cả nước); sinh hoạt tại 18.014 chi bộ thuộc 3.000 tổ chức cơ sở đảng [41,tr.1]. Đến nay, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã trải qua 16 kỳ đại hội. Mỗi kỳ đại hội là một mốc son đánh dấu sự phát triển, trưởng thành của Đảng bộ Thành phố. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (Thành uỷ) khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm: 75 đồng chí, trong đó có 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy. Thành ủy trong nhiệm kỳ này được trẻ hóa, có trình độ học vấn, kinh nghiệm và năng lực công tác của Thành ủy viên được nâng lên, cơ cấu độ tuổi, dân tộc, giới tính, chun mơn, nghiệp vụ được cải thiện, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu được nâng lên. Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Thành phố và các lĩnh vực khác, trong đó có lãnh đạo cơng tác PCTN.

Căn cứ Quyết định số 688-QĐ/TU, ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Thành ủy Hà Nội ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Thành ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

(1) Căn cứ quy định của Trung ương, quyết định số lượng Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên Ủy ban kiểm tra (UBKT) Thành ủy; bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy; bầu UBKT, Chủ nhiệm UBKT Thành ủy; Quyết định quy chế làm việc của Thành ủy, của Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy và UBKT Thành ủy, chương trình cơng tác tồn khóa và chương trình cơng tác năm Thành ủy.

(2) Quyết định những vấn đề chiến lược, các chương trình, đề án, kế hoạch, chủ trương, biện pháp quan trọng trong các lĩnh vực công tác của Thành phố nhằm cụ thể hóa và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố.

(3) Chỉ đạo và thông qua phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng 6 tháng, hàng năm và kế hoạch 5 năm của Thành phố. Xem xét, xác định các cụm cơng trình trọng điểm tồn khóa, các cụm cơng trình trọng điểm từng năm; chủ trương điều chỉnh quy hoạch tổng thể; điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thành phố; chủ trương triển khai một số dự án đầu tư lớn và cơ chế chính sách đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và một số đề án quan trọng thuộc các lĩnh vực công tác Ban Thường vụ Thành ủy đề nghị.

(4) Thảo luận và quyết định việc lãnh đạo thực hiện nghị quyết của Thành ủy về công tác tài chính Đảng, các báo cáo định kỳ hàng năm và bất thường của UBKT Thành ủy trong các Hội nghị Thành ủy; nghe Ban Thường vụ báo cáo những quyết định quan trọng của Ban Thường vụ Thành ủy giữa hai kỳ Hội nghị Thành ủy.

(5) Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ Thành phố nửa đầu nhiệm kỳ và quyết định các nhiệm vụ, chủ trương, giải pháp trong nửa cuối nhiệm kỳ. Cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách về cơng tác tổ chức, cán bộ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị để thực hiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đảng bộ. Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư dự kiến nhân sự giới thiệu ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; nhân sự bổ sung hoặc rút khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố. Chuẩn bị và quyết

định triệu tập đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường Đảng bộ Thành phố theo quy định của Điều lệ Đảng; chuẩn bị các dự thảo văn kiện trình đại hội, Đề án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa sau và đồn đại biểu đi dự Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ Thành phố và Đại hội toàn quốc của Đảng.

(6) Xem xét, quyết định kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm theo quy định của Điều lệ Đảng; trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thành lập, sát nhập, chia tách, giải thể các tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương; thảo luận và quyết định những vấn đề cần thiết khi có trên 1/3 số Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ Thành phố yêu cầu.

2.2. Thực trạng lãnh đạo của Thành uỷ Hà Nội đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng hiện nay

2.2.1. Ưu điểm

2.2.1.1. Ưu điểm về nội dung lãnh đạo cơng tác phịng, chống tham nhũng

Một là, Thành ủy Hà Nội thường xuyên xây dựng các nghị quyết, chương

trình hành động về cơng tác PCTN và quán triệt thực hiện

Bám sát các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị định của Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, trong thời gian qua, Thành ủy Hà Nội đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác PCTN, đồng thời tổ chức quán triệt, phổ biến thực hiện. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Nghị quyết Trung ương 5 khố XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố, Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 20/11/2006 về thực hiện nghị quyết Trung ương 3 khố X và Chương trình 09-CT/TU về đẩy mạnh đấu tranh PCTN, lãng phí giai đoạn 2011-2015; Chương trình 07-CTr/TU về nâng cao hiệu quả công tác PCTN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2020. Các tổ chức đảng trực thuộc đã tích cực chủ động xây dựng và triển

khai chương trình và kế hoạch thực hiện.

Thành uỷ đã tổ chức quán triệt triển khai nghiêm túc Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về Quy tắc ứng xử của cán bộ, cơng chức, việc chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; chỉ đạo UBND Thành phố ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thủ đô; các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc này, định kỳ khảo sát, lấy ý kiến của công dân, doanh nghiệp; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế; qua đó, việc thực hiện theo quy tắc ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, việc chức các địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cán bộ, cơng chức có tác phong, thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, hòa nhã hơn, mức độ hài lịng của cơng dân và doanh nghiệp tăng lên.

Thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ Chính trị về kê khai và kiểm sốt việc kê khai tài sản, Thành ủy đã ban hành Kế hoạch số 115-KH/TU, ngày 29/4/2014 và Quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ diện Thành uỷ quản lý; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 126/KH- UBND, ngày 08/7/2014 để triển khai thực hiện; chỉ đạo Thanh tra Thành phố kiểm tra việc triển khai thực hiện tại các đơn vị. Công tác kê khai tài sản thu nhập đã dần đi vào nề nếp, đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách; Thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định danh mục các vị trí cơng tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cán bộ, cơng chức, viên chức, từ năm 2012 đến nay Hà Nội đã có 1.863 cán bộ, cơng chức, viên chức được chuyển đổi vị trí cơng tác theo quy định [5,tr.5]; hầu hết cán bộ công chức, viên chức được chuyển đổi vị trí cơng tác đều hồn thành tốt nhiệm vụ

được giao, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Cơng tác bố trí, sử dụng cán bộ, được thực hiện cơng khai, dân chủ, phát huy năng lực, sở trường cán bộ, công chức, viên chức.

Hai là, Thành ủy Hà Nội thường xun lãnh đạo chính quyền cụ thể hóa,

thực hiện tốt cơng tác PCTN

Thành uỷ Hà Nội lãnh đạo chính quyền các cấp của Thành phố trong công tác PCTN đảm bảo với phương châm: Phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của các cấp uỷ đảng; nêu cao trách nhiệm quản lý, điều hành, thực thi của chính quyền các cấp; Đảng khơng làm thay chính quyền; UBND Thành phố tập trung vào việc xây dựng các cơ chế, chính sách, chế độ tiêu chuẩn trên địa bàn Thành phố. Xây dựng các hướng dẫn quy trình thực hiện cơng khai, minh bạch trong các cơ quan nhà nước; triển khai công tác CCHC; công tác kê khai tài sản đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản; triển khai công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật PCTN đó là những nhiệm vụ thiết yếu trong công tác PCTN của Thành phố; đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo công tác PCTN cho các đơn vị cấp dưới.

Thành uỷ chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ PCTN; đồng thời ban hành nhiều quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trên địa bàn Thành phố. Đến nay Thành phố đã và đang triển khai, thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp trong công tác PCTN như: Quyết định số 4272- QĐ/TU, ngày 24/3/2014 của Thành uỷ về “Quy định về quan hệ phối hợp cơng tác giữa Ban Nội chính Thành ủy với các cơ quan nội chính Thành phố và các quận, huyện, thị ủy trong lĩnh vực nội chính và PCTN”; Qui chế phối hợp giữa Ban Nội chính Thành ủy với MTTQ Việt Nam Thành phố, UBKT Thành ủy, Đảng ủy Công an Thành phố, Ban Cán sự đảng VKSND, TAND Thành phố trong cơng tác nội chính, PCTN và cơng tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; VKSND Thành phố đã chủ trì phối hợp

với 09 sở, ngành Thành phố ký kết Quy chế phối hợp trong việc cung cấp, trao đổi thông tin tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn Thành phố...

Ba là, Thành ủy Hà Nội thường xuyên lãnh đạo nâng cao chất lượng cơng

tác tổ chức, cán bộ; hồn thiện tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách PCTN

Ban Thường vụ Thành uỷ thực hiện và chỉ đạo Ban Cán sự đảng UBND Thành phố, các cấp uỷ trực thuộc thực hiện việc luân chuyển cán bộ giữa các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể để đào tạo, bồi dưỡng lựa chọn cán bộ chuyên trách làm công tác PCTN, công tác kiểm tra của Đảng, Thanh tra nhà nước các cấp có đủ năng lực, trình độ và bản lĩnh đáp ứng được yêu cầu, nâng cao chất lượng công tác PCTN; thường xuyên chỉ đạo kiện tồn tổ chức, bộ máy chính quyền theo hướng tinh gọn, xác định rõ trách nhiện của tập thể và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thành ủy hà nội lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay 1 118 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w