tố cáo của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Nguyên nhân
2.3.1.1. Nguyên nhân những kết quả đạt được
Một là, công tác chỉ đạo, lãnh đạo của UBND huyện Củ Chi ngày càng
tập trung và quyết liệt hơn trước, khi Chính phủ đã có nhiều chủ trương và biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại. Chủ tịch UBND cũng như lãnh đạo các cơ quan chuyên môn của UBND huyện Củ Chi thường xuyên xem xét và chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại. Trong các cuộc họp thường kỳ hàng tháng, cơ quan thanh tra thuộc UBND huyện Củ Chi báo cáo công tác này trước Thường trực UBND. Chủ tịch UBND đã chỉ đạo Thanh tra hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại và các cơ quan chun mơn hồn thiện cơ chế, chính sách, quy định trong các lĩnh vực QLNN nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại.
Hai là, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Củ Chi đã có
nhiều cố gắng, nỗ lực giải quyết được khối lượng lớn vụ việc khiếu nại mới phát sinh và nhiều vụ khiếu nại đông người, phức tạp, tồn đọng kéo dài. Một số cấp uỷ và chính quyền địa phương cấp xã thuộc UBND huyện Củ Chi đã chú trọng việc ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết KNTC và xây dựng kế hoạch thực hiện. Hầu hết các xã đều có kế hoạch phối hợp giải quyết các vụ việc khiếu nại bức xúc, phức tạp, tồn đọng kéo dài. Các đồng chí Chủ tịch UBND huyện và xã đều định kỳ tiếp công dân, trực tiếp chỉ đạo giải quyết những vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp. Thanh tra thuộc UBND có nhiều cố gắng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật KNTC tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại; trực tiếp thanh tra, kiến nghị Chủ tịch UBND huyện có ý kiến chỉ đạo giải quyết nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng kéo dài; đã tổ chức tiếp hàng chục
lượt công dân, nhiều đồn khiếu nại đơng người; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý kịp thời các các tình huống phát sinh.
Ba là, cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và
pháp luật về khiếu nại nói riêng theo Chương trình hành động quốc gia Phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho CB, Nhân dân ở xã, phường, thị trấn được quan tâm, đã tạo sự chuyển biến về nhận thức pháp luật khiếu nại từ cơ sở, giúp cán bộ và Nhân dân thực hiện quyền KNTC đúng quy định của pháp luật, giảm bớt tình trạng KNTC khơng có căn cứ, kéo dài, đơng người, vượt cấp. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra, giải quyết khiếu nại ngày càng được chú trọng hơn, số lượng cán bộ, công chức huyện được đào tạo nghiệp vụ thanh tra cơ bản tăng qua từng năm, chất lượng đào tạo từng bước được củng cố.
2.3.1.2. Nguyên nhân những hạn chế
Giải quyết khiếu nại tố cáo luôn được coi là hoạt động mang tính chất nhạy cảm vì nó có ảnh hưởng rất lớn tới quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, chủ thể thực hiện quyền KNTC. Trong quá trình triển khai áp dụng hoạt động này trên thực tiễn tại huyện Củ Chi nói riêng cũng như trên phạm vi cả nước nói chung cịn gặp phải nhiều thiếu sót, vướng mắc nhất định dẫn đến tồn tại, hạn chế trong quá trình giải quyết KNTC. Những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này gồm có:
Thứ nhất, bất cập trong quy định pháp luật hiện hành về khiếu nại tố cáo
Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2012 là cơ sở pháp lý quan trọng của hoạt động giải quyết KNTC, so với luật cũ đã có nhiều điểm mới phù hợp với thực tiễn, góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết KNTC. Tuy nhiên trong quá trình triển khai áp dụng vẫn thể hiện những thiếu sót bất cập
là nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giải quyết KNTC trên thực tế đó là:
- Người có thẩm quyền giải quyết khơng trực tiếp xác minh.
Theo quy định tại Điều 17, Điều 18 Luật Khiếu nại; Điều 13 Luật Tố cáo hiện hành thì người có thẩm quyền giải quyết KNTC có thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn; riêng giải quyết khiếu nại còn giao cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ do mình quản lý trực tiếp. Đồng thời theo quy định tại điều 25 Luật khiếu nại 2011 thì Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền: “Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao” [35]; Điều 5 Luật thanh tra 2010: “Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết KNTC và phòng, chống tham nhũng” [37].
Như vậy, nếu đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành thì hiện nay đang diễn ra tình trạng người có thẩm quyền lại khơng xác minh mà giao cho cán bộ của mình thực hiện rồi báo cáo và tham mưu quyết định, kết luận, trong đó có 02 hướng nếu người giải quyết và người xác minh cùng quan điểm và ngược lại là khác quan điểm, trong đó người có thẩm quyền quyết định thì khơng trực tiếp xác minh mà chỉ căn cứ vào bản báo cáo nên có thể hiểu đúng sẽ đưa ra quyết định, kết luận giải quyết có thể đúng hoặc hiểu sai vấn đề sẽ kết luận, quyết định giải quyết sai; trong số đó khơng ít trường hợp mặc dù cùng hiểu bản chất vụ việc nhưng do quan điểm khác nhau dẫn đến người xác minh kết luận một “đường” thì người có thẩm quyền giải quyết kết luận một “nẻo”, dẫn đến kết quả cuối cùng là giải quyết sai lệch bản chất
vụ việc và trái pháp luật gây thiệt hại lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người cơ quan, tổ chức, cá nhân. Những yếu tố trên dẫn đến tái khiếu, tái tố, đơn thư tràn lan, tản mạn, không tập trung và vượt cấp, kéo dài.
- Thẩm quyền giải quyết KNTC mang tính nội bộ.
Đối với giải quyết khiếu nại: Theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Luật Khiếu nại 2011: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và Thủ trưởng các phòng, ban thuộc huyện phải giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cấp, ngành đó và giải quyết lần 2 đối với cấp dưới trực tiếp do mình quản lý, bổ nhiệm trực tiếp [35].
Về thẩm quyền giải quyết tố cáo cũng tương tự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thủ trưởng các phòng, ban ngành phải giải quyết nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc thủ trưởng đó quản lý, bổ nhiệm trực tiếp và giải quyết khiếu nại đối với kết luận tố cáo của cấp dưới do Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện hoặc thủ trưởng đó quản lý, bổ nhiệm đã giải quyết nhưng người tố cáo khơng đồng ý và cịn tố cáo tiếp hoặc tố cáo quá thời hạn không được cấp dưới giải quyết.
Việc quy định này để giải quyết ngay trong nội bộ cơ quan, tổ chức tự xem xét lại việc làm, hoạt động cơng vụ của chính nội bộ đó hoặc của cấp dưới do cơ quan, tổ chức đó quản lý trong hoạt động nhiệm vụ, cơng vụ, phương thức giải quyết này có ưu điểm nổi bật là góp phần tạo điều kiện cho nội bộ tự xem xét lại văn bản hành chính, hành vi hành chính, việc làm trong cơng vụ, nhiệm vụ của mình, của cán bộ do mình quản lý, bổ nhiệm nếu đúng thì trả lời
để người KNTC biết, nếu sai thì xử lý, điều chỉnh, khắc phục, sửa sai (nếu có), nhưng nhược điểm lớn nhất là: Việc giải quyết thiếu tính chuyên nghiệp dẫn đến quyết định, kết luận, ra văn bản oan sai do khơng có chun mơn, chun mơn yếu kém; Quyết định, kết luận bị sửa đi sửa lại nhiều lần do khơng đảm
bảo về tính khách quan; Các quyết định, kết luận giải quyết KNTC khó đảm bảo thi hành đúng trên thực tế bởi tâm lý nể nang, bao che, giúp đỡ.
Điều này là một trong những nguyên nhân rất lớn gây ảnh hưởng tới hoạt động giải quyết KNTC và việc triển khai thực thi các quyết định, kết luận giải quyết KNTC trên thực tế.
- Về thời hạn giải quyết khiếu nại tố cáo quy định tại Điều 28 Luật
Khiếu nại 2011 và Điều 21 Luật Tố cáo 2011 thiếu phù hợp với đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết KNTC còn mỏng với năng lực, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng còn hạn chế đã dẫn đến một lượng không nhỏ các đơn thư KNTC bị tồn đọng, không được giải quyết đúng thời hạn.
- Về vấn đề đình chỉ giải quyết khiếu nại. Theo quy định tại Điều 19 Luật
Kkhiếu nại 2011 về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại: “Người giải quyết khiếu
nại ban hành quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại trong trường hợp người khiếu nại rút khiếu nại” [35]. Điều đó có nghĩa, Luật Khiếu nại hiện nay
chỉ quy định duy nhất trường hợp đình chỉ giải quyết khiếu nại khi người khiếu nại rút đơn khiếu nại. Tuy nhiên trên thực tế đã phát sinh nhiều các trường hợp cần phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết khiếu nại như: người khiếu nại là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ chưa hoặc không được thừa kế; cơ quan, tổ chức, cá nhân đã giải thể mà chưa có hoặc khơng có cơ quan, tổ chức, cá nhân thừa kế quyền và nghĩa vụ tham gia vụ việc khiếu nại; người khiếu nại đã được triệu tập quá lần thứ ba mà vẫn vắng mặt khơng có lý do chính đáng, người khiếu nại bị mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định
được người đại diện theo pháp luật… Điều này gây khó khăn cho người có thẩm quyền giải quyết trong việc xem xét giải quyết tiếp hoặc tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết KNTC.
- Về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật: Mục 4 Chương III Luật Khiếu nại và Chương IV Nghị định số 75/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại đã có quy định về thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng còn thiếu các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thi hành. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính khả thi của việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại không cao.
- Về tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ: Pháp luật tố cáo không quy định cụ thể đối với xử lý đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ, nếu như đơn có nội dung rõ ràng, người tố cáo đã cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu hoặc các bằng chứng khác được kiểm chứng xác thực thì cơ quan có thẩm quyền có thể thụ lý để giải quyết nhằm bảo vệ lợi ích cơng bằng và đáp ứng yêu cầu phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật. Trên thực tế nhiều vụ việc tố cáo không rõ họ, tên địa chỉ, bút tích của người tố cáo vẫn được một số cơ quan xem xét, giải quyết hoặc một số trường hợp thì khơng xem xét. Thực tiễn trên gây ra sự thiếu thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật.
Ngồi ra, chính sách pháp luật thường xun có sự thay đổi, thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn và khơng tương thích về thời hiệu, trình tự thủ tục giải quyết với pháp luật về KNTC, tình trạng khiếu nại khơng có điểm dừng, khơng rõ trách nhiệm cuối cùng thuộc về cơ quan nào làm cho các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều lúng túng trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết khiếu nại và thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại
Thứ hai, bất cập về cơ chế tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết KNTC
Thực tiễn công tác quản lý nhà nước cho thấy sự một sự bất cập cũng chính là nguyên nhân gây ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giải quyết KNTC trên địa bàn huyện những năm qua đó là sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan, giữa cấp trên và cấp dưới, hoặc giữa cấp ủy và chính quyền với các đồn thể, tổ chức chính trị -xã hội ở một số nơi trong quá trình giải quyết KNTC cịn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, có những vụ việc thì ý kiến, quan điểm khác nhau, hoặc khi thanh tra, kiểm tra để xem xét, giải quyết thiếu sự phối hợp trao đổi để thống nhất, kết luận cịn chung chung; cơng tác quản lý,
nắm bắt tình hình cơ sở cịn yếu, chính vì vậy mà khi phát sinh các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, các cơ quan chưa kịp thời có được các giải pháp phối hợp, huy động vai trò của các cơ quan liên quan để kịp thời giải quyết.
Trong công tác quản lý nhà nước nhiều cán bộ thực sự là “công bộc” của dân và ngược lại khơng ít cán bộ cịn quan liêu, hách dịch, cửa quyền gây bức xúc cho người dân, dẫn đến KNTC; có cán bộ vơ tình làm sai nhưng khơng sửa ngay từ cơ sở, ngại trách nhiệm, muốn lấn át, đổ lỗi cho dân. Vì vậy, dân phải vượt cấp, khiến sai ít thành sai nhiều, càng làm càng sai”, “dân khiếu kiện phần nhiều là do cán bộ” và đây là mặt yếu kém của một bộ phận cán bộ đã tạo thành “bước đệm” để người dân bức xúc, lợi dụng mà khiếu kiện.
Thêm vào đó, nhiều cơng dân khi có đơn thư thường gửi tới nhiều cơ quan cùng một lúc, các cơ quan Đảng, các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện cũng thường xuyên tiếp nhận các đơn thư của công dân, điều này làm nảy sinh tình trạng khi nhận được đơn thư KNTC nhiều cơ quan chuyển vòng vo, dẫn đến nhiều đơn thư của người khiếu kiện không được cấp nào, cơ quan nào giải quyết kịp thời, thậm chí khơng xử lý làm cho đơn
KNTC gửi vượt cấp và tính chất phức tạp thêm nhiều.
Bên cạnh đó, theo Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo thì người có thẩm quyền giải quyết có thể giao cho cơ quan chuyên môn trực thuộc (ở đây thường là khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực quản lý của bộ phận nào thì bộ phận đó tham mưu), quy định như vậy có thể nhằm sát với chun mơn, chun ngành nhưng trên thực tế khơng loại trừ được tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi cịi” do tính bảo thủ, nội bộ, tiêu cực khác, bên cạnh đó là năng lực của cán bộ tham mưu, chẳng hạn nhiều vụ việc khi tiếp nhận đơn thư KNTC thì Thủ trưởng cơ quan chỉ đạo chuyển về Phịng chun mơn trực thuộc, Trưởng phịng giao cho Phó phịng phụ trách lĩnh vực, tiếp đến Phó phịng này giao cho cán bộ chun mơn trực tiếp xác minh rồi báo cáo, tham mưu trở lại theo từng “phân cấp” được giao đến Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thực tế thì những cán
bộ này chỉ quan tâm đến nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực mình mà ít hoặc không quan tâm đến trách nhiệm giải quyết KNTC và khơng ít vụ việc do cán bộ khơng có chun mơn luật, khơng có chun mơn về lĩnh vực bị khiếu kiện, thậm chí có chun mơn luật, chuyên môn ngành, lĩnh vực nhưng nhiều