Biểu đồ 2.12 : Nguyên nhân của những hạn chế trong sinh hoạt chi bộ
1.2. Khái niệm chất lượng sinh hoạt chi bộ và tiêu chí đánh giá chất
lượng sinh hoạt chi bộ
1.2.1. Khái niệm chất lượng sinh hoạt chi bộ
Để hiểu rõ khái niệm chất lượng SHCB cần thiết phải nghiên cứu khái niệm về chất lượng nói chung. Chất lượng là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Mỗi một sự vật, hiện tượng là sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng quy định bản chất, sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Theo Từ điển tiếng Việt, chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”.
Chất lượng sinh hoạt chi bộ là tổng hợp những đặc điểm, tính chất và hoạt động thể hiện năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một tổ chức đảng, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao trong từng thời kỳ cách mạng. Chất lượng sinh hoạt chi bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các quyết định chính trị của các tổ chức đảng, đến chương trình hành động của đảng viên, đến việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của chi bộ. Sinh hoạt chi bộ có chất lượng sẽ làm cho đường lối, chính sách của Đảng được quán triệt, nhiệm vụ của chi bộ được triển khai, trí tuệ và trách
nhiệm của đảng viên được nâng cao, kỷ luật của Đảng được tăng cường, mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng được củng cố và phát triển.
Chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chi bộ. Sinh hoạt chi bộ có chất lượng mới đảm bảo được vai trị lãnh đạo chính trị của chi bộ, đối với việc tổ chức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng tham gia vào quá trình xây dựng và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Từ những cách tiếp cận trên, có thể hiểu khái niệm chất lượng SHCB là: Chất lượng SHCB là tổng hợp những giá trị được tạo nên bởi trình độ trí
tuệ, dân chủ, ý thức trách nhiệm, tính chiến đấu của chi uỷ, chi bộ, đảng viên thơng qua thực hiện các nội dung, hình thức, tính chất, quy trình, chế độ và nguyên tắc sinh hoạt phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của chi bộ, được đánh giá bằng sự thống nhất cao về ý chí và hành động, phản ánh ở phẩm chất, năng lực của đảng viên và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ thể hiện ở kết quả lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương và xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ
Tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ là những dấu hiệu, những tính chất để dựa vào đó mà nhận biết và đánh giá được chất lượng sinh hoạt đáp ứng được những yêu cầu mục tiêu phát triển của tổ chức đảng.
Đánh giá chất lượng SHCB phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
1.2.2.1. Tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt chi bộ
Số lượng đảng viên tham gia sinh hoạt đầy đủ là dấu hiệu không chỉ cho thấy ý thức tổ chức, kỷ luật, tính tích cực, tự giác của đảng viên mà còn thể hiện sự vững mạnh của tổ chức, sự nền nếp trong sinh hoạt của chi bộ. Những chi bộ có đơng đảng viên thường xun tham gia sinh hoạt, đảng viên tích cực đóng góp ý kiến có chất lượng, có tinh thần xây dựng thì nhất định tổ chức đảng đó sẽ
có được những quyết định đúng đắn, có tính khả thi cao hơn là những chi bộ, đảng bộ có ít đảng viên tham gia, sinh hoạt chuệch choạc, thiếu tích cực, tự giác.
Một chi bộ trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên có ý thức tổ chức kỷ luật, thể hiện tính chiến đấu cao, dân chủ, đồn kết, thống nhất… thì cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trị, trách nhiệm, phẩm chất, năng lực của mình trong sinh hoạt, đảm bảo chất lượng SHCB. Ngược lại, chi bộ đảng mà tổ chức lỏng lẻo, ý thức tổ chức kỷ luật của đảng viên kém, thiếu dân chủ, mất đồn kết... sẽ tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm của đảng viên, phẩm chất, năng lực của đảng viên khơng có mơi trường thuận lợi để phát huy, do đó cũng sẽ có ảnh hưởng xấu đến chất lượng sinh hoạt.
1.2.2.2. Cơng tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ
Việc nắm vững và thực hiện có hiệu quả u cầu của q trình chuẩn bị và tiến hành SHCB của các thành phần tham gia SHCB, nhất là công tác chuẩn bị nội dung sinh của cấp uỷ, bí thư, phó bí thư.
Đối với chi uỷ, bí thư, phó bí thư: Nội dung sinh hoạt do cấp uỷ đề xuất, có sự chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên trực tiếp. Quá trình chuẩn bị dự thảo nội dung sinh hoạt phải phát huy được trách nhiệm của cấp uỷ, đảng viên và các tổ chức quần chúng. Việc tổ chức tiến hành SHCB, điều khiển hội nghị của bí thư (phó bí thư) trên các vấn đề: Trình bày nội dung đã chuẩn bị, phương pháp điều khiển hội nghị, kết luận hội nghị phải đảm bảo đúng nguyên tắc sinh hoạt Đảng.
Việc lựa chọn nội dung sinh hoạt phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đơn vị sự chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên, nhất là cấp trên trực tiếp. Phải xác định được các chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng và trúng, tránh việc ra nghị quyết chung chung, không sát thực tế, không đầy đủ, thiếu cụ thể. Kiểu nghị quyết như vậy khơng sai, nhưng ít hiệu lực, rất khó kiểm tra kết quả và làm rõ trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.
Đối với đảng viên, trách nhiệm đối với việc chuẩn bị và tiến hành SHCB được thể hiện ra trong việc tự phê bình và phê bình, đánh giá ưu khuyết điểm, phân biệt rõ đúng sai. Những vấn đề thuộc về quan điểm, nguyên tắc, những biểu hiện, hành vi vi phạm nghị quyết của Đảng, những biểu hiện thiếu trách nhiệm, thiếu gương mẫu, vi phạm nguyên tắc của Đảng cần phải được xác định và chỉ rõ những biện pháp sửa chữa, khắc phục. Tích cực đề xuất những chủ trương, biện pháp lãnh đạo để cán bộ thảo luận ra nghị quyết...
1.2.2.3. Tổ chức sinh hoạt chi bộ
Sinh hoạt chi bộ thực chất cũng là quá trình hoạt động nhận thức và tổ chức thực tiễn, đó là hoạt động mang tính khoa học. Hiệu quả của cuộc sinh hoạt phụ thuộc vào việc thực hiện qui trình sinh hoạt có bài bản, khoa học hay không. Cho nên các cấp uỷ cần nắm vững và thực hiện đúng qui trình sinh hoạt chi bộ mới đảm bảo chất lượng sinh hoạt.
Thời điểm sinh hoạt chi bộ phải đúng quy định của cấp ủy có thẩm quyền, đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và điều lệ đảng. Đảm bảo cho sự thống nhất của toàn đảng bộ trong sinh hoạt đảng. Trừ những trường hợp đột xuất, yêu cầu giải quyết nhiệm vụ trước mắt, phải xin ý kiến cấp ủy cấp trên để tổ chức sinh hoạt chi bộ.
Kiểm tra con số đảng viên sinh hoạt khơng chỉ nhằm duy trì số lượng đảng viên thường xuyên sinh hoạt mà còn tác động trực tiếp đến ý thức chấp hành nguyên tắc tổ chức và kỷ luật của Đảng, đảm bảo đảng viên tham gia đầy đủ vào tổ chức và hoạt động lãnh đạo của tổ chức đảng. Ghi biên bản cuộc sinh hoạt là địi hỏi có tính ngun tắc, vì biên bản là cơ sở pháp lý phản ánh mọi hoạt động của sinh hoạt chi bộ, là cơ sở để cấp trên kiểm tra nắm bắt tình hình và chất lượng sinh hoạt.
Điều hành sinh hoạt là chức năng nhiệm vụ của cấp ủy và người chủ trì là đồng chí bí thư chi bộ. Chất lượng sinh hoạt chi bộ phụ thuộc rất lớn vào
năng lực, phẩm chất, cách thức làm việc của người chủ trì. Người chủ trì có phẩm chất, năng lực là người biết nêu vấn đề, gợi mở, khuyến khích để đảng viên tham gia thảo luận, có kỹ năng và nghệ thuật xử lý các tình huống phức tạp, có tư duy khái quát, biết tổng hợp các ý kiến, kết luận vấn đề một cách chủ động, quyết đốn thì chất lượng cuộc họp tăng lên rất nhiều. Điều đó cho thấy, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn đội ngũ cấp ủy và người bí thư chi bộ có ý nghĩa quan trọng như thế nào.
1.2.2.4. Thực hiện nguyên tắc tổ chức sinh hoạt chi bộ
Sinh hoạt đảng là nơi thể hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt cơ bản của Đảng, như nguyên tắc tập trung, dân chủ; tự phê bình và phê bình... Việc thực hiện hay khơng thực hiện, thực hiện đúng hay không đúng là điều kiện quan trọng để xem xét chất lượng sinh hoạt. Những chi bộ yếu kém, cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thối về tư tưởng, đạo đức, lối sống... thì nguyên nhân trực tiếp là thực hiện chưa tốt, chưa nghiêm các nguyên tắc về tổ chức và sinh hoạt đảng. Ngược lại, những chi bộ vững mạnh là những đơn vị trong các hoạt động nói chung và sinh hoạt đảng nói riêng quán triệt và thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt.
1.2.2.5. Kết quả lãnh đạo thực hiện kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ
Hiệu lực của SHCB đối với việc xây dựng chi bộ, quản lý giáo dục, rèn luyện đảng viên và xây dựng địa phương vững mạnh ở mức độ nào, kết quả đến đâu. Suy cho cùng chất lượng của hoạt động lãnh đạo chỉ được biểu hiện đầy đủ nhất trong thực tiễn, vì thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Sự thống nhất giữa lời nói và việc làm của mỗi đảng viên trong thực hiện nghị quyết của chi bộ, việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi đảng viên. Việc tuyên truyền, vận dộng, tổ chức quần chúng, nhân dân thực hiện nghị quyết, thái độ, trách nhiệm, tâm tư nguyện vọng của quần chúng trong tiếp nhận nghị
quyết của chi bộ: đồng tình hay phản đối. Phong trào hành động cách mạng của quần chúng trong thực hiện nghị quyết của chi bộ. Bầu khơng khí tâm lý, tinh thần đồn kết, dân chủ trong các tầng lớp nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung do SHCB quyết nghị... Hoạt động của cấp uỷ (bí thư, phó bí thư) trong tổ chức thực hiện các nội dung do chi bộ quyết nghị. Việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cấp uỷ viên; quan hệ giữa bí thư và các cấp uỷ viên trong tổ chức thực hiện nghị quyết, trong mọi hoạt động của địa phương; tổ chức quán triệt cho các tổ chức quần chúng, nhân dân, các đoàn thể chính trị xã hội theo nhiệm vụ, chức trách, tiến hành cụ thể hoá nội dung SHCB thành các chương trình hành động của từng lực lượng.
Đánh giá chất lượng sinh hoạt cần phải phân tích đầy đủ các mặt nêu trên. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thể hiện ở kết quả tồn diện, tổng hợp của các tiêu chí trên, đó là sinh hoạt chi bộ góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng; nội bộ Đảng được xây dựng trong sạch, vững mạnh; cán bộ, đảng viên có điều kiện để trưởng thành và phát huy khả năng của mình; tổ chức đảng thực hiện tốt vai trị hạt nhân chính trị ở cơ sở và được quần chúng nhân dân tín nhiệm...
Những tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ đồng thời cũng là sự thể hiện những yêu cầu cần phải làm để đảm bảo sinh hoạt chi bộ đạt chất lượng cao, do vậy, sinh hoạt chi bộ có chất lượng phải đảm bảo được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu cao.
Tiểu kết chương 1
Sinh hoạt chi bộ là hoạt động thường xun có vai trị tác dụng to lớn đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và tiến hành công tác xây dựng nội bộ của Đảng ở cơ sở, bảo đảm cho tổ chức đảng và mỗi đảng
viên phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng và sức chiến đấu của đội ngũ đảng viên và là một trong những biện pháp cơ bản nhằm xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Sinh hoạt chi bộ giữ vị trí quan trọng để tiến hành xây dựng nội bộ Đảng và là diễn đàn dân chủ nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của đảng viên, xây dựng chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Do vậy, chất lượng sinh hoạt của chi bộ là một trong những yếu tố quyết định sức sống, sự tồn tại, phát triển của Đảng. Không tổ chức sinh hoạt chi bộ hoặc tổ chức sinh hoạt chi bộ nhưng chất lượng sinh hoạt thấp thì chi bộ khơng thể hồn thành nhiệm vụ. Thực tiễn cho thấy, những chi bộ trong sạch vững mạnh là những chi bộ đã duy trì nề nếp sinh hoạt đều đặn, có chất lượng, đúng quy định với nội dung và hình thức sinh hoạt phong phú, thiết thực...
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ THÔN, TỔ DÂN PHỐ Ở ĐẢNG BỘ HUYỆN QUẾ VÕ,
TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY