thức sinh hoạt. Tuy nhiên, chất lượng sinh hoạt chi bộ thơn, tổ dân phố ở huyện Quế Võ vẫn cịn những hạn chế nhất định.
Kết quả khảo sát về hạn chế, tồn tại trong sinh hoạt chi bộ thôn, tổ dân phố được thể hiện bằng Biểu đồ 2.11 dưới đây:
Biểu đồ 2.11: Những hạn chế, tồn tại trong sinh hoạt chi bộ hoạt chi bộ
Có 530 đảng viên được hỏi (chiếm 88,3%) chiếm tỷ lệ cao nhất, cho rằng hạn chế trong sinh hoạt chi bộ thôn, tổ dân phố là kết quả lãnh đạo thực
hiện kết luận, nghị quyết của chi bộ cịn thấp. Có 418 đảng viên được hỏi
(chiếm 69,7%) chiếm tỷ lệ thấp nhất, cho rằng hạn chế trong sinh hoạt chi bộ thôn, tổ dân phố là công tác chuẩn bị sinh hoạt sơ sài, bị xem nhẹ, chưa chu đáo.
2.3.1.1. Những hạn chế về tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt chi bộ
Đảng viên của chi bộ thôn, tổ dân phố ở Quế Võ đa dạng về độ tuổi và trình độ nhận thức. Đảng viên cao tuổi chủ yếu là cán bộ hưu trí nhà nước, cịn đảng viên trẻ là lực lượng lao động làm nông nghiệp và các nghề (thợ xây dựng, thợ mộc, buôn bán nhỏ...) ở thị trấn, thôn làng. Nhiều đảng viên đi làm xa (theo cơng trình xây dựng, bn bán) ít có điều kiện ở nhà tham gia SHCB không thường xuyên, việc nắm bắt tình hình trong chi bộ, ở từng khu dân cư ở địa phương khơng vững. Đặc điểm này gây khó khăn trong cơng tác SHCB và nâng cao chất lượng SHCB hàng tháng theo quy định của Điều lệ Đảng.
Thực tế các đối tượng đang trong độ tuổi lao động đều ra thành phố kiếm việc làm, còn lại đa số là người già và trẻ nhỏ nên các chi bộ nông thôn thường gặp phải những khó khăn như đảng viên cao tuổi chiếm tỷ lệ cao, đây là những người không cịn tham gia cơng tác, đã nghỉ hưu và thường chỉ quan tâm đến các vấn đề vĩ mơ như các chính sách lớn của Nhà nước, các chuyện “quốc gia đại sự”,... nhưng lại thiếu quan tâm đến chuyện phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh, trật tự, phát triển văn hóa... của làng mình, xóm mình. Trong khi đó, các đảng viên trẻ tuổi số lượng đã ít lại có xu hướng khơng phát biểu.
Đây cũng là tình trạng chung trong sinh hoạt chi bộ ở nông thôn hiện nay, vấn đề đáng quan tâm là sinh hoạt của đảng viên đi làm xa quê. Ở một số nơi, đã có những trường hợp bị xóa tên do quá thời hạn lâu ngày so với giấy chuyển sinh hoạt tạm thời mà khơng có thơng tin với chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt chính thức. Tình trạng đảng viên nông thôn đi làm xa quê, vắng mặt trong sinh hoạt chi bộ đã ảnh hưởng tới chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhất là việc ra nghị quyết và thực hiện nghị quyết tại cơ sở. Tình trạng này cịn gây trở ngại, lúng túng trong việc tổ chức đại hội chi bộ, phân tích, đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm.
2.3.1.2. Những hạn chế trong công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ
Việc chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ, đa số cấp ủy đều bàn bạc thống nhất nội dung sinh hoạt, nhưng số nội dung được chuẩn bị tốt chỉ chiếm khoảng 50%, nơi tốt nhất chỉ 65%, như việc lựa chọn nội dung sinh hoạt chưa sát thực tế, chưa cụ thể, thiết thực, cịn mang tính máy móc, thiếu chủ động, chưa nhạy bén với những vấn đề thực tiễn đặt ra. Do nội dung chưa được chuẩn bị tốt nên trong sinh hoạt nhiều chi bộ thảo luận khơng tập trung, khó khăn cho việc kết luận và ra nghị quyết của chi bộ. Có trường hợp lấy nội dung cuả chính quyền thay cho sinh hoạt chi bộ. Việc thiết lập hồ sơ sinh hoạt chưa đầy đủ. Việc ghi biên bản của khơng ít kỳ sinh hoạt cịn sơ sài, không thể hiện rõ diễn biến cũng như những ý kiến thảo luận của đảng viên. Thậm chí có chi bộ biên bản cả cuộc sinh hoạt chỉ ghi 3-4 dịng. Nhiều chi bộ khơng thơng qua biên bản cuối cuộc họp. Một số nội dung về thể thức văn bản chưa được chú ý, như chưa ghi các ý kiến đồng ý, không đồng ý trong thảo luận, vấn đề cần biểu quyết, ngày tháng diễn ra cuộc họp, số biên bản, số đảng viên có mặt, vắng mặt, chữ ký của chủ tọa, thư ký… Đa số các chi bộ không ghi nội dung sinh hoạt chi ủy.
2.3.1.3. Những hạn chế trong tổ chức sinh hoạt chi bộ
Việc sinh hoạt định kỳ ở một số chi bộ chất lượng chưa cao, nội dung còn đơn điệu, cứng nhắc, thiếu tính hấp dẫn hoặc thiên về nhiệm vụ chính quyền là chính; sinh hoạt chun đề cịn ít; lựa chọn nội dung sinh hoạt cịn nhiều lúng túng, chưa sát thực tiễn; nhiều đồng chí bí thư chi bộ chưa nắm chắc quy trình, phương pháp, nội dung, nguyên tắc SHCB; khả năng duy trì, điều hành sinh hoạt còn yếu. Trong sinh hoạt, một số đảng viên ý thức trách nhiệm chưa cao, đa số đảng viên dự sinh hoạt không mang theo sổ ghi chép sinh hoạt. Số ý kiến phát biểu mang tính phản ánh là nhiều, chưa có nhiều ý kiến mang tính “hiến kế” các giải pháp để tổ chức thực hiện. Công tác kiểm
tra, giám sát và phân công nhiệm vụ cho đảng viên ở một số chi bộ cịn hình thức, thậm chí nhiều chi bộ thơn, làng cịn khơng phân cơng nhiệm vụ cho đảng viên. Cá biệt có chi bộ nhiều tháng khơng sinh hoạt, sinh hoạt không đúng thời gian quy định của Huyện uỷ.
Về thực hiện các qui định, qui trình sinh hoạt chi bộ cịn nhiều mặt hạn chế, thiếu sót. Kết quả điều tra thì tỷ lệ các chi bộ đảm bảo sinh hoạt khá cao, nhưng thực tế kiểm tra sổ ghi biên bản sinh hoạt ở một số chi bộ cho thấy, chỉ có khoảng 65% số chi bộ duy trì sinh hoạt đều hàng tháng, cịn tới 35% số chi bộ khơng đảm bảo sinh hoạt đủ các kỳ trong năm.
Năng lực tổ chức điều hành SHCB ở một số chi uỷ còn hạn chế. Cịn có biểu hiện chủ quan, đơn giản trong chấp hành nguyên tắc sinh hoạt đảng, cho rằng mình đã là đảng viên, cán bộ có kinh nghiệm cơng tác, vì thế khơng chịu nghiên cứu học tập rút kinh nghiệm để nâng cao năng lực điều hành SHCB. Vẫn cịn có hiện tượng tổ chức SHCB quá dài, lan man, thiếu tập trung, thiếu nghiêm túc. Ngược lại, ở một số chi bộ thì lại q ngắn mang tính chiếu lệ, hình thức, đối phó. Việc chuẩn bị nội dung sinh hoạt sơ sài, đơn giản.
Việc ghi chép biên bản, nghị quyết sinh hoạt chi bộ cũng không được thực hiện nghiêm túc, nội dung ghi chép, biên bản chưa thể hiện đầy đủ các ý kiến đóng góp của đảng viên. Ý kiến của chủ tọa sau khi thảo luận từng nhóm vấn đề hoặc kết luận tất cả các nội dung ở cuối buổi họp, chưa được ghi chép, tổng hợp kịp thời…
2.3.1.4. Những hạn chế trong thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng
Ở một số chi bộ việc chấp hành nguyên tắc trong sinh hoạt đảng chưa thật chặt chẽ nghiêm túc, làm cho hiệu lực của một số nội dung sinh hoạt khơng cao. Đó là những biểu hiện, lời nói khơng đi đơi với việc làm. Trong SHCB thì nhất trí, nhưng đến khi thực hiện lại làm khơng theo nghị quyết. Đánh giá về vấn đề này, Báo cáo chính trị của Huyện uỷ trình tại Đại hội đại
biểu Đảng bộ huyện Quế Võ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, chỉ rõ: “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn bộc lộ hạn chế, yếu kém; một bộ phận cán bộ, đảng viên còn thiếu tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao”. Báo cáo của Huyện uỷ Quế Võ về sơ kết thực hiện Chỉ thị số 10-CT/BBTTW, ngày 30/3/2007 của BBT Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Chất lượng xây dựng chi bộ chưa đều, một số chi bộ chuyển biến chậm; tính chiến đấu trong sinh hoạt chưa cao. Khi có khuyết điểm thì ngại đấu tranh phê bình, do vậy, chưa khắc phục triệt để hiện tượng vi phạm kỷ luật. Trách nhiệm của đảng viên trong tham gia đóng góp vào nghị quyết cịn hạn chế. Tính chiến đấu trong SHCB có lúc cịn hạn chế, còn biểu hiện hữu khuynh, né tránh, ngại va chạm”.
Một số chi ủy còn chưa thực sự phát huy dân chủ trong quá trình tổ chức sinh hoạt chi bộ, thể hiện ở việc xác định nội dung sinh hoạt còn giản đơn, tùy tiện, ít trao đổi, bàn bạc trong chi ủy. Cá biệt có chi ủy do chưa phát huy dân chủ, bí thư độc đốn, gia trưởng nên dẫn đến tình trạng mất đồn kết nội bộ sâu sắc. Việc phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng ở một số chi bộ chưa thực hiện tốt, còn hiện tượng triển khai nội dung sinh hoạt chưa được bàn bạc, thống nhất trong chi ủy; khi sinh hoạt chi bộ ít thảo luận, thảo luận thiếu tập trung, qua loa, đại khái nên tính chất lãnh đạo của các quyết định không cao.
Thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ của các chi bộ thơn, tổ dân phố nhìn chung còn nhiều hạn chế, bất cập. Mặc dù, về nhận thức, mọi tổ chức đảng và đảng viên đều thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc, thấy được tính chất nguy hại của việc vi phạm các nguyên tắc sinh hoạt đảng, nhưng không phải mọi tổ chức và đảng viên đều thực hiện tốt những nguyên tắc này. Ở một số chi bộ, trong sinh hoạt thường thường thấy khơng khí “êm ả”, ơn hịa dễ chịu, hình như nội bộ khơng
có “vấn đề” gì gay cấn, phức tạp, mọi người thường im lặng. Trong sinh hoạt của những chi bộ đó thường né tránh những vụ việc phức tạp, hoặc xuê xoa, dễ dãi bỏ qua cho nhau, đảng viên thường có thái độ “thứ nhất ngồi lì, thứ nhì im lặng”, tính chiến đấu thấp. Lại có trường hợp tự phê bình và phê bình biến thành những cuộc cãi vã, căng thẳng, truy sát nhau; chỉ chăm chăm tìm khuyết điểm người khác để phê bình mà khơng thấy khuyết điểm của mình, hễ ai đụng đến mình thì giãy nảy, tìm cách phản cơng. Nhiều trường hợp hoạt động tự phê bình và phê bình chưa xuất phát đầy đủ từ tình hình và nhiệm vụ để đề ra u cầu cho chính xác. Có người ln tìm đối tượng bên ngồi để phê phán, dường như chỉ có nơi khác, người khác, cấp trên mới mắc khuyết điểm, mà chưa đi vào những nội dung chủ yếu, trọng tâm, thuộc phạm vi trách nhiệm của chi bộ mình và bản thân để phê bình. Trong sinh hoạt đảng chưa thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm của tổ chức và cá nhân; chưa làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân đảng viên trong đấu tranh phê và tự phê, chủ động phát hiện và đấu tranh chống tiêu cực; chưa có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người dũng cảm dám đấu tranh chống tiêu cực, để có tình trạng người đúng khơng được bảo vệ, người sai khơng bị phê phán, khơng dám đấu tranh, thậm chí có trường hợp cịn bao biện, che đậy cho những sai lầm, khuyết điểm của người khác; chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của đảng viên và tổ chức đảng trong việc thực hiện ngun tắc đảng. Trong sinh hoạt cịn tình trạng nể nang ngại đấu tranh, cấp dưới khơng dám nói thẳng, khơng dám đấu tranh khi cấp trên sai, cấp trên nể nang cấp dưới, sợ phê bình, xử lý cấp dưới sẽ “giảm uy tín” và bị “mất điểm” trong bầu bán.
Nhiều cấp ủy chưa chủ động chỉ đạo thực hiện tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Một số nơi buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đảng viên và nhân dân còn yếu. Tự phê bình và phê bình chưa nắm chắc phương châm, phương pháp đúng
đắn nên cịn có thái độ thiếu đúng đắn. Tự phê bình và phê bình chưa nhằm mục đích giúp cho nhau phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để không ngừng tiến bộ, mà ngược lại lợi dụng phê bình để hạ bệ, thanh trừng lẫn nhau, bới móc, gây mất đồn kết nội bộ, sau khi phê bình chưa tìm biện pháp tổ chức để bảo đảm việc sửa chữa khuyết điểm. Đó là nguyên nhân làm cho một số tổ chức đảng mất tính chiến đấu, suy giảm năng lực lãnh đạo.
Vẫn cịn có những biểu hiện giản đơn trong sinh hoạt như ngại tham gia thảo luận trong các buổi sinh hoạt học tập chính trị. Tính lãnh đạo, tính chiến đấu, tính giáo dụcchưa thực sự đề cao. Cịn có hiện tượng bao che khuyết điểm, đồn kết xi chiều “dễ người, dễ ta” trong SHCB. Chính vì thế mà cịn có những hiện tượng đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, uy tín khơng cao trong nhân dân.
2.3.1.5. Những hạn chế về sự lãnh đạo thực hiện, kết luận của chi bộ
Một số chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa được chi bộ, chi ủy triển khai, chỉ đạo kịp thời tại địa phương, dẫn đến việc trì trệ, chậm tiến độ, nhân dân ở địa phương khơng có thơng tin.
Cơng tác quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng chưa thực sự sáng tạo; chưa tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế. Cấp ủy chi bộ chưa xác định rõ mục đích, yêu cầu phát triển đảngviên; việc củng cố các đoàn thể yếu kém, hoạt động không hiệu quả chưa thường xuyên. Năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện nghị quyết của một số chi ủy, chi bộ chưa ngang tầm với nhiệm vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra ở tại địa bàn dân cư thôn, tổ dân phố.
Việc tổ chức triển khai và tổ chức thực hiện nghị quyết của chi bộ vẫn còn một số chi ủy, chi bộ còn lúng túng, chưa xác định được công việc trọng tâm, việc nào nên làm trước, việc nào làm sau, thiếu thường xuyên đôn đốc kiểm tra, uốn nắn kịp thời. Bên cạnh đó, có một bộ phận chi ủy, đảng viên có
biểu hiện thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo và thực hiện nghị quyết, trình độ năng lực phẩm chất đạo đức của một số ít cấp ủy, đảng viên cịn hạn chế, thậm chí có biểu hiện mất đồn kết nội bộ đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết của chi ủy chi bộ thôn, tổ dân phố trong thời gian qua.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Kết quả nghiên cứu về nguyên nhân của những hạn chế trong sinh hoạt thôn, tổ dân phố được thể hiện bằng Biểu đồ 2.10 dưới đây: