Thời gian holddown

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị hạ tầng mạng phần cứng nâng cao 1 Truyền thông và mạng máy tính (Trang 32 - 40)

Để thay đổi thời gian holddown, dùng lệnh sau:

Router(config –router)#timers basic update invalid holddown flush [sleeptime]

Một lý do khác làm ảnh hưởng đến tốc độ hội tụ là chu kỳ cập nhật. Chu kỳ cập nhật mặc định của RIP là 30 giây. Bạn có thể điều chỉnh cho chu kỳ cập nhật dài hơn để tiết kiệm băng thông đường truyền hoặc là rút ngắn chu kỳ cập nhật lại để tăng tốc độ hội tụ.

Để thay đổi chu kỳ cập nhật, ta dùng lệnh:

Router(config – router)#update-timer seconds

Trigger-update

Việc phát ra bản tin route poisoning và poison reverse được thực hiện ngay lập tức mà không cần chờ tới hạn định kỳ gửi cập nhật định tuyến được gọi là hoạt động trigger update.

Passive-interface

Còn một vấn đề nữa mà ta thường gặp đối với giao thức định tuyến là ta không muốn cho các giao thức này gửi các thông tin cập nhật về định tuyến ra một cổng nào đó. Sau khi bạn nhập lệnh network để khai báo địa chỉ mạng là lập tức RIP bắt đầu gửi các thơng tin định tuyến ra tất cả các cổng có địa chỉ mạng nằm trong mạng mà bạn vừa khai báo. Nhà quản trị mạng có thể không cho phép gửi thông tin cập nhật về định tuyến ra một cổng nào đó bằng lệnh passive-interface.

1.3 | ĐỊNH TUYẾN RIP TRÊN IPV6 - RIPng

1.3.1 | SO SÁNH RIPng VÀ RIPv2

RIPng – RIP next generation hoàn toàn tương tự với RIPv2 của IPv4 về mặt hoạt động:

 Cả hai đều là giao thức định tuyến Distance-vector.

 Đều thực hiện tính metric theo hop count với infinity – metric là 16.

 RIPng cũng sử dụng các quy tắc chống loop như RIPv2: Split horizon, route poisoning, poison reverse và trigger update.

 Các bộ định thời của RIPng cũng giống như RIPv2: update timer (36 giây), invalid timer (180 giây), flush timer (240 giây) và holddown timer (180 giây).  Giá trị AD của RIPng trên router Cisco cũng là 120.

Điểm khác biệt là RIPng định tuyến cho các prefix IPv6, địa chỉ multicast mà RIPng sử dụng là địa chỉ multicast IPv6 FF02::9.

1.3.2 | CẤU HÌNH

Bước 1: Khởi động tính năng định tuyến với gói IPv6 trên router

Router(config)#ipv6 unicast-routing

Bước 2: Bật định tuyến RIPng trên cổng

Router(config-if)#ipv6 rip tên_tiến_trình_RIP enable

Tiến trình RIPng được đặt một tên gọi định danh và các cấu hình liên quan đến hoạt động RIPng sẽ phải tham chiếu đến tên gọi này, tên phải giống nhau trên tất cả các route chạy RIPng trong cùng topo.

Xem lại bảng định tuyến: Router#show ipv6 route

Lưu ý: IP next-hop được sử dụng trong các router đều là địa chỉ Link-local.

Ví dụ: Thực hiện cấu hình định tuyến RIPng cho sơ đồ mạng sau. Các tiến trình RIPng

R1(config)#ipv6 unicast-routing R1(config)#interface G 0/0

R1(config-if)#ipv6 rip TDC enable R1(config)#interface S0/0/0 R1(config-if)#ipv6 rip TDC enable R2(config)#ipv6 unicast-routing R2(config)#interface G0/0

R2(config-if)#ipv6 rip TDC enable R2(config)#interface S0/0/0 R2(config-if)#ipv6 rip TDC enable R2(config)#interface S0/0/1 R2(config-if)#ipv6 rip TDC enable R3(config)#ipv6 unicast-routing R3(config)#interface G0/0

R3(config-if)#ipv6 rip TDC enable R3(config)#interface S0/0/1 R3(config-if)#ipv6 rip TDC enable

1.4 | CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1. Các câu nào sau đây nói về đặc điểm của giao thức định tuyến dạng distance

vector và link state

A. Các giao thức định tuyến dạng distance vector gửi toàn bộ bảng định tuyến cho các router láng giềng có kết nối trực tiếp với nó.

B. Các giao thức định tuyến dạng distance vector gửi bảng cập nhật thay đổi đến các mạng được liệt kê trong bảng định tuyến.

C. Các giao thức định tuyến dạng link-state gửi toàn bộ bảng định tuyến cho các router khác trong mạng.

D. Các giao thức định tuyến dạng link-state gửi các cập nhật về trạng thái kết nối cho các router khác.

2. Các câu nào sau đây là đúng cho các giao thức định tuyến thuộc loại classless?

A. Không chạy được trong mạng không liên tục (discontigous network) B. Hỗ trợ mạng VLSM

C. RIPv1 là giao thức thuộc classless D. RIPv2 là giao thức thuộc loại classless

3. Các câu nào sau đây mô tả đúng về giao thức định tuyến RIP?

A. RIPv1 không hỗ trợ chứng thực trong cập nhật thông tin định tuyến. RIPv2 hỗ trợ chứng thực trong cập nhật thông tin định tuyến.

B. RIPv1 không hỗ trợ quảng bá các đường đi qua mạng WAN. RIPv2 hỗ trợ quảng bá các đường đi qua mạng LAN vầ WAN.

C. RIPv1 không gửi kèm thông tin sunet-mask trong bảng tin cạp nhật định tuyesn. RIPv2 gửi kèm thông tin subnet-mask trong bảng tin cập nhật định tuyến.

D. RIPv1 định kỳ gửi thông tin cập nhật định tuyến qua địa chỉ IP multicast 224.0.0.10. RIPv2 định kỳ gửi thông tin cập nhật định tuyến qua địa chỉ IP multicast 224.0.0.9.

E. RIPv1 sử dụng hold-down timer và split horizon để chống routing loop. RIPv2 không yêu cầu sử dụng hold-down timer và split horizon để chống routing loop

4. Các đặc điểm nào dưới đây là của các giao thức định tuyến thuộc dạng link- state?

A. Cung cấp thơng tin tồn diện về hệ thống mạng. B. Trao đổi bảng định tuyến với các láng giềng. C. Tính tốn đường đi ngắn nhất.

D. Có tính năng trigger update. E. Có tính năng cập nhật định thời. 5. LAB: Cấu hình RIPv2 và RIPng

Topology:

Bảng địa chỉ IPv4:

Device Interface IP Address Subnet Mask Default Gateway R1 G0/1 172.30.10.1 255.255.255.0 N/A

S0/0/0

(DCE) 10.1.1.1 255.255.255.252 N/A R2 G0/0 209.165.201.1 255.255.255.0 N/A

S0/0/0 10.1.1.2 255.255.255.252 N/A S0/0/1

(DCE) 10.2.2.2 255.255.255.252 N/A

R3 G0/1 172.30.30.1 255.255.255.0 N/A

S0/0/1 10.2.2.1 255.255.255.252 N/A

S1 N/A VLAN 1 N/A N/A

S3 N/A VLAN 1 N/A N/A

PC-A NIC 172.30.10.3 255.255.255.0 172.30.10.1 PC-B NIC 209.165.201.2 255.255.255.0 209.165.201.1 PC-C NIC 172.30.30.3 255.255.255.0 172.30.30.1

Bảng địa chỉ IPv6:

Device Interface IPv6 Address / Prefix Length Default Gateway

R1 G0/1

2001:DB8:ACAD:A::1/64

FE80::1 link-local N/A

S0/0/0

2001:DB8:ACAD:12::1/64

FE80::1 link-local N/A

R2 G0/0

2001:DB8:ACAD:B::2/64

FE80::2 link-local N/A

S0/0/0

2001:DB8:ACAD:12::2/64

FE80::2 link-local N/A

S0/0/1

2001:DB8:ACAD:23::2/64

R3 G0/1

2001:DB8:ACAD:C::3/64

FE80::3 link-local N/A

S0/0/1

2001:DB8:ACAD:23::3/64

FE80::3 link-local N/A PC-A NIC 2001:DB8:ACAD:A::A/64 FE80::1 PC-B NIC 2001:DB8:ACAD:B::B/64 FE80::2 PC-C NIC 2001:DB8:ACAD:C::C/64 FE80::3

Yêu cầu:

Phần 1: Cấu hình cơ bản

 Cấu hình địa chỉ IP, Host name, MOTD banner, logging synchronous, …

Phần 2: Cấu hình và kiểm tra định tuyến RIPv2.

 Cấu hình và kiểm tra RIPv2.  Cấu hình passive interface.  Xem bảng định tuyến.

 Disable automatic summarization.  Cấu hình default route.

 Kiểm tra kết nối đầu cuối.

Phần 3: Cấu hình IPv6 trên thiết bị.

Part 4: Cấu hình và kiểm tra định tuyến RIPng.

 Cấu hình và kiểm tra định tuyến RIPng.  Xem bảng định tuyến.

 Cấu hình default route.  Kiểm tra kết nối đầu cuối.

2.

CHƯƠNG 2: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF ĐƠN ĐỊNH TUYẾN OSPF ĐƠN VÙNG

OSPF là một trong những giao thức quan trọng nhất của loại giao thức định tuyến Link-State. OSPF dựa trên một chuẩn mở nên nó có thể được sử dụng và phát triển bởi các nhà sản xuất khác. Đây là một giao thức phức tạp được triển khai cho các mạng lớn. Các vấn đề của OSPF được đề cập trong chương này.

Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:

 Giải thích hoạt động của các giao thức định tuyến OSPF.

 Cấu hình và xử lý sự cố giao thức định tuyến OSPF đơn vùng trên IPv4 và IPv6.

2.1 | TỔNG QUÁT VỀ OSPF

OSPF (Open Shortest Path First) là một giao thức định tuyến dạng link-state, được triển khai dựa vào các chuẩn mở. OSPF được mô tả trong nhiều chuẩn của IETF (Internet Engineering Task Fore). Chuẩn mở ở đây có nghĩa là OSPF khơng có tính độc quyền.

Nếu so sánh với RIP thì OSPF là một giao thức định tuyến nội vi IGP tốt hơn vì khả năng mở rộng của nó. RIP chỉ giới hạn trong 15 hop, hội tụ chậm và đôi khi chọn đường có tốc độ chậm vì khi quyết định chọn đường nó khơng quan tâm đến các yếu tố quan trọng khác như băng thông chẳng hạn. OSPF khắc phục được các nhược điểm của RIP và nó là một giao thức định tuyến mạnh, có khả năng mở rộng, phù hợp với các hệ thống mạng hiện đại. OSPF có thể được cấu hình đơn vùng để sử dụng cho các mạng nhỏ.

2.2 | ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAO THỨC OSPF

2.2.1 | CÁC TÍNH NĂNG CỦA OSPF

OSPF mang những đặc điểm của giao thức link-state. Nó có ưu điểm là hội tụ nhanh, hỗ trợ được mạng có kích thước lớn và khơng xảy ra “routing loop”. OSPF đồng thời là giao thức định tuyến dạng classless nên hỗ trợ VLSM và mạng không liên tục. OSPF sử dụng địa chỉ multicast 224.0.0.5 và 224.0.0.6 (DR và BDR router) để gửi các thông điệp hello và update trong quá trình cập nhật định tuyến.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị hạ tầng mạng phần cứng nâng cao 1 Truyền thông và mạng máy tính (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)