Tính FD và AD

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị hạ tầng mạng phần cứng nâng cao 1 Truyền thông và mạng máy tính (Trang 82 - 85)

Như vậy, ta có các giá trị FD và AD rút ra từ sơ đồ hình 28 với router đang xem xét là router R như sau:

 Đường số 1: FD1 = 1000, AD1 = 900.

 Đường số 2: FD2 = 2000, AD2 = 1200.

 Đường số 3: FD3 = 3000, AD3 = 800.

 Successor: Trong tất cả các đường cùng đi đến một đích được lưu trong bảng topology, đường nào có FD nhỏ nhất, đường đó sẽ được bầu chọn làm Successor, router láng giềng trên đường này được gọi là successor router (hoặc cũng được gọi một cách ngắn gọn là Successor). Đường Successor sẽ được đưa vào bảng định tuyến để sử dụng chính thức làm đường đi đến đích.

 Feasible Successor: Trong tất cả các đường cịn lại có FD > FD của Successor, đường nào có AD < FD của successor, đường đó sẽ được chọn là Feasible Successor và được sử dụng để làm dự phòng cho Successor.

Trong hình 28, đường 1 là đường có FD nhỏ nhất (FD1=1000), vậy đường 1 sẽ được bầu chọn làm Successor.

Hai đường cịn lại đều có FD > FD1 (FD2 = 2000, FD3 = 3000). Tuy nhiên, chỉ đường số 3 mới có AD < FD của successor (AD3 = 800 < FD1 = 1000) nên chỉ có đường số 3 mới được bầu chọn làm Feasible Successor.

Đường số 1 – Successor sẽ được đưa vào bảng định tuyến để sử dụng làm đường đi chính thức tới mạng 4.0.0.0/8 và đường số 3 sẽ được sử dụng để làm dự phòng cho đường đi chính thức này. Nếu đường số 1 down, router sẽ ngay lập tức đưa đường số 3 vào sử dụng. Lưu ý Successor là loại route duy nhất vừa nằm trong bảng định tuyến vừa nằm trong bảng Topology.

Sau khi trao đổi thông tin định tuyến với láng giềng, cập nhật bảng Topology, rút ra được các Successor đưa vào bảng định tuyến, hoạt động của một router chạy EIGRP cơ bản là đã hoàn thành.

Bài tập 1: Xác định Successor , router Successor và Feasible Successor, router

Feasible Successor:

R2# show ip eigrp topology <output omitted>

P 192.168.1.0, 1 successor, FD is 3014400

via 192.168.10.10 (3014400/5120), serial0/0/1 via 192.168.3.1 (41026560/2172416), serial0/0/0

Bài tập 2: Xác định Successor, router Successor và Feasible Successor, router

Feasible Successor:

R2# show ip eigrp topology <output omitted>

P 192.168.10.8/30, 1 successor, FD is 3523840

via 192.168.10.6 ( 3523840/3011840), serial0/0/1 via 172.16.3.2 (41024000/3011840), serial0/0/0

3.4.6 | CÂN BẰNG TẢI TRÊN NHỮNG ĐƯỜNG KHÔNG ĐỀU NHAU (Unequal Cost Load – balancing) (Unequal Cost Load – balancing)

Một đặc điểm nổi trội của EIGRP là giao thức này cho phép cân bằng tải ngay cả trên những đường không đều nhau. Điều này giúp tận dụng tốt hơn các đường truyền nối đến router. Để hiểu được kỹ thuật này, ta khảo sát lại ví dụ trong hình sau:

Trong 03 đường đi từ router R đến mạng 4.0.0.0/8 ở hình 29, đường số 1 là đường có metric tốt nhất (FD nhỏ nhất), đường này được chọn làm Successor và đưa vào bảng định tuyến để sử dụng. Nếu để bình thường khơng cấu hình gì thêm, router R sẽ ln chọn đường 1 là đường để đi đến mạng 4.0.0.0/8. Như vậy, hai đường số 2 và số 3 sẽ bị bỏ phí khơng bao giờ được sử dụng.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị hạ tầng mạng phần cứng nâng cao 1 Truyền thông và mạng máy tính (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)