Bầu chọn router-id

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị hạ tầng mạng phần cứng nâng cao 1 Truyền thông và mạng máy tính (Trang 46 - 48)

Router-id của OSPF có định dạng của một địa chỉ IP. Mặc định, tiến trình OSPF trên mỗi router sẽ tự động bầu chọn giá trị router-id là địa chỉ IP cao nhất trong các interface đang active (là cổng đang up/up), ưu tiên cổng loopback.

Bên cạnh việc để router bầu chọn tự động, giá trị router-id cũng có thể được thiết lập tĩnh cho router bằng câu lệnh:

Router(config)#router ospf process-id Router(config-router)#router-id A.B.C.D

Lúc này giá trị của router-id có thể khơng nhất thiết phải là một địa chỉ IP có sẳn trên router. Bên cạnh đó, nếu tiến trình OSPF đã chạy và router-id đã được thiết lập trước đó, để giá trị router-id mới được sử dụng, cần phải khởi động lại tiến trình OSPF trên router. Câu lệnh khởi động tiến trình OSPF:

Router#clear ip ospf process

Reset ALL OPSF processes? [no]: yes -> Chọn “Yes”

Sau khi đã chọn xong router-id để hoạt động, router chạy OSPF sẽ chuyển qua bước tiếp theo là thiết lập quan hệ láng giềng với các router kết nối trực tiếp với nó.

2.4.2 | THIẾT LẬP QUAN HỆ LÁNG GIỀNG

Sau khi bầu chọn router-id, các router thực hiện gửi ra khỏi các cổng chạy OSPF của chúng các gói hello. Mục đích của gói tin hello là giúp cho router tìm kiếm, thiết lập và duy trì mối quan hệ láng giềng với các router kết nối trực tiếp với chúng. Gói tin hellp được gửi theo định kỳ mặc định 10s/lần theo địa chỉ multicast dành riêng cho OSPF là 224.0.0.5.

Cịn nhiều thơng tin được hai router kết nối trực tiếp trao đổi với nhau qua các gói tin hello. Trong các loại thơng tin được trao đổi, 5 loại thông tin sau bắt buộc phải khớp với nhau trên hai router để chúng có thể thiết lập được quan hệ láng giềng:

1. Area-id.

2. Hello timer và Dead timer.

3. Hai địa chỉ IP đấu nối phải cùng subnet. 4. Thỏa mãn các điều kiện xác thực. 5. Cùng bật hoặc cùng tắt cờ stub.

Area-id

Nguyên tắc hoạt động của OSPF là mỗi router phải ghi nhớ bảng cơ sở dữ liệu trạng thái đường link của toàn bộ hệ thống mạng chạy OSPF rồi từ đó thực hiện tính tốn định tuyến dựa trên bảng cơ sở dữ liệu này. Để giảm tải bộ nhớ cũng như tải tính tốn cho mỗi router và giảm thiểu lượng thông tin định tuyến cần trao đổi, các router chạy OPSF được chia thành nhiều vùng (area), mỗi router lúc này chỉ cần phải ghi nhớ thơng tin cho một vùng mà nó ở trong đó.

Cách tổ chức như vậy rõ ràng tiết kiệm tài nguyên mạng và tài nguyên trên mỗi router. Ngồi ra, cách tổ chức này cịn cơ lập được những bất ổn vào trong một vùng: khi có một link nào đó trên một router up/down, sự kiện này chỉ lan truyền trong nội bộ một vùng và gây ra sự tính tốn lại định tuyến của các router trong vùng ấy chứ không ảnh hưởng đến các router thuộc vùng khác.

Mỗi vùng được chỉ ra một giá trị định danh cho vùng gọi là Area-id. Area-id có thể được hiển thị dưới dạng một số tự nhiên hoặc dưới dạng của một địa chỉ IP. Ví dụ Area 0 có thể được biểu diễn là Area 0.0.0.0. Một nguyên tắc bắt buộc trong phân vùng OSPF là nếu chia thành nhiều vùng thì bắt buộc phải tồn tại một vùng mạng số hiệu 0 – Area 0, Area 0 còn được gọi là backbone area và mọi vùng khác bắt buộc phải có kết nối về vùng 0.

Khi thực hiện cấu hình phân vùng cho router, ta không gán cả router vào một vùng mà thực hiện gán link trên router vào một vùng. Area-id được gán cho link của router chứ không phải gán cho bản thân router.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị hạ tầng mạng phần cứng nâng cao 1 Truyền thông và mạng máy tính (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)