Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP An Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 46 - 52)

1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

2.1 .Giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình

2.3 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP An Bình

Trong thời gian qua, nhìn chung nợ xấu của ABBANK vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nợ xấu có xu hướng gia tăng, làm ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh của ABBANK. Nếu khơng có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, với xu hướng gia tăng như hiện nay, nợ xấu có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh của ABBANK.

2000 1.804 1800 1600 1400 1200 1000 800 532.79 561.48 600 400 232.22 200 0 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 2.3: Tổng nợ xấu của ABBANK qua các năm

Nguồn: Báo cáo tống kết HĐKD ABBANK 2010-2013

Theo số liệu thống kê, ta thấy năm 2010 nợ xấu chỉ ở mức 232,22 tỷ đồng, đến năm 2011 đã tăng lên mức 561,48 tỷ (tăng gần 100% so với năm 2010). Năm 2012, nợ xấu có giảm nhẹ xuống mức 532,79 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2013, mức nợ xấu đã tăng lên mức kỉ lục 1.804 tỷ đồng (gấp 7,8 lần so với năm 2010). Đây là con số rất lớn, ở mức báo động, ABBANK cần có những biện pháp điều chỉnh kịp thời bởi nợ xấu ở mức quá cao như hiện nay có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng đối mặt với rủi ro tín dụng càng cao. Tỷ lệ nợ xấu thường được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của ABBANK phần lớn vẫn đạt mức cho phép của NHNN và theo thông lệ Quốc tế là dưới 3%.

4 3.5 3.42 3 2.79 2.5 2.29 2 1.5 1.16 1 0.5 0 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của ABBANK qua các năm

Nguồn: Báo cáo tống kết HĐKD ABBANK 2010-2013

Theo đồ thị ta thấy, trong các năm 2010 đến năm 2012, nợ xấu của ABBANK đều ở mức < 3% (năm 2010 là 1,16%, năm 2011 là 2,79% và năm 2012 là 2,29%). Riêng năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức kỉ lục 3,42%, cùng với con số tổng nợ xấu 1.804 tỷ đồng, đây là con số đáng báo động. Điều đó gây tổn thất rất lớn về kinh tế cho ABBANK, đồng thời uy tín của ABBANK cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ Nợ xấu: Tỷ lệ này cho biết khả năng bù đắp nợ xấu của quỹ dự phòng rủi ro. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ dự phịng rủi ro bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng lớn và ngược lại.

Theo số liệu thống kê, ta thấy mặc dù ABBANK đã thực hiện đầy đủ các quy định về việc trích lập dự phịng đối với hoạt động cho vay, đảm bảo bù đắp trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ ta thấy (Biểu đồ 2.8), trong trường hơp có rủi ro xảy ra, quỹ dự phịng cũng khó có thể đảm bảo bù đắp. Nguyên nhân là do trong những năm qua, nợ xấu của ABBANK tăng nhanh, ngồi những dự đốn kế hoạch ban đầu.

19% 2013 31.90% 2012 56.61% 2011 20.50% 2010 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Biểu đồ 2.5: Dự phòng rủi ro của ABBANK qua các năm

Nguồn: Báo cáo Phòng giám sát xử lý nợ ABBANK 2010-2013

- Cơ cấu nợ xấu theo nhóm: căn cứ vào thời hạn và khả năng thu hồi người ta chia nợ xấu thành 3 nhóm chính. Thực tế cho thấy nợ xấu của các NHTM thường tập trung chủ yếu ở nhóm 3.

Đối với ABBANK, theo số liệu thống kê nợ nhóm 3 cũng là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nợ xấu (khoảng 90%), các nhóm 4, 5 chiếm khoảng 10% cịn lại. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, có một sự dịch chuyển đáng kể trong cơ cấu nợ xấu của ABBANK. Nợ xấu nhóm 3 có xu hướng giảm, trong khi nhóm 4, 5 có xu hướng tăng lên. Trong đó đặc biệt là nợ xấu ở nhóm 5, nhóm có nguy cơ mất vốn cao nhất đã tăng từ mức 2,4% trong năm 2010 lên mức 4,2% vào năm 2013. Điều này đặc biệt nghiêm trọng khi số nợ xấu ngày càng tăng lên. Điển hình như vào năm nợ xấu ở mức 1.804 tỷ đồng, nếu chỉ tính riêng nợ xấu nhóm 5 thì số vốn có nguy cơ mất của ABBANK đã lên đến 113,6 tỷ đồng, một con số rất lớn.

100% 90% 2.45.2 4.45 3.95.8 4.26.3 80% 70% 60% Nhóm 5 Nhóm 4 Nhóm 3 50% 40% 30% 92.4 91.6 90.3 89.5 20% 10% 0% 2010 2011 2012 2013 94.6 5.6 2013 92.5 7.5 2012 Khách hàng DN Khách hàng cá nhân 90.8 9.2 2011 90.4 9.6 2010 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nợ xấu theo nhóm

Nguồn: Báo cáo Phịng giám sát xử lý nợ ABBANK 2010-2013

- Nợ xấu theo đối tượng cho vay: hiện nay khách hàng vay vốn của ABBANK gồm 2 đối tượng chính đó là các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng cho vay

Nguồn: Báo cáo Phòng giám sát xử lý nợ ABBANK 2010-2013

2013 62.3 37.7

2012 65.7 34.3

Nợ xấu cho vay ngắn hạn

2011 70.6 29.4

Nợ xấu cho vay dài hạn

2010 68.7 31.3

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Theo số liệu thống kê, ta thấy trong những năm gần đây nợ xấu chủ yếu xuất phát từ khách hàng là các doanh nghiệp (chiếm khoảng > 90%). Bên cạnh đó ta thấy nợ xấu xuất phát từ các doanh nghiệp đang có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2010 chiếm 90%, đến năm 2013 đã tăng lên mức 94,6%. Điều đó có nguyên nhân từ sự suy thoái kinh tế chung, doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, theo báo của Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) thì trong năm 2012 số doanh nghiệp phá sản là hơn 58.000 doanh nghiệp và theo Tổng cục thống kê ước tính trong năm 2013 có gần 61.000 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động, dẫn đến việc khơng có khả năng trả tiền vay ngân hàng của các doanh nghiệp. Chính vì vây, ABBANK cần tăng cường cơng tác thẩm định dự án, kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin trước khi cho doanh nghiệp vay vốn nhằm đảm bảo an tồn tín dụng.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn vay

Nguồn: Báo cáo tống kết HĐKD ABBANK 2010-2013

Theo số liệu thống kê, ta thấy trong những năm gần đây nợ xấu của ABBANK chủ yếu tập trung ở những khoản vay ngắn hạn (chiếm khoảng 65 – 70%). Tuy

nhiên, hiện nay nợ xấu ở các khoản vay trung và dài hạn đang có xu hướng tăng lên, đáng lưu ý, đây thường là những khoản vay có giá trị lớn, được các doanh nghiệp vay để thực hiện những dự án lớn, dài hạn có thời hạn thu hồi vốn chậm. Vì vậy, khi xuất hiện nợ xấu ở khu vực này thường giá trị là khá lớn, đồng thời khả năng thu hồi khá thấp bởi những doanh nghiệp này thường có nguy cơ phá sản, hoặc không đủ khả năng chi trả khá cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w