Cơ cấu thị trường xuất khẩu Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu cà phê ở VN giai đoạn 2003 2013 (Trang 53 - 61)

3 .Xác đị nh và mô tả các bi số

4.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu Error! Bookmark not defined.

Ngành xuất khẩu cà phê ở Việt Nam có hơn 140 doanh nghiệp xuất khẩu. Có thể kể đến những công ty : Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex, Cơng ty TNHH Tín Nghĩa, Tổng cơng ty cà phê Việt Nam… Trong vịng 5 năm trở lại đây, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng tăng trưởng trong 4 năm đầu (từ năm 2009 đến năm 2012) với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 17,7%/năm. Điều này cho thấy các thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này ngày càng ưa chuộng cà phê Việt Nam và số lượng thị trường xuất khẩu của mặt hàng cà phê ngày càng được mở rộng (theo thống kê của Bộ NN & PTNT năm 2008 cà phê Việt Nam xuất khẩu được sang 74 thị trường, đến hết năm 2013 đã lên tới 86 thị trường). Thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất, theo sau đó là Đức, Tây Ban Nha, Nga, Pháp… Thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Trong khối ASEAN có thể kể đến các bạn hàng lớn như Philipines, Malaysia, Singapore và Indonesia.

Hình 4.3 Các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam

Thống kê chính thức trong năm 2013 xuất khẩu cà phê sang châu Âu này đạt 568,0 nghìn tấn với kim ngạch là 1,2 tỷ USD (giảm 13,7% về lượng, giảm 15,6% về kim ngạch so với năm 2012). Có 13 thị trường tại châu Âu nhập khẩu cà phê của Việt Nam thì có tới 11 thị trường đã giảm nhập khẩu so với các năm trước, chỉ có nhập khẩu cà phê từ 2 thị trường là Anh tăng 13,1% về lượng, tăng 6,9% về kim ngạch và Nga tăng 11,2% về lượng, tăng 13,0% về kim ngạch.

Châu Á là khu vực nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam trong năm 2013, đạt 269,0 nghìn tấn với kim ngạch đạt 598,9 triệu USD, giảm 21,8% về lượng và giảm 20,6% về kim ngạch so với năm 2012. Có 11 thị trường thuộc khu vực châu Á nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, trong đó xuất khẩu sang Nhật Bản và Trung Quốc dẫn đầu, cụ thể xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 78,1 nghìn tấn với kim ngạch 167,6 triệu USD, sang Trung Quốc đạt 37,1 nghìn tấn với kim ngạch 96,2 triệu USD. Hầu hết các thị trường trong khu vực Trung Đông đã nhập mặt hàng cà phê của Việt nam. Trong đó, Irarel là hai thị trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2013 Ixraen nhập khẩu 17,4 triệu USD (tăng 5,9% so với cùng kỳ 2012). Ngồi ra, một số thị trường có mức tăng trưởng khá đối với mặt hàng cà phê của Việt Nam như Iran đạt 2,5 triệu USD (tăng 943,2% so với cùng kỳ), Cô-oét đạt 0,5 triệu USD (tăng 285,2%). Đặc biệt, một số thị trường quan trọng tại Trung Đông bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này như Xyri đạt 5,8 triệu USD, UAE đạt 1,6 triệu USD, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,3 triệu USD.Châu Phi được đánh giá là khu vực tiềm năng về tiêu thụ cà phê, nhưng theo thống kê năm 2013, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực này chỉ đạt 38,1 nghìn tấn với kim ngạch 74,5 triệu USD (giảm 15,9% về lượng và 17,1% về kim ngạch so với năm 2012) trong đó 3 thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam tại khu vực này là Angeri, Nam Phi và Ai Cập đều giảm so với năm 2012 cả về lượng, cả về kim ngạch.

4.2 Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam

khí hậu nằm trong vành đai nhiệt đới, nhiều ánh sang và lượng mưa phong phú. Lượng mưa phân bố tương đối đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có mùa đơng lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica. Bên cạnh đó, đất đỏ bazan ở khu vực Tây Ngun cũng thích hợp với cây cà phê. Ngồi điều kiện về tự nhiên đất đai, khí hậu, với dân số khoảng 80 triệu người Việt Nam cịn có đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Do sự biến động thất thường của giá cả thị trường đã ảnh hưởng đến những nước sản xuất và tiêu thụ cà phê nên những nước này đứng đầu là Braxin đã họp lại lần đầu tiên vào năm 1962 dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc tại NewYork để thành lập ICO ( International Coffee Organization). Việt Nam tham gia vào Tổ chức cà phê thế giới vào ngày 21 tháng 8 năm 2011. Ngay sau đó, Việt Nam cịn ký hiệp định cà phê quốc tế, tham gia vào hiệp định, vị thế cà phê của Việt Nam còn được nâng lên trên thị trường thế giới, được hưởng các quyền lợi như cung cấp thông tin về thị trường cà phê các nước, khuyến cáo các khả năng tiêu thụ cà phê và mục tiêu của ICO trên thị trường cà phê theo từng giai đoạn. ICO đưa ra khái niệm kinh tế cà phê dùng để nhấn mạnh vai trò của hoạt động trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê.

Hoạt động xuất khẩu hàng cà phê đóng góp phần đáng kể vào việc tích luỹ vốn cho q trình cơng nghiệp hố đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt nhập siêu, giảm bớt căng thẳng trong cán cân thanh toán cũng như nhu cầu ngoại tệ. Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh t ế Việt Nam một lượng ngoại tệ lớn. Xuất khẩu cà phê góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu của chi ến lượ c xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Mặt khác xuất khẩu cà phê cịn góp phần giúp tạo vốn cho đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

Là một ngành sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế. Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) thì mỗi năm ngành cà phê thu hút khoảng 600.000 – 700.000 lao động, thậm chí trong ba tháng thu hoạch số lao động có thể lên tới 800.000 lao động. Cũng theo thống kê của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam lao động làm việc trong ngành cà phê chiếm khoảng 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao động trên toàn nền kinh tế quốc dân. Hoạt động xuất khẩu hàng cà phê đã tác động trực tiếp đến đời sống của người nông dân trên nhiều phương diện. Khi thực hiện xuất khẩu, một lượng hàng nông sản dư thừa trên thị trường nội địa sẽ được giải quyết, lập lại quan hệ cung cầu ở mức giá cao hơn, nông dân khơng những bán được nơng sản mà cịn bán được giá. Hoạt động này làm cho nơng dân có thu nhập cao hơn từ đó làm tăng sức mua của dân cư trong thị trường nơng thơn. Đây chính là một động lực thúc đẩy quá trình sản xuất trong nước. Xuất khẩu còn thúc đầy nâng cao sản xuất chung của toàn nền kinh tế.

Hoạt động xuất khẩu hàng cà phê sẽ khai thác tối đa lợi thế của quốc gia có điều kiện về khí hậu, tài nguyên đất nước, nguồn nhân lực...

4.3 Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam

4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung/cầu

GDP của Việt Nam : Yếu tố GDP đại diện cho năng lực sản xuất trong nước, khả năng cung ứng hàng hóa xuất khẩu. Trong giai đoạn 2003-2006 nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn suy giảm vào những năm 1993-2000 và tăng trưởng trở lại với tốc độ khá cao, trung bình cả giai đoạn này có mức độ tăng trưởng 7,5%. Từ 2008 cho tới nay do khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế có dấu hiệu chững lại. Quy mơ nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn khá nhỏ, các cân đối vĩ mơ trong nền kinh tế chưa vững chắc và cịn chịu khá nhiều tác đơng từ bên ngồi.

Năm

Nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản Cơng nghiệp và xây dựng Dịch vụ Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2003 138.285 22,54 242.126 39,47 233.032 37,99 2004 155.992 21,81 287.616 40,21 271.699 37,98 2005 176.402 19,30 348.519 38,13 389.080 42,57 2006 198.797 18,73 409.602 38,58 453.166 42,69 2007 232.586 18,66 480.151 38,51 534.032 42,83 2008 329.886 20,41 599.193 37,08 686.968 42,51 2009 346.786 19,17 676.408 37,39 785.955 43,44 2010 407.647 18,89 824.904 38,23 925.277 42,88 2011 558.185 20,08 1.053.546 37,90 1.168.149 42,02 2012 638.368 19,67 1.253.572 38,63 1.353.479 41,70 2013 658.779 18,38 1.373.000 38,31 1.552.483 43,31 Nguồn : Tổng cục Thống kê

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,46% năm 2007, với tốc độ này Việt Nam đứng thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các nước châu Á sau Trung Quốc. Khi khủng hoảng kinh tế diễn ra sau đó vào năm 2008, nền kinh tế đã có dấu hiệu lạm phát cao, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, dịng vốn nước ngồi giảm sút. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại từ năm 2011 (năm 2010 tăng 6,42%, năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 4,9% ). Tốc độ tăng trưởng của tất cả các ngành hàng đều sụt giảm, ảnh hưởng đến cung hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

GDP của nước nhập khẩu: Xét đến GDP của nước nhập khẩu (chính xác hơn là GDP bình qn đầu người của nước nhập khẩu) của một nước lớn thì dân số nước đó có khả năng chi trả nhiều hơn cho hàng hóa của các nước khác, khiến cho giá trị xuất khẩu vào nước đó tăng lên. Tuy nhiên, tác động của thu nhập nước nhập khẩu tới cầu nhập khẩu cịn bị ảnh hưởng bởi từng loại hàng hóa. Các nhóm hàng khác nhau sẽ có độ co dãn theo thu nhập khơng giống nhau. Trong giai đoạn 2003-2013, 115 nước bạn hàng nhập khẩu cà phê của Việt Nam có thu nhâp khơng đồng đều, có sự cách biệt khá lớn giữa các nhóm nước có thu nhập khác nhau. Khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 đã tác động mạnh làm cho tăng trưởng kinh tế sụt giảm đáng kể ở các quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Đan Mạch… Thực tế xuất khẩu cà phê tới các quốc gia có tốc độ tăng trưởng khác nhau, và quy mơ khác nhau, có những nước tăng trưởng rất cao như Trung Quốc, nhưng lại có nước tăng trưởng thấp như Nhật Bản. Dựa vào các lý thuyết được nêu ra ở chương 2 kỳ vọng GDP của nước nhâp khẩu có ảnh hưởng tích cực đến kim ngạch xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.

Dân số của Việt Nam :Yếu tố dân số đại diện cho lực lượng lao động của Việt Nam. Theo số liệu ước tính từ cuộc Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình ngày 1 tháng 4 năm 2013, tổng dân số Việt Nam là 89,5 triệu người, theo xếp hạng dân số Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới, đứng thứ 8 trong khu vực Châu Á và thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines). Ngành cà phê có nguồn lao động đặc thù, phụ thuộc vào vùng có diện tích đất trồng cà phê lớn. Trong giai đoạn 2003-2004, dân số Việt Nam tăng mạnh 1,47%. Dân số gia tăng làm tăng số lao động cho nền kinh tế, tăng khả năng sản xuất và lượng cung ứng hàng hóa. Tuy nhiên, khi xét đến chất lượng nguồn lao động thì chất lượng lao động của Việt Nam cịn thấp do tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao. Ngồi ra, dân số đơng cịn đồng nghĩa với thị trường tiêu thụ hàng hóa cao. Như vậy, ảnh hưởng của dân số Việt Nam đến xuất khẩu là khơng đáng kể. Nếu xét chung tồn bộ nền kinh tế, khi dân số tăng lên, đồng nghĩ với lực lượng lao động tăng lên, sẽ cung ứng thêm sản phẩm để xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với mặt hàng cà phê, dân số tăng lên hằng năm không ảnh hưởng đến lượng cung cà phê xuất khẩu và một phần mức độ tiêu dùng cà phê của

người Việt Nam chưa cao, và phần lớn sản lượng dành cho xuất khẩu. Theo Hiệp hội Cà phê thế giới (ICO), tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam hiện nay chỉ đạt gần 3,6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê. Trong khi đó mức tiêu dùng của các thành viên trong ICO trung bình là 25,16%. Hiện nay hầu hết cà phê nhân được sản xuất ra là để phục vụ xuất khẩu.

Diện tích đất trồng phê của Việt Nam qua các năm : diện tích đất trồng cà phê ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung cà phê và ảnh hưởng đến lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Tuy nhiên, diện tích đất trồng cà phê hầu như không thay đổi nhiều qua các năm. Trong giai đoạn 2003-2005, theo số liệu của tổng cục thống kê giá cà phê thế giới giảm và đứng ở mức rất thấp (dưới 1.000 USD/tấn), diện tích cà phê có chiều hướng giảm nhẹ, diện tích dưới 500 nghìn ha, sản lượng cà phê xuất khẩu cũng giảm nhẹ. Sau đó, trong giai đoạn 2006 – 2013, sản lượng cà phê cũng lên xuống thất thường, kim ngạch xuất khẩu cũng không ổn định. Năm 2011 cả nước đạt 570,9 nghìn ha, tăng 82,2 ngàn ha so với năm 2006 (bình quân tăng 13,7 ngàn ha/năm khoảng 2,8% /năm ). Giai đoạn 2012-2013 diện tích đất vẫn có xu hướng tăng lên, kéo theo kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng tăng theo.

Dân số nước nhập khẩu : Trong giai đoạn 2003-2013, tốc độ gia tăng dân số ở các

nước bạn hàng có thu nhập cao đều ở mức thấp, nhiều nước có tốc độ gia tăng dân số trung bình -0,5% (trừ trường hợp của Singapore). Bên cạnh đó, những nước có thu nhập thấp như Ukraina lại có tốc độ tăng dân số cao. Quy mơ và tốc độ tăng dân số ở những nước có thu nhập thấp có thể là điều kiện để xuất khẩu những mặt hàng có giá thấp và là những mặt hàng thiết yếu. Dân số nước nhập khẩu đại diện cho cầu hàng hóa của một quốc gia, tuy nhiên, cịn rất nhiều yếu tố tác động đến cầu hàng hóa như dân số trong độ tuổi lao động của quốc gia đó, diện tích đất nơng nghiệp và trình độ của dân cư, các yếu tố về điều kiện tự nhiên có thế ảnh hưởng đến năng lực sản xuất hàng hóa của quốc gia. Hầu hết những nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam đều khơng có đủ điều kiện để trồng cà phê (do nguyên nhân điều kiện về khí hậu, đất đai…), giả thiết được đặt ra là dân số nước nhập khẩu sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam, do cầu hàng hóa tăng khi dân số tăng.

4.3.2 Các yếu tố hấp dẫn/cản trở

Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản về thương mại

Việt Nam gia nhập vào tổ chức cà phê thế giới vào năm 2001, tổ chức thương mại thế giới vào năm 2007, năm 2009 hiệp định kinh tế đối tác tồn diện Việt Nhật có hiệu lực cùng vơi đó là các hiệp định thương mại tự do. Việt Nam tăng cường hơp tác trong khói ASEAN thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cả Việt Nam. Giai đoạn 2003- 2013 cho thấy tự do hóa thương mại trở nên mạnh mẽ hơn. Những thỏa thuận về tự do hóa thương mại mở ra cho Việt Nam cơ hội tiếp cận tới nhiều thị trường xuất khẩu hơn, đặc biệt là với hàng hóa nơng sản được giảm thuế quan và loại trừ trợ xấp xuất khẩu nhằm thúc đẩy thương mại nông sản thế giới. Tuy vậy bên cạnh lộ trình cắt giảm thuế, Việt Nam cịn phải đối mặt với các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khác một cách chặt chẽ hơn gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Từ năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, các nước còn gia tăng mức bảo hộ trong

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu cà phê ở VN giai đoạn 2003 2013 (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w