.3Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chia theo sản phẩm và năm

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu cà phê ở VN giai đoạn 2003 2013 (Trang 50 - 56)

Đơn vị tính : Nghìn tấn Hàng hóa 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hạt tiêu 73,9 110,5 109,9 114,8 83,0 90,3 134,0 117,0 124,0 116,8 132,6 Cà phê 749,4 976,2 912,7 980,9 1.232 1.060 1.183 1.218 1.260 1.735 1.300 Cao su 432,3 513,4 554,1 703,6 715,6 658,7 731,0 779,0 817,5 1.023 1.074 Gạo 3810 4.063,1 5.254 4.642 4.580 4.744 5.969 6.893 7.116 8.017 6.587 Hạt điều nhân 82,2 104,6 109,0 127,7 154,7 160,8 176,0 190,0 178,0 221,8 260,7 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong giai đoạn 10 năm từ 2003-2013, giá cả, sản lượng cà phê xuất khẩu biến động khá mạnh, có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2003-2007 và biến động mạnh trong giai đoạn 2007-2013. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản của Việt Nam đạt 4,3 tỷ USD, trong đó cà phê đóng góp 590 triệu USD, giá cà phê Robusta xuất khẩu của Việt Nam tháng 12/2004 tăng lên 704USD/tấn. Trong năm

2000.00 1800.00 1600.00 1400.00 1200.00 1000.00 800.00 600.00 400.00 200.00 0.00 5,000.00 4,500.00 4,000.00 3,500.00 3,000.00 2,500.00 2,000.00 1,500.00 1,000.00 500.00 - Quantity (1000 kg) Export Value (1,000,000 $) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

2003, khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam là 749 ngàn tấn nhưng đến 2013 đã đạt 1300 ngàn tấn. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2013 đạt 1,3 triệu tấn với mức kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD, giảm 24,8% về lượng và 25,9% về kim ngạch. Nếu so với các năm trước đây, năm 2013 là năm mà ngành hàng cà phê đã bị sụt giảm đáng kể về lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục thống kê

Hình 4.2Kim ngạch và sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2003-2013

Năm 2007 là năm đặc biệt thành công đối với ngành cà phê của Việt Nam với lượng cà phê xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn và kim ngạch đạt 1,88 tỷ USD, tăng 23,32% về lượng và tăng 54,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006 (mức kỷ lục về lượng và trị giá). Tuy nhiên, sản xuất cà phê của Việt Nam vẫn ở trong quy mô nhỏ lẻ, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến kỹ thuật mà chỉ quan tâm tới khâu chế biến và tiêu thụ. Hiện nay, Việt Nam có gần 490 nghìn hécta đất trồng cà phê (trong đó Tây Nguyên chiếm tới 90% diện tích đất trồng với 439 nghìn hécta) với năng suất gần 1,7 tấn/ha, sản lượng bình quân mỗi năm gần 1 triệu tấn. Sản phẩm chủ yếu là cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay và cà phê hoà tan. Cà phê xuất khẩu chiếm tới 90% cà phê của cả của nước. Với lợi thế về khí hậu, chất lượng giống và chi phí

vận chuyển, song có đến 95% sản lượng cà phê là sản xuất ở quy mô nhỏ, trên 80% số nơng trại có diện tích dưới 2 hécta, hộ lớn nhất cũng chỉ đạt 5 hécta và hộ thấp nhất chỉ là 2 -3 sào/hộ, đó là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trang chất lượng cà phê không đồng đều khiến cho giá xuất khẩu cà phê nước ta thấp hơn 10% so với giá các sản phẩm cùng loại trên thế giới.

Sản xuất cà phê của Việt Nam hiện nay với hai chủng loại cà phê Robusta (cà phê vối) chiếm tới 90% sản lương (65% diện tích) cà phê của cả nước và cà phê Arabica (cà phê chè), năng suất thấp hơn nhưng chất lượng thơm ngon. Cà phê của Việt Nam được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (chiêm tới 90% diện tích trồng cà phê của cả nước) và một số ít được trồng ở các tỉnh phía Bắc.

4.1.2 Chủng loại cà phê ở Việt Nam

Theo Hiệp hội Cà phê và ca cao của Việt Nam thống kê trên thế giới có hơn 70 loại cà phê khác nhau nhưng người ta chủ yếu gieo trồng 2 nhóm cà phê chính là cà phê vối (Robusta), cà phê chè (Arabica) nhờ vào ưu điểm về năng xuất và chất lượng ngồi ra cịn dựa vào đặc điểm thích nghi của từng loại cây. Cà phê vối thích hợp với khí hậu khơ ráo, nắng ấm, nhiệt độ thích hợp nhất là 24-26 0 C, độ cao khoảng 600-2000m, mật độ từ 1200 -1500 cây/ha. Cà phê Robusta có hình quả trứng hoặc hình trịn, quả chín có màu thẫm, vỏ cứng và thường chín từ tháng 2. Đặc biệt cây cà phê này không ra hoa kết quả tại các mắt của cành. Nhân hơi tròn, to ngang, vỏ lụa màu ánh lâu bạc. Loại cà phê này được trồng nhiều nhất ở Châu Phi và Châu á trong đó Việt Nam và Indonecia là hai nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Cà phê Arabica ưa khí hậu mát mẻ có khả năng chịu rét, thường được trồng ở độ cao trên dưới 200m. Arabica có nhiều tàn lá, hình trứng hoặc hình lưỡi mác. Quả của loại cà phê chè có hình quả trứng hoặc hình trịn, có màu đỏ tươi, một số giống khi chín có màu vàng. Loai cà phê này chủ yếu trồng ở Brazin và Colombia với mùi thơm được nhiều nước ưa chuộng. ở Việt Nam cà phê vối được trồng tuyệt đại đa số ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là hai vùng chủ lực sản xuất cà phê của cả nước. Cà phê chè lại thích hợp với các vùng núi trung du phía bắc, tập trung

ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Diện tích cà phê chè cả nước năm 2003 là 30.000 ha. Cà phê chè có chất lượng hơn nhưng hay bị sâu bệnh và khả năng thích nghi kém hơn vì vậy năng suất cũng thấp hơn khoảng 0,9-1,2tấn/ha.

4.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Ngành xuất khẩu cà phê ở Việt Nam có hơn 140 doanh nghiệp xuất khẩu. Có thể kể đến những cơng ty : Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex, Cơng ty TNHH Tín Nghĩa, Tổng cơng ty cà phê Việt Nam… Trong vòng 5 năm trở lại đây, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng tăng trưởng trong 4 năm đầu (từ năm 2009 đến năm 2012) với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 17,7%/năm. Điều này cho thấy các thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này ngày càng ưa chuộng cà phê Việt Nam và số lượng thị trường xuất khẩu của mặt hàng cà phê ngày càng được mở rộng (theo thống kê của Bộ NN & PTNT năm 2008 cà phê Việt Nam xuất khẩu được sang 74 thị trường, đến hết năm 2013 đã lên tới 86 thị trường). Thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất, theo sau đó là Đức, Tây Ban Nha, Nga, Pháp… Thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Trong khối ASEAN có thể kể đến các bạn hàng lớn như Philipines, Malaysia, Singapore và Indonesia.

Hình 4.3 Các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam

Thống kê chính thức trong năm 2013 xuất khẩu cà phê sang châu Âu này đạt 568,0 nghìn tấn với kim ngạch là 1,2 tỷ USD (giảm 13,7% về lượng, giảm 15,6% về kim ngạch so với năm 2012). Có 13 thị trường tại châu Âu nhập khẩu cà phê của Việt Nam thì có tới 11 thị trường đã giảm nhập khẩu so với các năm trước, chỉ có nhập khẩu cà phê từ 2 thị trường là Anh tăng 13,1% về lượng, tăng 6,9% về kim ngạch và Nga tăng 11,2% về lượng, tăng 13,0% về kim ngạch.

Châu Á là khu vực nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam trong năm 2013, đạt 269,0 nghìn tấn với kim ngạch đạt 598,9 triệu USD, giảm 21,8% về lượng và giảm 20,6% về kim ngạch so với năm 2012. Có 11 thị trường thuộc khu vực châu Á nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, trong đó xuất khẩu sang Nhật Bản và Trung Quốc dẫn đầu, cụ thể xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 78,1 nghìn tấn với kim ngạch 167,6 triệu USD, sang Trung Quốc đạt 37,1 nghìn tấn với kim ngạch 96,2 triệu USD. Hầu hết các thị trường trong khu vực Trung Đông đã nhập mặt hàng cà phê của Việt nam. Trong đó, Irarel là hai thị trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2013 Ixraen nhập khẩu 17,4 triệu USD (tăng 5,9% so với cùng kỳ 2012). Ngồi ra, một số thị trường có mức tăng trưởng khá đối với mặt hàng cà phê của Việt Nam như Iran đạt 2,5 triệu USD (tăng 943,2% so với cùng kỳ), Cô-oét đạt 0,5 triệu USD (tăng 285,2%). Đặc biệt, một số thị trường quan trọng tại Trung Đông bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này như Xyri đạt 5,8 triệu USD, UAE đạt 1,6 triệu USD, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,3 triệu USD.Châu Phi được đánh giá là khu vực tiềm năng về tiêu thụ cà phê, nhưng theo thống kê năm 2013, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực này chỉ đạt 38,1 nghìn tấn với kim ngạch 74,5 triệu USD (giảm 15,9% về lượng và 17,1% về kim ngạch so với năm 2012) trong đó 3 thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam tại khu vực này là Angeri, Nam Phi và Ai Cập đều giảm so với năm 2012 cả về lượng, cả về kim ngạch.

4.2 Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam

khí hậu nằm trong vành đai nhiệt đới, nhiều ánh sang và lượng mưa phong phú. Lượng mưa phân bố tương đối đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có mùa đơng lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica. Bên cạnh đó, đất đỏ bazan ở khu vực Tây Nguyên cũng thích hợp với cây cà phê. Ngồi điều kiện về tự nhiên đất đai, khí hậu, với dân số khoảng 80 triệu người Việt Nam cịn có đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Do sự biến động thất thường của giá cả thị trường đã ảnh hưởng đến những nước sản xuất và tiêu thụ cà phê nên những nước này đứng đầu là Braxin đã họp lại lần đầu tiên vào năm 1962 dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc tại NewYork để thành lập ICO ( International Coffee Organization). Việt Nam tham gia vào Tổ chức cà phê thế giới vào ngày 21 tháng 8 năm 2011. Ngay sau đó, Việt Nam cịn ký hiệp định cà phê quốc tế, tham gia vào hiệp định, vị thế cà phê của Việt Nam còn được nâng lên trên thị trường thế giới, được hưởng các quyền lợi như cung cấp thông tin về thị trường cà phê các nước, khuyến cáo các khả năng tiêu thụ cà phê và mục tiêu của ICO trên thị trường cà phê theo từng giai đoạn. ICO đưa ra khái niệm kinh tế cà phê dùng để nhấn mạnh vai trò của hoạt động trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê.

Hoạt động xuất khẩu hàng cà phê đóng góp phần đáng kể vào việc tích luỹ vốn cho q trình cơng nghiệp hố đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt nhập siêu, giảm bớt căng thẳng trong cán cân thanh toán cũng như nhu cầu ngoại tệ. Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh t ế Việt Nam một lượng ngoại tệ lớn. Xuất khẩu cà phê góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu của chi ến lượ c xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Mặt khác xuất khẩu cà phê cịn góp phần giúp tạo vốn cho đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

Là một ngành sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế. Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) thì mỗi năm ngành cà phê thu hút khoảng 600.000 – 700.000 lao động, thậm chí trong ba tháng thu hoạch số lao động có thể lên tới 800.000 lao động. Cũng theo thống kê của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam lao động làm việc trong ngành cà phê chiếm khoảng 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao động trên toàn nền kinh tế quốc dân. Hoạt động xuất khẩu hàng cà phê đã tác động trực tiếp đến đời sống của người nông dân trên nhiều phương diện. Khi thực hiện xuất khẩu, một lượng hàng nông sản dư thừa trên thị trường nội địa sẽ được giải quyết, lập lại quan hệ cung cầu ở mức giá cao hơn, nông dân khơng những bán được nơng sản mà cịn bán được giá. Hoạt động này làm cho nơng dân có thu nhập cao hơn từ đó làm tăng sức mua của dân cư trong thị trường nơng thơn. Đây chính là một động lực thúc đẩy q trình sản xuất trong nước. Xuất khẩu cịn thúc đầy nâng cao sản xuất chung của toàn nền kinh tế.

Hoạt động xuất khẩu hàng cà phê sẽ khai thác tối đa lợi thế của quốc gia có điều kiện về khí hậu, tài nguyên đất nước, nguồn nhân lực...

4.3 Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam

4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung/cầu

GDP của Việt Nam : Yếu tố GDP đại diện cho năng lực sản xuất trong nước, khả năng cung ứng hàng hóa xuất khẩu. Trong giai đoạn 2003-2006 nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn suy giảm vào những năm 1993-2000 và tăng trưởng trở lại với tốc độ khá cao, trung bình cả giai đoạn này có mức độ tăng trưởng 7,5%. Từ 2008 cho tới nay do khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế có dấu hiệu chững lại. Quy mơ nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn khá nhỏ, các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế chưa vững chắc và cịn chịu khá nhiều tác đơng từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu cà phê ở VN giai đoạn 2003 2013 (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w