Nguồn gốc dữ liệu

Một phần của tài liệu Tác động của biền động tỷ giá hối đoái lên tăng trưởng năng suất các công ty sản xuất ở VN (Trang 38 - 44)

CHƢƠNG 3 : DỮ LIỆU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nguồn gốc dữ liệu

Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng có nhiều ưu điểm hơn so với dữ liệu theo chuỗi thời gian và không theo thời gian. Theo Baltagi (2008), vì dữ liệu bảng được thu thập từ nhiều cá nhân, doanh nghiệp… khác nhau thời gian, nên bộ dữ liệu có tính dị biệt (khơng đồng nhất) trong các đơn vị này. Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể chính thức xem xét đến tính dị biệt đó, bằng cách xem xét các biến số có tính đặc thù theo từng cá nhân, được trình bày ngay sau đây. Ta sử dụng thuật ngữ cá nhân theo ý nghĩa chung bao gồm các đơn vị vi mô như các cá nhân, các doanh nghiệp... Thông qua kết hợp các chuỗi theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu bảng cung cấp “những dữ liệu có nhiều thơng tin hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn”. Thông qua nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu tính động của thay đổi. Ví dụ tình trạng thất nghiệp, luân chuyển cơng việc, và tính lưu chuyển lao động… sẽ được nghiên cứu tốt hơn với dữ liệu bảng. Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian thuần túy. Dữ liệu bảng giúp ta nghiên cứu những mơ hình hành vi phức tạp hơn. Ví dụ, các hiện tượng như lợi thế kinh tế theo qui mô và thay đổi kỹ thuật có thể được xem xét thơng qua dữ liệu bảng tốt hơn so với dữ liệu theo chuỗi thời gian thuần túy hay theo không gian thuần túy. Bằng cách thu thập những số liệu có sẵn cho vài nghìn đơn vị, dữ liệu bảng có thể tối thiểu hóa sự thiên lệch có thể xảy ra nếu ta tổng hợp các cá nhân hay các doanh nghiệp thành số liệu tổng. Nói vắn tắt, dữ liệu bảng có thể giúp tác giả phân tích thực nghiệm theo những cách thức mà

khơng chắc có thể đạt được nếu ta chỉ sử dụng các dữ liệu theo chuỗi thời gian hay không gian thuần túy.

Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả tiến hành thu thập tác giả áp dụng một số tiêu chí lựa chọn mẫu. Đầu tiên, là những cơng ty sản xuất được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội; thứ hai để kiểm soát ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu bị âm, nghiên cứu loại bỏ những cơng ty có hệ số nợ lớn hơn 1; thứ ba loại bỏ những cơng ty xuất hiện trong mẫu ít hơn 3 năm.. Sau khi sàn lọc dữ liệu số cơng ty cịn lại trong mẫu nghiên cứu là 187 công ty sản xuất được niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2013, dữ liệu được thu thập theo năm. Từ trang web:

http://finance.vietstock.vn/1/2/DAC/tai-tai-lieu.htm,

Dữ liệu tổng giá trị doanh thu hàng năm của 187 cơng ty được thu thập dùng để tính tốn năng suất lao động, vì các cơng ty khác nhau, sản xuất những sản phẩm khác nhau nên tác giả sử dụng chỉ tiêu doanh thu để thống nhất chung đơn vị, sau đó được tác giả quy về năm gốc năm 2006.

Tổng số lao động bình quân của từng công ty được tác giả thu thập từ báo cáo thường niên của công ty từ năm 2006 đến năm 2013.

Giá trị xuất khẩu hàng năm của từng công ty được tác giả thu thập từ báo cáo thường niên từ năm 2006 đến năm 2013.

Tổng giá trị tài sản hàng năm của công ty được tác giả thu thập dựa trên báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2013, sau đó tác giả quy về năm gốc năm 2006.

Tổng nợ phải trả của công ty được tác giả thu thập dựa trên báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2013, sau đó tác giả quy về năm gốc năm 2006.

Tỷ lệ sở hữu cổ phần của người nước ngoài được tác giả thu thập từ báo cáo tài chính hàng năm của 187 công ty từ năm 2006 đến năm 2013.

Tổng vốn chủ sở hữu hàng năm được thu thập từ báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2013, sau đó tác giả quy về năm gốc năm 2006.

Dữ liệu về tỷ giá hối đoái danh nghĩa của 10 đồng tiền trên thế giới gồm các đồng tiền mạnh và quốc gia có tỷ trong thương mại lớn nhất với Việt Nam, bao gồm: USD (Mỹ), CNY (Trung Quốc), EUR (Khối liên minh Châu Âu, đại diện là Đức), JPY (Nhật Bản), Đồng đô la Úc AUD, Thái Lan - THB, Singapore - SGD,

Malaysia

– MYR,HongKong - HKD và Hàn Quốc- KRW được tác giả thu thập từ trang web

http://www.oanda.com/currency/historical-rates/ và đưa về năm gốc năm 2006 để

tính tốn số liệu.

Giá trị thương mại của Việt Nam với những quốc gia được lựa chọn vào rổ tiền tệ để tính tỷ giá hối đối thực REER được lấy từ thống kê thương mại của IMF- Direction of Trade Statistic (DOTS):http://elibrary- data.imf.org/ViewData.aspx?

qb=089dbd15c066bc288dcf18a8313d3275

CPI của Việt Nam và các nước nằm trong rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực REER được lấy từ trang web:

http://www.rateinflation.com/consumer-price-index/usa-historical-cpi http://www.tradingeconomics.com/country-list/consumer-price-index-cpi

Dữ liệu về Industry được lấy từ dữ liệu của tổng cục thống kê Việt Nam,

http://www.gso.gov.vn, nhằm đánh giá mức độ tác động chỉ số sản xuất ngành có

tác động đến năng suất công ty trong ngành hay không?

3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu.

Để định lượng các tác động của biến động tỷ giá trên tăng trưởng năng suất công ty, tác giả trình bày cả tác động của tỷ giá hối đoái và biến động của tỷ giá hối đoái thực đến năng suất công ty và một số yếu tố khác như biến giải thích. Theo kết quả nghiên cứu của Arellano và Bond (1991)29, phương pháp hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng động (Arellano-Bond linear dynamic panel-data estimation) là một giải pháp hữu hiệu để ước lượng hồi quy trong mơ hình trong trường hợp mơ hình vừa có hiện tượng phương sai thay đổi, tượng tương quan và đa cộng tuyến, nội sinh.

29 Arellano, M. and S. Bond, 1999. Some test of spectcification fof panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations. Review of Economic studies 58: 277-297

Anderson and Hsiao (1981, 1982) đề xuất sử dụng thêm độ trễ hơn nữa của biến phụ thuộc, hoặc sự thay đổi của biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng động sau khi những ảnh hưởng ngẫu nhiên và ảnh hưởng cố định của dữ liệu được loại bỏ bằng sai phân bậc một. Trong nghiên cứu này, tác giả đã kế thừa mơ hình trong nghiên cứu thực nghiệm của Mustafa Caglayan & Firat Demir (2011) để đánh giá tác động của biến đổi trong tỷ giá đến tăng trưởng năng suất công ty sản xuất và một số biến cụ thể khác trong mơ hình như biến giải thích.

Phương trình hồi quy có dạng như sau :

Trong nghiên cứu thực nghiệm, tác giả sử dụng hai phương pháp khác nhau để kiểm soát biến Foreign (sở hữu nước ngoài). Trong phương pháp hồi quy đầu tiên, tác giả sử dụng tỷ lệ vốn cổ phần vốn đầu tư của nước ngoài trên tổng vốn cổ phần là những giá trị liên tục. phương pháp hồi quy thứ hai, tác giả thay thế biến vốn đầu tư của nước ngoài trong cấu trúc vốn bằng cách sử dụng biến giả. Foreign, được đặt là 1 khi sở hữu nước ngoài chiếm 10% trở lên. Tác giả sử dụng 10% sở hữu là một giá trị tới hạn, nếu sở hữu thấp hơn 10% có thể nhà đầu tư không quan tâm đến năng suất dài hạn của công ty hoặc ảnh hưởng của những cú sốc tỷ giá hối đối. Có thể là ảnh hưởng của sở hữu nước ngồi khơng phải là tuyến tính nhưng ngưỡng sở hữu nước ngồi ảnh hưởng tạo khác biệt duy nhất trên một mức độ nhất định . Điều này sẽ đúng nếu các nhà đầu tư quan tâm đến lợi nhuận ngắn hạn. Do đó, bài nghiên cứu có thể loại bỏ được trường hợp như các nhà đầu tư nhanh chóng thanh lý vốn chủ sở hữu của mình hoặc bỏ chạy, né tránh phần thiệt hại của họ nếu các doanh nghiệp gặp những cú sốc bất lợi bên trong hoặc bên ngồi.

Trong phương trình 1 dựa trên lý thuyết cạnh tranh Tân cổ điển, tác giả kỳ vọng, hệ số biến trễ về năng suất mang giá trị âm ( Bêta 1 <0), cho thấy rằng quá trình gia tăng năng năng suất cơng ty là kém hiệu quả, nghĩa là năng suất cơng ty có sự tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng năng suất thấp hơn với kỳ trước đó (học thuyết

về cận biên, năng suất biên giảm dần). Biến chính mà tác giả quan tâm là biến động tỷ giá hối đối, kỳ vọng có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất (beta 2 <0), dựa trên ý tưởng rằng tỷ giá hối đoái cản trở khả năng đầu tư vào máy móc kỹ thuật mới của cơng ty, điều đó có thể giúp cơng ty đổi mới, và gia tăng cạnh tranh trên thị trường. Tương tự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực tác động lên năng suất là mơ hồ (có thể beta 3 >0, hoặc beta 3 < 0). Khi đồng nội tệ tăng giá làm giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu của công ty và làm tăng nhập khẩu do giá cả hàng hóa trong nước cao tương đối so với hàng hóa nước ngồi. Những yếu tố như nhập khẩu giá rẻ, xuất khẩu suy giảm làm công ty không chú trọng sản xuất làm suy giảm tăng trưởng năng suất (Desai và cộng sư (2008); Gupta, Mishra và Sahay (2007)). Mặc khác, khi đồng nội tệ tăng giá có thể làm tăng tăng trưởng cơng ty, do giảm chi phí nhập khẩu trung gian, hoặc nhu cầu lương thấp hơn vì giá cả trong nước thấp hơn dự kiến. Các công ty tận dụng điều này để vay ngoại tệ, tăng mua sắm đầu tư máy móc thiết bị, nguyên vật liệu…gia tăng tăng trưởng năng suất.

Tác giả kỳ vọng hệ số beta 4 > 0, tác giả mong đợi năng suất cơng ty có sở hữu nước ngoài được sẽ cải thiện nếu các nhà đầu tư nước ngồi mang theo cơng nghệ sản xuất tốt hơn, quản lý tốt hơn, hay nhà đầu tư nước ngồi có khả năng phân tích thơng tin nên đầu tư vào các cơng ty có tăng trưởng năng suất cao. Luận văn cũng hy vọng cơng ty có xuất khẩu làm tăng trưởng năng suất cao hơn phản ánh bởi xuất khấu tăng làm tăng năng suất (Park, Yang , Shi , và Jiang (2010)). Quy mô công ty và chỉ số sản xuất ngành công nghiệp được giới thiệu như là các biến kiểm sốt tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, để đánh giá ảnh hưởng tổng thể của biến động TGHĐ và sở hữu nước ngồi đến năng suất cơng ty. Phương trình (2) là mở rộng của phương trình (1) bằng cách tăng thêm biến

Trong phương trình (2), Sự tương tác giữa Foreign và biến động tỷ giá hối đoái cho phép tác giả xác định liệu rằng có sự khác biệt tăng trưởng năng suất giữa cơng ty có vốn đấu tư nước ngồi và cơng ty nội địa khi có biến động TGHD hay khơng?. phương trình (3), tác giả thêm biến Leverage và biến tổng hợp (Ϭt-1 x Leveragei,t-

1,) nhằm xem xét cơng ty có hệ số nợ khác nhau thì tác động cả hệ số nợ, tác động

tổng hợp biến động TGHĐ và hệ số nợ lên tăng trưởng năng suất có khác nhau hay không?

Sự tương tác giữa Leverage và biến động tỷ giá hối đối dự kiến có thể giảm nhẹ các tác động tiêu cực của biến động tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng năng suất (Aghion, Bond và cộng sự (2009), và UTAR (2010) lập luận rằng những tác động của của số tỷ giá khuếch đại tác động tiêu cực nếu nền kinh tế có thị trường tài chính kém phát triển. Luận văn hy vọng rằng, dưới tác động biến động của TGHĐ thì những cơng ty có sở hữu nước ngồi, những cơng ty có sử dụng nợ, thì hoạt động đầu tư và đổi mới của nó ít bị tác động hơn, do đó tác giả có thể hy vọng rằng các hệ số tương tác (ϕ) giữa biến động TGHĐ và vốn đầu tư của nước ngoài, hệ số tương tác (ψ) giữa biến động TGHĐ và tỷ lệ nợ sẽ được tích cực, giảm thiểu tác động trực tiếp của biến động tỷ giá hối đối đến năng suất cơng ty.

Cuối cùng, trong phương trình (4) tác giả mở rộng nghiên cứu sự khác biệt về tăng trưởng năng suất dựa trên sự khác biệt giữa công ty định hướng xuất khẩu dưới những biến động TGHĐ.

Nghiên cứu này tác giả mở rộng thêm biến (σt-1 x Exports i,t-1) nhằm kiểm tra xem dưới biến động TGHĐ thì những cơng ty có định hướng xuất khẩu liệu có tăng

trưởng năng suất tốt hơn hay không?; biến (st-1 x Exports i,t-1) nhằm kiểm tra mức độ ảnh hưởng TGHĐ thực tác động vào doanh nghiệp xuất khẩu có góp phần tăng tăng trưởng năng suất?

Một phần của tài liệu Tác động của biền động tỷ giá hối đoái lên tăng trưởng năng suất các công ty sản xuất ở VN (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w