7. Cấu trúc của luận văn
2.3. Quá trình phát triển kinh tế ở các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam
2.3.3. Kinh tế thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng
2.3.3.1. Thương mại - Dịch vụ, du lịch
- Giai đoạn 1997 – 2000: Trong những năm 1997 - 2000, kinh tế thương mại, dịch
vụ của các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam hầu như chưa phát triển, các ngành thương mại, dịch vụ mang tính nhỏ lẻ, chủ yếu là nhu yếu phẩm phục vụ cho nhân dân. Ở Tiên Phước tuy mạng lưới thương mại, dịch vụ có mở rộng, nhưng chủ yếu là hình thức dịch vụ sản xuất, dịch vụ thương mại, sửa chữa xe máy, sản xuất vật liệu xây dựng, gia cơng chế biến nơng-lâm sản, cơ khí, hàng mộc, hoạt động của Hợp tác xã ô tô vận tải tại địa phương... vì vậy huyện Tiên Phước đã khuyến khích và tạo mơi trường thuận lợi cho các cá nhân, các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hình thức dịch vụ khác, giá cả ổn định, đảm bảo được các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đồng bào vùng xa, vùng hẻo lánh.
Ở Trà My hoạt động thương mại dịch vụ có tiến bộ; bình qn hàng năm tăng 8,4% giá trị; tập trung chủ yếu là điện, mộc dân dụng... hoạt động thương nghiệp ngoài quốc doanh đa dạng và phong phú đảm bảo yêu cầu tiêu dùng trong đời sống nhân dân; giá cả ổn định, các mặt hàng cho không và hỗ trợ giá cho đồng bào các dân tộc được đảm
bảo thường xuyên. Hoạt động của các ngành Bưu điện, Thủy điện, Giao thông vận tải, Thương nghiệp dịch vụ được duy trì, đảm bảo phục đời sống, nhu cầu của nhân dân, góp phần thúc đẩy KT- XH ổn định và phát triển.
- Giai đoạn 2001 – 2005: Nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ Tiên Phước đã tập trung quy hoạch các cụm công nghiệp, nhất là tập trung ở những nơi buôn bán; đặc biệt đưa vào hoạt động chợ trung tâm thị trấn Tiên Kỳ, chợ trung tâm cụm xã Tiên Cẩm, chợ Tiên Thọ. Tổng giá trị dịch vụ - thương mại đạt 290.557 triệu đồng; tăng bình quân mỗi năm 21,5% [22. tr, 30].
Ở Bắc Trà My dịch vụ, thương mại có bước phát triển khá; các ngành nghề truyền thống được khuyến khích phát triển như: kẹp quế, làm mây, rèn, mộc dân dụng; mạng lưới dịch vụ thương mại ngày càng được mở rộng đến các cộng đồng dân cư ở những vùng xa phục vụ tốt đời sống nhân dân. Đến năm 2005, tỷ trọng giá trị cơ cấu ngành kinh tế thương mại, dịch vụ chiếm 32,21%, tăng 12,2% so với năm 2000 [14. tr, 35]. Ở Nam Trà My, do mới chia tách bắt đầu từ năm 2003, ngành thương mại - dịch vụ có bước phát triển, nhưng chủ yếu là một số ngành nghề sản xuất và dịch vụ nhỏ lẻ, mạng lưới bán buôn, bán lẻ đã mở rộng đến các xã.
- Giai đoạn 2006 – 2010: Trong thời gian này, hoạt động thương mại, dịch vụ đã
từng bước phát triển khá; hầu hết các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng dần tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ trong nền kinh tế, đẩy mạnh hoạt động của thương mại; nhất là tập trung các khu vực chợ trung tâm, chợ nông thôn, hộ tiểu thương, thương nhân bán lẻ được mở rộng, tạo ra sức mua bán mạnh mẽ trong thị trường; vì vậy nhu cầu tiêu dùng của nhân dân được đáp ứng; số cơ sở kinh doanh dịch vụ - thương mại ngày càng tăng; chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH. Ở Tiên Phước giai đoạn này tổng mức lưu chuyển hàng hóa tăng bình qn hàng năm là 20% [23. tr, 24]; mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2010 đạt 315.250 triệu đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2005 [23. Tr, 26]. Thời gian này thương mại, dịch vụ tại Bắc Trà My có bước phát triển mạnh hơn, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đến năm 2010, trên địa bàn huyện có 42 doanh nghiệp, 925 cơ sở kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ, giải quyết việc làm cho hơn 1.200 lao động [15. tr, 29]. Hoạt động bưu chính - viễn thơng, ngân hàng, vận tải... phát triển khá nhanh, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Giá trị thương mại, dịch vụ, vận tải 5 năm đạt trên 217 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 11,96%; đến năm 2010 đạt tỷ trọng 25% trong cơ cấu kinh tế [15. tr, 30]. Trong khi đó ở Nam Trà My một số ngành dịch vụ nhỏ được hình thành; mạng lưới bn bán lẻ được mở rộng đến các xã kịp thời cung ứng một số nhu yếu phẩm cho nhân dân; tổng giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ năm 2010 đạt 1,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ trên 9% trong cơ cấu kinh tế [18. tr, 24].
- Giai đoạn 2011 – 2017: Giai đoạn này có thể nói hoạt động thương mại, dịch vụ
nhiều thành phần kinh tế tham gia, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Tiên Phước có hơn 2.000 hộ kinh doanh cá thể [24. tr, 26], phân bố đều từ trung tâm huyện đến các xã; dịch vụ vận tải tăng nhanh, tạo thuận lợi cho việc lưu thông, đi lại, trao đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân. Tổng giá trị thương mại, dịch vụ giai đoạn 2011-207 đạt trên 3.119 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 12,35% [24. tr, 27]. Cùng với đó là thực hiện Đề án 548 “Phát triển kinh tế vườn - kinh tế trang trại gắn với
phát triển du lịch sinh thái làng quê, xây dựng huyện Tiên Phước mang đặc trưng vùng trung du xứ Quảng giai đoạn 2016 - 2020”, từ đó đã đã tranh thủ nguồn vốn, xây dựng
kế hoạch hoàn thiện cơ sở hạ tầng để kết nối các điểm du lịch sinh thái như hồ Thành Công, hang Dơi, thác Ồ Ồ, nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng.
Huyện Bắc Trà My đã tập trung đầu tư đẩy mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của nhân dân; nâng cao mức sống, thu nhập; đến năm 2017 huyện Bắc Trà My có 1.186 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ (tăng 259 cơ sở so với giai đoạn trước), giải quyết việc làm cho hơn 1.500 lao động [16. tr, 26]. Qua đó đã chủ trương đầu tư xây dựng chợ Trà Đông; chợ phiên cụm xã Trà Giác; phục vụ cho hoạt động kinh doanh, mua bán ngày càng sầm uất hơn. Hoạt động dịch vụ vận tải cũng có nhiều phát triển, đưa vào khai thác tuyến xe buýt Trà My - Tam Kỳ và ngược lại, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Bưu chính, viễn thơng ngày càng thuận lợi, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc. Huyện Bắc Trà My đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 14/7/2016 “về phát triển thương mại, dịch vụ giai đoạn 2016-2020
và định hướng đến năm 2025 ”.
Giai đoạn này, ở Nam Trà My vẫn cịn nhiều khó khăn, tuy nhiên ngành thương mại - dịch vụ có chuyển biến; tồn huyện có 23 cơ sở sản xuất, kinh doanh; có 280 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, tăng 1,77 lần so với năm 2010; số lao động tham gia lĩnh vực thương nghiệp trên 460 người, tăng 2,5 lần so với năm 2010 [19. tr, 27]. Những hoạt động thương mại lớn phụ thuộc chủ yếu vào các phiên chợ Sâm Ngọc Linh hàng tháng, thu hút đông đảo nhân dân, doanh nghiệp đến tham gia, mua bán.
2.3.3.2. Tài chính, ngân hàng
- Giai đoạn 1997- 2000: Nguồn thu của huyện Tiên Phước trong giai đoạn này chủ
yếu là các nguồn thu thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân vào ngân sách; năm 1997 thu vào ngân sách nhà nước được 6.580,7 triệu đồng [46. tr, 5], từ các nguồn thu chủ yếu là thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, các loại phí và lệ phí khác. Ngồi ra các loại quỹ như quỹ ngày công quốc phịng, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ giao thơng nơng thôn... đến năm 2000 tổng thu ngân sách là 15.997 triệu đồng [21. tr, 26], vượt kế hoạch đề ra; tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hằng năm gần 20% [21. tr, 26]. Việc huy động, giải quyết các nguồn vốn vay được tích cực thực hiện thơng qua các chương trình, dự án; góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề, các dịch vụ thương mại.
Ở Trà My thu ngân sách có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cường quản lý nguồn thu, khắc phục được tình trạng mất cân đối trong thu chi ngân sách góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. Tổng thu ngân sách có xu hướng tăng, năm 1997 tổng thu ngân sách Nhà nước là 7,77 tỷ đồng; tổng chi ngân sách 7,74 tỷ đồng [14. tr, 24]. Đến năm 2000 tổng thu ngân sách huyện: 14.219,94 triệu đồng, tăng bình quân hàng 1997 là 23% [14. tr, 25]. Việc quản lý ngân sách đã dần dần theo đúng luật, tận thu các nguồn phát sinh trên địa bàn. Công tác quản lý, điều hành ngân sách ở cơ sở từng bước đi vào nề nếp. Hoạt động của ngân hàng có nhiều cố gắng huy động vốn và cho vay; nhìn chung các dự án vay đều phát huy hiệu quả. Các dự án vay vốn được thẩm định chặt chẽ, nên hầu hết các dự án vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, sản xuất có hiệu quả, góp phần XĐGN; thu hồi nợ, lãi vay đến hạn có nhiều tiến bộ; huy động các nguồn vốn trên địa bàn đạt khá.
Đẩy mạnh ngăn chặn buôn lậu, kinh doanh trái phép, truy thu tồn đọng thuế, quản lý mặt hàng quế đảm bảo, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương; các mặt hàng trợ giá trợ cước được chuẩn bị kịp thời phục vụ cho đồng bào ở các vùng trong huyện.
- Giai đoạn 2001 – 2005: Huyện Tiên Phước đẩy mạnh thực chủ trương phân cấp,
giao chỉ tiêu ngân sách; tăng cường trách nhiệm, khai thác nguồn thu gắn với nhiệm vụ chi, điều hành ngân sách đảm bảo. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đạt các khoản thu trên địa bàn, phấn đấu tăng tổng thu ngân sách 15% trở lên. Đẩy mạnh công tác quản lý, điều hành kiểm tra, kiểm soát, thu-chi ngân sách, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả ngân sách nhà nước.
Tổng thu ngân sách 5 năm là 235.654 triệu đồng, tăng bình quân mỗi năm 20% [22. tr, 25]. Hoạt động Ngân hàng, Kho bạc từng bước phát triển; thực hiện tốt cơng tác kiểm sốt thu chi, huy động vốn, cho vay và giải ngân góp phần tích cực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với chủ trương xác định mục tiêu phương hướng đầu tư đúng trọng điểm, tạo sự phát triển toàn diện đồng bộ của nền kinh tế gắn với nuôi dưỡng, quản lý và khai thác tốt các nguồn thu, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, bảo đảm cân đối thu - chi, từng bước lành mạnh hố nền tài chính; huyện Bắc Trà My đã triển khai thực hiện công tác thu ngân sách đảm bảo tăng cường quản lý các nguồn thu và duy trì tốt hoạt động chi thường xuyên theo kế hoạch. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân từ 8 đến 10%/năm [14. tr, 23]. Quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách ưu đãi phù hợp nhằm phát triển các loại hình kinh doanh. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, trên cơ sở đó đầu tư chuyển tiếp và đầu tư mới phát triển kinh tế - xã hội các chương trình, dự án. Tổng thu ngân sách 5 năm trên địa bàn là 250,774 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 16% [14. tr, 24]. Ngoài ra hoạt động ngân hàng cũng có nhiều kết quả, hàng năm huy động các nguồn vốn đảm bảo đầu tư tín dụng, ưu tiên cho vùng khó khăn vay sản xuất nơng nghiệp và chăn nuôi để phát triển kinh tế.
Nam Trà My được tách ra từ huyện Trà My; tuy cịn gặp những khó khăn nhất định những vẫn đảm bảo duy trì, đẩy mạnh các nguồn thu; trong 3 năm (2003 - 2005) tổng nguồn thu ngân sách đạt 138,332 tỷ đồng [17. tr, 22]; trên cơ sở đó đầu tư xây dựng phá triển cơ sở hạ tầng, cùng với đó thực hiện tốt việc kiểm sốt chi qua hệ thống Kho bạc, đảm bảo kê hoạch thu hàng năm, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; tuy vậy thu ngân sách hằng năm tăng nhưng chưa ổn định, nguồn thu chủ yếu là từ ngân sách câp trên, thu phát sinh trên địa bàn huyện cịn chiếm tỷ lệ nhỏ. Hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng, kho bạc hoạt động có hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Giai đoạn 2006 – 2010: Giai đoạn này hoạt động tài chính, ngân sách, tín dụng
có những bước phát triển; các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam đều đã ổn định các nguồn thu, nhiều doanh nghiệp khai thác, đầu tư trên địa bàn cũng đã tạo nguồn thu đáng kể vào ngân sách địa phương; công tác quản lý, điều hành thu - chi ngân sách có nhiều tiến bộ. Tiên Phước trong giai đoạn này tổng thu ngân sách nhà nước đạt 590.640 triệu đồng, tăng bình quân hàng năm 13,12%; trong đó thu trên địa bàn 26.868 triệu đồng, tăng bình quân 8.25%/năm. Tổng chi ngân sách đạt 586.363 triệu đồng, tăng bình quân hàng năm 13,58% [23. tr, 26]. Việc khai thác các nguồn thu tại chỗ được quan tâm, hàng năm đóng góp cho ngân sách khoảng 3 tỷ đồng, chủ yếu để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tập trung vào những cơng trình bức xúc. Ở Bắc Trà My tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm đạt 620 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn hơn 23 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 ước tăng gần gấp 2 lần năm 2005, trong đó thu phát sinh trên địa bàn tăng hơn 1,5 lần. Tổng chi ngân sách địa phương 5 năm hơn 590 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển gần 161 tỷ đồng, chiếm 27,3% tổng chi ngân sách; tổng chi năm 2010 là 115 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2005 [15. tr, 24]. Nam Trà My, thu ngân sách trên địa bàn huyện hàng năm bình quân tăng 150 % so với kế hoạch, gấp 4,9 lần so với năm 2005; tổng thu ngân sách nhà nước trong 5 năm là 587 tỷ đồng, thu trên địa bàn 21 tỷ đồng [18. tr, 21].
Vốn tín dụng của các ngân hàng phục vụ tốt nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Nguồn vốn của nhà nước đầu tư thơng qua các chương trình 134, 135 đều được triển khai và đạt hiệu quả; góp phần cải thiện đáng kể đời sống và sản xuất của đồng bào các dân tộc, bộ mặt nông thôn miền núi được khởi sắc, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Giai đoạn 2011 – 2017: Giai đoạn này công tác tài chính, tín dụng đã cơ bản phát
triển; các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam đẩy mạnh giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ; các huyện chủ trương xây dựng “Đề án phát triển thương mại,
dịch vụ giai đoạn 2016-2020”, thu hút các dự án đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ
tại trung tâm huyện; đồng thời xúc tiến thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn miền núi. Ở huyện Tiên Phước giá trị thương mại, dịch vụ tính đến năm 2017 đạt 1.982 tỷ đồng,
tăng 20% so với năm 2010 [23. tr, 26]. Tổng thu ngân sách năm 2017 là 488,326 tỷ đồng; trong đó, thu trên địa bàn 44,869 tỷ đồng [23. tr, 27]. Tổng chi ngân sách 488,266 tỷ đồng, vốn tín dụng bảo đảm kịp thời cho các chương trình mục tiêu, đáp úng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn. Tổng thu ngân sách giai đoạn 2011- 2017 là 3.366,942 tỷ đồng, tăng bình quân mỗi năm 31% [23. tr, 27], vượt chỉ tiêu đề ra. Hàng năm, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng CSXH đạt trên 350 tỷ đồng; tổng dư nợ cho