Đặc điểm, vai trò của kinh tế các huyện miền núi Tây Nam tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu KINH TẾ CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TÂY NAM TỈNH QUẢNG NAM (19972017) (Trang 77 - 80)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Đặc điểm, vai trò của kinh tế các huyện miền núi Tây Nam tỉnh Quảng Nam

Nam

3.1.1. Đặc điểm kinh tế Tây Nam Quảng Nam

Kinh tế vùng Tây Nam Quảng Nam có nền sản xuất nơng - lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo: Với địa bàn có diện tích đồi núi chiếm ¾ diện tích tự nhiên [82. tr, 6], diện tích

đất sản xuất nông nghiệp chiếm 20% [67. tr, 7]. Bên cạnh đó, các ngành cơng nghiệp và dịch vụ cịn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có điều kiện để phát triển, nhất là trong giai đoạn 1997-2010. Vì vậy, hoạt động sản xuất nơng - lâm nghiệp giữ vai trị chủ đạo trong kinh tế vùng Tây Nam tỉnh Quảng Nam.

Đối với sản xuất nông nghiệp, do địa bàn miền núi, địa hình bị chia cắt nên tạo ra những cánh đồng nhỏ hẹp. Việc phát triển nơng nghiệp cịn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng nơng nghiệp còn thiếu thốn, chưa được đầu tư xây dựng, cơ giới hóa trong nơng nghiệp chưa được triển khai rộng rãi do chưa có vùng sản xuất tập trung, chuyên canh. Hoạt động trồng trọt chủ yếu là sản xuất lương thực cung cấp nhu cầu tại chỗ, chưa hình thành được mơ hình sản xuất hàng hóa, hiệu quả kinh tế thấp. Chăn ni chủ yếu là hình thức kinh tế hộ gia đình, mang tính truyền thống là thả rông…Mặc dù vậy, kinh tế nông nghiệp các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam trong giai đoạn 1997-2017 cũng đạt được những kết quả quan trọng …Về chăn nuôi, tận dụng nguồn thức ăn phong phú sẵn có trong tự nhiên, nhân dân miền núi đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, kết hợp giữa chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp, nhất là phát triển chăn nuôi đại gia súc và phát triển kinh tế trang trại.

Đối với sản xuất lâm nghiệp, đây được xem là một trong thế mạnh của kinh tế vùng Tây Nam Quảng Nam. Với diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn, hoạt động khai thác lâm thổ sản đã tạo nguồn thu nhập khá lớn cho các địa phương. Ngành lâm nghiệp trong những năm 1997-2007, với chủ trương khai thác tiềm năng lợi thế từ rừng để phát triển kinh tế, các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam đã đẩy mạnh các hoạt động khai thác hợp lý nguồn tài nguyên rừng để phục vụ phát triển kinh tế của các địa phương. Các cấp ủy đảng và chính quyền các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tiến hành trồng rừng sản xuất và nâng tỷ lệ độ che phủ. Bên cạnh đó, diện tích rừng bị mất do tác động của quá trình xây dựng đường giao thơng, các cơng trình thủy điện đã được trồng rừng thay thế và tiến hành chăm sóc. Cơng tác quản lý bảo vệ rừng được thực hiện chặt chẽ, nhờ vậy mà tỷ lệ độ che phủ tăng dần qua các năm. Việc phát triển kinh tế lâm nghiệp còn được chú trọng đến việc hình thành các mơ hình kinh tế vườn đồi, kinh tế trang trại. Các loại cây công nghiệp dài ngày như cây cao su, keo lai, chè… được người dân chú trọng lựa chọn.

cung, tự cấp, chưa có nền sản xuất hàng hóa có giá trị cao: Phần lớn hoạt động kinh tế

của vùng Tây Nam Quảng Nam chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương, như sản xuất lương thực, thực phẩm… Chưa quy hoạch được vùng sản xuất chuyên canh tập trung, chưa triển khai được việc cơ giới hóa trong các hoạt động sản xuất, nên chưa tạo ra được các sản phẩm mang tính hàng hóa… Những sản phẩm từ nơng nghiệp chất lượng chưa cao nên chưa thật sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, tuy vậy đến nay sản phẩm nơng nghiệp cũng đã bước đầu mang tính hàng hóa, là cơ sở để xây dựng một nền nông nghiệp tiến bộ, hiện đại. Sản xuất nơng nghiệp phát triển khá tồn diện, từng bước tạo ra sản phẩm hàng hóa, chất lượng và giá trị cao. Sản xuất được đẩy mạnh, kinh tế vườn, trồng rừng được tập trung đầu tư phát triển, mơ hình sản xuất hiệu quả ngày càng nhiều; tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống: Với đặc điểm

miền núi, các huyện Tây Nam Quảng Nam dựa vào lợi thế về các ngành nghề truyền thống, chủ yếu phát triển tiểu thu công nghiệp như chế biến lâm sản, song mây, tre, lồ ô, chổi, mộc dân dụng, đan lát, dệt thổ cẩm, đồ thủ cơng mỹ nghệ… là những ngành nghề có từ lâu đời được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ đầu tư để phát triển, tạo sức cạnh tranh trên thị trường thông qua các hội chợ thương mại, quảng bá du lịch vùng miền, gắn với bản sắc văn hóa dân tộc.

Kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch bước đầu hình thành và phát triển: Đây là

ngành kinh tế còn mới ở các huyện miền núi Tây Nam nhưng các địa phương đã chủ động đề ra những chủ trương, chính sách phát triển mới ngành này, Tiên Phước phát triển dịch vụ du lịch nhà vườn, nhà cổ gắn với di tích lịch sử văn hóa; Bắc Trà My phát triển du lịch dịch vụ di tích lịch sử văn hóa gắn với du lịch sinh thái và bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc; Nam Trà My phát triển du lịch gắn với lễ hội Sâm Ngọc Linh và bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc. Có thể nói đây là thế mạnh của các địa phương miền núi Tây Nam Quảng Nam mà lâu nay chưa được khai thác triệt để do cịn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng.

Phát triển kinh tế gắn với xây dựng bản, làng và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số: Thơng qua chương trình xây dựng Nơng thơn mới, Đảng bộ, chính quyền

và nhân dân các huyện Tây Nam Quảng Nam đã không ngừng nỗ lực, tích cực huy động mọi nguồn lực để thực hiện phát triển kinh tế, xã hội. Nhờ đó sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nơng thôn mới, các địa phương huyện Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My đã đạt những kết quả nổi bật, kinh tế - xã hội của huyện đã có bước phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, diện mạo nơng thơn có nhiều khởi sắc. Bộ mặt nông thôn miền núi ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Kết cấu hạ tầng nơng thơn từng bước được đầu tư hồn

thiện, ngày càng phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân và thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn; bản, làng, ngõ xóm xanh – sạch – đẹp.

Kinh tế các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam tập trung đẩy mạnh khai thác, phát triển các loại cây dược liệu, hương liệu quý: Hiện nay cả ba huyện khu vực Tây

Nam đều có thế mạnh phát triển các loại cây hương liệu, dược liệu như sâm Ngọc Linh, quế Trà My, tiêu Tiên Phước và nhiều loại cây có giá trị khác. Các địa phương ở nơi đây cũng đã có những phương án đầu tư phát triển bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, xã hội; nhiều sản phẩm có giá trị cao mang tầm thương hiệu quốc gia, các huyện Tây Nam đã có những hoạch định cho chiến lược khai thác thế mạnh của các loài cây dược liệu này và kết hợp với phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh của địa phương mình trong và ngồi tỉnh, thu hút đầu tư, thu hút du lịch, đẩy mạnh phát triển kinh tế.

3.1.2. Vai trò của kinh tế Tây Nam Quảng Nam

Sau 20 năm thực hiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế hạ tầng, nhất là từ khi có Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về “phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt

khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa” với mục tiêu nâng cao nhanh đời sống vật

chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa các vùng này thốt khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần đảm bảo trật tự an tồn xã hội, an ninh quốc phịng.

Kinh tế các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam có vai trị làm chuyển biến các lĩnh vực chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng. Đây là một trong những vai trò quan trọng, tác động rõ nét đến đời sống của Nhân dân các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam, tạo sự đồng thuận của xã hội trong phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội vùng miền núi.

Về chính trị, q trình phát triển kinh tế các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam đã khẳng định sự đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Nhờ đó, niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước tiếp tục được củng cố vững chắc. Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế đã góp phần giải quyết hài hịa quan hệ với các dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Về văn hóa - xã hội, quá trình phát triển kinh tế các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Những thành tựu đạt được về kinh tế đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản xuất, tự vươn lên thoát nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống khơng ngừng cải thiện, cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin được

thuận lợi. Phong tục tập quán lạc hậu dần được loại bỏ, giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được bảo tồn gìn giữ và phát huy.

Về quốc phòng, an ninh, việc phát triển kinh tế các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam góp phần xây dựng vành đai miền núi phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam thành khu vực phịng thủ vững chắc. Chính vì vậy, sự quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển khu vực này trong giai đoạn 1997-2017 đã góp phần bảo vệ và giữ vững an ninh biên giới quốc gia.

Từ đó, kinh tế các huyện miền núi khu vực Tây Nam Quảng Nam đã có những chuyển biến quan trọng. Các huyện đã có sự phát triển mạnh mẽ, bước đầu phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, mở rộng sản xuất hàng hóa, tăng trưởng kinh tế cao, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi lớn, đời sống đại bộ phận nhân dân có bước cải thiện rõ rệt, quốc phịng an ninh và trật tự an tồn xã hội được bảo đảm, tạo được thế và lực mới cho sự phát triển của toàn vùng.

Một phần của tài liệu KINH TẾ CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TÂY NAM TỈNH QUẢNG NAM (19972017) (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)