Màng Cacboxymethylcellulose (CMC)

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số loại màng sử dụng trong chế tạo kit xác định nhóm máu (Trang 36)

Cellulose là polysacchride tham gia cấu tạo nên thành tế bào. Cellulose đƣợc cấu tạo bởi các đơn phân là các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4. Dƣới trạng thái tự nhiên, cellulose không tan trong nƣớc, nhƣng những dẫn xuất của cellulose nhƣ carboxymethylcellulose (CMC), methylcellulose (MC), DEAE cellulose, triacetate cellulose, diacetate cellulose thì tan trong nƣớc. Các loại dẫn xuất này có các tính thấm nƣớc và khí khác nhau, đƣợc sử dụng rộng rãi làm chất mang để cố định tế bào, protein và là những chất tạo màng tốt. CMC và MC không độc, đƣợc sản xuất ở Mỹ và hầu hết các quốc gia Châu Âu. Cellulose có tính chất cơ lý tốt, giá rẻ, có thể sử dụng ở dạng sợi và dạng vi hạt, dạng màng.

Cacboxymethylcellulose (CMC) là một ether cellulose, tạo thành bằng cách kiềm hóa cellulose với dung dịch sodium monochloroacetate (CH2ClCOONa) dƣới những điều kiện phức tạp. Giống nhƣ những chất điện môi cao phân tử, khi hòa tan CMC, hiện tƣợng đầu tiên là CMC giãn nở phồng lên, sau đó là hòa tan từ từ. Do đó, khi chuẩn bị dung dịch, cần thấm ƣớt đều từng phần nhỏ, sau đó CMC có thể hòa tan nhanh hơn. Nếu không, từng phần CMC nhỏ sẽ bị bao bọc bên ngoài bởi một lớp plastic và sẽ rất khó hòa tan. Xác định lƣợng CMC thích hợp, hòa tan trong nƣớc, đun cách thủy CMC trong nƣớc cho đến khi tan hoàn toàn. Dung dịch CMC đƣợc nhỏ lên giá thể với hàm lƣợng 100μl, làm khô trong tủ sấy. Màng CMC sau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khi khô tạo một lớp màng film trong suốt. Thử nghiệm độ nhạy của thẻ xét nghiệm với các nồng độ CMC 1%, 2%, 3%, 4%, 5% với 18 mẫu máu. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.2. Độ nhạy của thẻ xét nghiệm với các nồng độ CMC khác nhau

Nồng độ (%) Số mẫu (n) Kết quả đúng (n) Độ nhạy (%)

1% 18 16 88,89

2% 18 18 100

3% 18 17 94,44 4% 18 17 94,44 5% 18 14 77,78

CMC ở dạng dung dịch có tính kiềm nhẹ. Sau khi đƣợc làm khô, nhỏ dung dịch muối sinh lý vào và kiểm tra bằng giấy quỳ, cho kết quả pH trung tính, không ảnh hƣởng tới lớp màng của giá thể, vì vậy có thể sử dụng để làm phản ứng ngƣng kết. Sử dụng màng CMC theo cách này không cần ép màng lên thẻ bằng nhiệt mà chỉ cần phủ một diện tích nhỏ đủ để thực hiện phản ứng ngƣng kết. Mỗi thẻ sẽ đƣợc phủ màng CMC ở 4 vị trí gắn kháng thể: anti-A, anti-B, anti-D và kiểm chứng. Có thể thêm một vị trí gắn kháng thể anti-AB để tăng mức độ tin cậy của xét nghiệm, song giá thành sản xuất cho một thẻ sẽ tăng.

Khi tăng nồng độ CMC, độ nhớt của dung dịch tạo màng tăng, làm tăng lƣợng kháng thể gắn lên màng, tuy nhiên, khi làm ƣớt trở lại để thực hiện phản ứng, có khả năng độ nhớt cao của màng đã ảnh hƣởng đến phản ứng ngƣng kết hồng cầu. Trong những trƣờng hợp gắn protein vào CMC ở dạng vi hạt, có những nghiên cứu cần gắn lƣợng protein lớn sẽ sử dụng nồng độ CMC cao. Ở nồng độ 1%, mặc dù cho kết quả độ nhạy tƣơng đối tốt nhƣng kháng thể bị thấm hút vào thẻ, mất đi một lƣợng kháng thể, ảnh hƣởng đến xét nghiệm. Với các nồng độ CMC cao hơn từ 3% trở lên, việc hòa tan khó khăn hơn, dung dịch tạo thành có độ nhớt cao, gây khó khăn trong việc phủ lên thẻ bằng pipet và làm khô tạo màng. Với thẻ xét nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phủ CMC 2%, thao tác phủ màng lên giá thể dễ dàng, thời gian làm khô nhanh, không gây biến tính giá thể, cho kết quả chính xác với độ nhạy đạt 100%. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn nồng độ CMC 2% để phủ lên giá thể.

Hình 3.3. Phủ màng CMC lên bề mặt của thẻ xét nghiệm

Hình 3.4. Xét nghiệm trên thẻ ép màng CMC 2%

1. Control; 2. Anti-A; 3- Anti-B; 4. Anti-D

Hình 3.5. Xét nghiệm trên thẻ ép màng CMC 3%

1. Control; 2. Anti-A; 3- Anti-B; 4. Anti-D

Sau khi nghiên cứu nồng độ CMC thích hợp để gắn kháng thể, tôi tiến hành nghiên cứu độ nhạy và độ đặc hiệu của thẻ xét nghiệm đƣợc phủ màng CMC. Độ nhạy trung bình của thẻ ép màng CMC đạt 98,06%, độ đặc hiệu 100%. Thao tác xét nghiệm nhóm máu hệ ABO và Rh trên thẻ phủ màng CMC tiến hành dễ dàng, có

1 2 3 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kết quả nhanh và rõ ràng. Tuy nhiên, với 20 xét nghiệm nhóm máu Rh(+) xác định có 19 mẫu dƣơng tính thật, do đó độ nhạy đạt 95,00%. Trong 4 mẫu máu Rh(-) cho độ nhạy và độ đặc hiệu đều đạt 100%, nhƣng do số lƣợng máu hiếm của ngƣời Việt Nam rất thấp (0,04%), quá trình thu thập nhóm máu Rh(-) gặp nhiều khó khăn nên kết quả xét nghiệm trên chƣa thực sự chính xác.

Bảng 3.3. Độ nhạy và độ đặc hiệu của thẻ xét nghiệm đƣợc ép màng CMC

Số mẫu (n) Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%)

Nhóm A 30 93,33 100 Nhóm B 27 100 100 Nhóm AB 18 100 100 Nhóm O 49 100 100 Nhóm Rh(+) 20 95,00 100 Nhóm Rh(-) 4 100% 100 Trung bình 98,06 100

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số loại màng sử dụng trong chế tạo kit xác định nhóm máu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)