CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Các tiêu chí đánh giá thang đo
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), chúng ta cần đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo trước khi kiểm định lý thuyết khoa học. Thang đo được xem là tốt khi nó xác định đúng giá trị cần đo. Như vậy, độ tin cậy là thông số thường được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá. Độ tin cậy được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước hết để loại các biến khơng phù hợp trước. Các biến có hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally & Burnstein, 1994).
Ngồi ra, phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một bước để xác định số lượng nhân tố trong thang đo. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Các trọng số nhân tố ≥ 0,5 trong EFA sẽ đạt được mức ý nghĩa, nếu < 0,5 sẽ bị loại. Số lượng nhân tố được xác định dựa trên giá trị Eigenvalue. Những nhân tố có Eigenvalue > 1 sẽ được giữ lại trong mơ hình để phân tích, ngược lại sẽ bị loại. Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. KMO nằm trong khoảng từ 0,5
đến 1 là đủ điều kiện để phân tích. Thang đo sẽ phù hợp khi tổng phương sai trích phải từ 50% trở lên (Gerbing &Anderson, 1988). Khác biệt giữa các trọng số nhân tố của một biến quan sát trên các nhân tố lớn hơn 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ những nội dung trình bày và phân tích ở chương 2 với mục đích là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 tại Tp. HCM, có thể rút ra một số kết luận sau:
Quy trình nghiên cứu để giúp hình dung từng bước phải thực hiện.
Dựa trên cơ sở lý thuyết và kỹ thuật thảo luận nhóm (n = 8) và phỏng vấn
trực tiếp (n = 2), thang đo được xây dựng và điều chỉnh cho nội dung phù hợp với người tiêu dùng về xăng sinh học E5 tại Tp. HCM.
Thiết kế mẫu với đối tượng khảo sát ý kiến là người tiêu dùng tại Tp. HCM
đã từng sử dùng xăng sinh học E5 và biết xăng này thân thiện với môi trường. Bằng phương pháp chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp, ý kiến người tiêu dùng về hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 sẽ được thu thập. Dữ liệu tổng hợp ý kiến sẽ được xử lý trên phần mềm xử lý dữ liệu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5.
Các kết quả khảo sát ý kiến và xử lý dữ liệu sẽ được trình bày cụ thể trong chương tiếp theo, trong đó tập trung vào thống kê mô tả mẫu khảo sát theo các biến nhân khẩu học, phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi qui, kiểm định T-Test, Anova nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xăng sinh học E5 của người tiêu dùng tại Tp. HCM.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 3, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu để đánh giá thang đo, kiểm định mơ hình, giả thuyết nghiên cứu. Mục đích của chương 4 là trình bày kết quả phân tích, kiểm định thang đo, mơ hình nghiên cứu cũng như giả thuyết được nêu ra trong mơ hình.
Nội dung chương này trình bày kết quả phân tích dữ liệu thu thập được, bao gồm hai phần: (1) Kiểm định thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá; (2) Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi qui tuyến tính.