Lý thuyết về vai trị của chính sách điều hành đối với đầu tƣ nội địa

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách điều hành của chính phủ đến đầu tư nội địa tại các nước đang phát triển (Trang 26 - 29)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2. Lý thuyết về tác động của FDI lên đầu tƣ nội địa

2.2.3. Lý thuyết về vai trị của chính sách điều hành đối với đầu tƣ nội địa

Mơ hình lý thuyết của Dalmazzo và Marini (2000) bắt nguồn từ ý tưởng, chế độ điều hành tác động đến đầu tư nội địa. Do đó, một chế độ đầu tư kém thân thiện sẽ có xu hướng khơng ủng hộ đầu tư từ các nguồn lực nội địa. Mặc dù chưa được chỉ ra một

cách chính xác những gì cấu thành một chế độ đầu tư kém thân thiện, nhưng rõ ràng là chế độ này bao gồm một phạm vi các chỉ số về chế độ điều hành và thể chế, và một chính sách về đầu tư sẽ có liên quan trực tiếp đến chế độ điều hành, trong đó một chế độ đầu tư thân thiện có thể được xem như là chế độ điều hành tốt và ngược lại.

Lý thuyết này sau đó cho rằng tác động của chế độ đầu tư kém thân thiện có thể được giảm bớt bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngồi được cho rằng có khả năng sử dụng địn bẩy chính trị (chẳng hạn, thơng qua Chính phủ nước chủ nhà của họ). Nếu một nhà đầu tư nội địa chuyển thành một đối tác nước ngồi, ví dụ, tìm kiếm FDI để hỗ trợ cho dự án đầu tư của mình, dự án này có thể được bảo vệ khỏi các tác động từ một chế độ điều hành kém. Nếu như một chế độ tham nhũng cố chiếm giữ đầu tư, sở hữu nước ngồi có thể tránh được điều này bằng các hiệp định thương mại quốc tế. Theo quan điểm hồi quy mà Morrissey và Udomkerdmongkol (2012) đã ước lượng, điều này dẫn đến một giới hạn tương tác giữa FDI và chế độ điều hành. Biến phụ thuộc của các tác giả này là đầu tư tư nhân nội địa (loại trừ FDI). Rõ ràng, chế độ điều hành là một biến giải thích (để kiểm định mối quan hệ đầu tư – chế độ điều hành), và FDI là một biến giải thích khác (để kiểm định tác động tích cực hoặc tiêu cực). Trong khi tác động được mong đợi của một chế độ điều hành tốt lên đầu tư là tích cực (và tác động của chế độ kém là tiêu cực), FDI sẽ bù đắp (một phần) tác động này, do đó giới hạn tương tác được mong đợi sẽ tiêu cực. Rõ ràng, giới hạn tương tác thêm vào cả tác động (biên) của chế độ điều hành lên đầu tư, và cả tác động (biên) của FDI lên đầu tư, vì vậy nó cũng sẽ ảnh hưởng đến kết luận là tích cực hay tiêu cực. Một giới hạn tương tác tiêu cực giữa FDI và chế độ điều hành sẽ tạo ra sự cản trở mạnh hơn, và ngược lại, một giới hạn tương tác tích cực giữa FDI và chế độ điều hành sẽ mang lại sự hỗ trợ lớn hơn, trong những quốc gia có chế độ điều hành tốt.

Nhìn chung, Morrissey và Udomkerdmongkol (2012) kết luận rằng tác động cản trở sẽ lớn hơn ở những quốc gia có chế độ điều hành tốt hơn và sự ổn định chính trị cao hơn,

tương ứng, giới hạn tương tác giữa FDI và chế độ điều hành (tốt) là nghịch biến. Đây không phải là một kết quả bất ngờ trong quan điểm của mơ hình lý thuyết, mà là điểm khởi đầu trong phân tích của họ, bởi vì mơ hình này xem nguồn lực đầu tư nội địa và nước ngoài như các nguồn thay thế, và nhận định chế độ điều hành và thể chế như là nhân tố dẫn dắt sự thay đổi các nguồn lực thay thế.

Một viễn cảnh lý thuyết bổ sung về vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa đầu tư nội địa và FDI đã được tìm thấy trong nghiên cứu về sự lan tỏa của FDI. Những lan tỏa lớn từ FDI đến các nhà sản xuất trong nước dẫn đến đầu tư nội địa cao hơn, bởi vì chúng làm tăng tỷ suất thu nhập từ đầu tư (nội địa). Do đó, nếu các lan tỏa là cao, có thể mong đợi rằng FDI sẽ hỗ trợ nhiều hơn là cản trở cho đầu tư nội địa. FDI có tạo ra những lan tỏa lớn hay không phụ thuộc vào yếu tố thể chế và điều hành. Sự bảo vệ thấp đối với quyền lợi về tài sản trí tuệ có thể được liên kết với một mức độ thấp hơn tồn diện của dịng FDI và một mức độ thấp hơn tương đối của các đầu tư công nghệ cao (Crespo và Fontoura, 2007). Ví dụ, nếu các quyền lợi về tài sản trí tuệ khơng được bảo vệ tốt, các doanh nghiệp nước ngồi có thể lựa chọn không đưa vào các hoạt động R&D hoặc sản xuất cơng nghệ cao trong FDI. Kết quả, FDI sau đó có khả năng đưa đến rất ít lan tỏa, như vậy tác động hỗ trợ sẽ yếu hơn.

Do vậy, có những tranh luận hỗ trợ cho cả tác động tiêu cực và cả tác động tích cực có thể xảy ra của yếu tố thể chế và điều hành lên tác động thay thế hoặc khuyến khích của FDI lên đầu tư nội địa. Với những tác động mâu thuẫn kết hợp với những tranh luận lý thuyết khác nhau, cho dù dấu của các giới hạn tương tác là dương hoặc âm cũng là một vấn đề quan trọng trong đó, tác động này sẽ mạnh mẽ hơn tác động còn lại.

2.3. Các nghiên cứu trƣớc đây

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách điều hành của chính phủ đến đầu tư nội địa tại các nước đang phát triển (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w