PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách điều hành của chính phủ đến đầu tư nội địa tại các nước đang phát triển (Trang 41)

3.1. Lựa chọn mơ hình nghiên cứu

Có rất nhiều các nghiên cứu trước đây đã xem xét mối quan hệ giữa FDI và đầu tư nội địa, tuy nhiên, lại có rất ít các nhà nghiên cứu thực hiện kiểm định tác động của yếu tố điều hành của Chính phủ cũng như vai trị của nó trong sự tác động của FDI lên đầu tư nội địa. Một nghiên cứu điển hình về tác động của cả FDI và vai trò của yếu tố điều hành đối với đầu tư nội địa là của hai tác giả Morrissey và Udomkerdmongkol (2012), sử dụng đầu tư tư nhân nội địa làm biến phụ thuộc, và xem xét tác động của dòng FDI vào lên giá trị đầu tư này, cũng như vai trị của yếu tố thể chế điều hành của Chính phủ trong tác động của FDI lên đầu tư tư nhân nội địa. Mơ hình của Morrissey và Udomkerdmongkol cũng được Farla, Crombrugghe và Verspagen (2014) sử dụng để kiểm định tác động của FDI và cơ chế điều hành lên đầu tư nội địa. Do đó, với mục đích của bài nghiên cứu này cũng là kiểm định tác động của dòng FDI vào và vai trị của chính sách điều hành của Chính phủ trong tác động của FDI lên đầu tư nội địa, mơ hình của Morrissey và Udomkerdmongkol (2012) một lần nữa được sử dụng. Biến phụ thuộc của mơ hình hồi quy này là đầu tư tư nhân nội địa, hai biến độc lập chính, đại diện cho dịng FDI vào là FDI và đại diện cho chính sách điều hành của Chính phủ là WGI, căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu là xác định xem tác động của FDI và Chính sách điều hành của Chính phủ và tác động hỗn hợp của hai đại lượng này đối với Đầu tư tư nhân nội địa có chiều hướng như thế nào.

Ngồi ra, Đầu tư cơng cũng là một nhân tố có liên quan đến Đầu tư tư nhân nội địa. Đầu tư công được cho là có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với Đầu tư tư nhân. Về tác động tích cực, hay cịn gọi là Đầu tư công thúc đẩy bổ sung cho Đầu tư tư nhân, theo lý thuyết của Bacha (1990), Taylor (1994) và Agenor (2000), Đầu tư công sẽ tạo ra “ngoại tác tích cực” cho khu vực tư nhân, thơng qua đầu tư vào quốc phịng an ninh, cung cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo mơi trường vĩ mơ an tồn cũng như giảm

chi phí sản xuất cho khu vực tư nhân để tang cường đầu tư. Thêm nữa, nhu cầu hàng hóa dịch vụ từ Chính phủ sẽ giúp cho cầu sản phẩm của khu vực tư nhân gia tăng, khuyến khích khu vực này đầu tư nhiều hơn do kỳ vọng mức doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, Đầu tư cơng có thể sẽ lấn át Đầu tư tư nhân, do nhu cầu của Chính phủ về hàng hóa dịch vụ có thể khiến cho lãi suất gia tăng, nguồn vốn trở nên đắt đỏ hơn, theo đó sẽ có tác động xấu đến khu vực tư nhân. Thứ hai, việc tài trợ cho chi tiêu đầu tư từ ngân sách Nhà nước, thường được thực hiện bằng cách tăng thuế, tạo ra một sự cạnh tranh trực tiếp với khu vực tư nhân trong việc tiếp cận các nguồn lực tài chính khan hiếm của nền kinh tế. Cuối cùng, Đầu tư cơng dàn trải kém hiệu quả có thể lấn át vào những ngành mà tư nhân có nhu cầu và khả năng đầu tư, dẫn đến việc ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Đầu tư tư nhân. Do đó, biến PUBLIC tuy khơng phải là mục đích xem xét tác động đối với Đầu tư tư nhân nội địa nhưng cũng cần được thêm vào mơ hình nghiên cứu.

Tương tự, tốc độ tăng trưởng GDP cũng có tác động đến Đầu tư tư nhân nội địa. Tăng trưởng kinh tế tác động đến đầu tư thông qua ba phương thức. Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện môi trường đầu tư, giúp cho công việc kinh doanh tốt hơn, các cơ hội kinh doanh nhiều và hấp dẫn hơn, từ đó đầu tư sẽ càng nhiều hơn. Thứ hai, tăng trưởng làm tăng tỷ lệ tích lũy, từ đó làm tăng đầu tư; hơn nữa, tích lũy tăng là tín hiệu tích cực để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Thứ ba, tăng trưởng kinh tế tác động đến đầu tư thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển. Như vậy, tăng trưởng cũng sẽ được thêm vào mơ hình như là một biến giải thích cho sự thay đổi của Đầu tư tư nhân nội địa.

Vậy, mơ hình hồi quy có dạng như sau:

β6WGIi,t x FDIi,t + εi,t

Các tham số β tương ứng của từng biến sẽ được ước lượng sau đây chính là hệ số hồi quy của biến đó trong mơ hình, và ε là sai số của mơ hình.

Đối với các hệ số hồi quy, quan trọng nhất là các hệ số β2, β5, và β6. Trong đó, β2 là hệ số hồi quy của biến FDI, cho thấy tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên đầu tư tư nhân nội địa của một quốc gia, sẽ là tác động tích cực nếu hệ số này là số dương và nếu ngược lại, hệ số này mang dấu âm thì FDI sẽ có tác động tiêu cực lên đầu tư tư nhân nội địa. Tiếp theo là hệ số β5, cho thấy tác động của yếu tố quản trị của Chính phủ lên đầu tư tư nhân nội địa. Hệ số này được kỳ vọng sẽ mang dấu dương, tức là một sự quản trị tốt của Chính phủ được kỳ vọng sẽ mang lại một sự gia tăng trong đầu tư tư nhân nội địa của quốc gia. Cuối cùng là hệ số β6, thể hiện

mức độ tác động của biến FDI lên đầu tư tư nhân nội địa trong sự tương tác với yếu tố quản trị của Chính phủ. Hệ số này có thể là tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào bản chất của tác động gián tiếp.

3.2. Mơ tả biến và nguồn dữ liệu

• Biến phụ thuộc: DPI (Domestic Private Investment, % GDP) – Tỷ lệ Đầu tư tư nhân nội địa trên GDP tương ứng

DPI sử dụng trong bài nghiên cứu này được hiểu là phần đóng góp của đầu tư tư nhân nội địa trong GDP tương ứng. Trong đó, đầu tư tư nhân nội địa bao gồm chi tiêu gộp theo khu vực tư nhân bổ sung vào tài sản cố định trong nước (World Bank). Đầu tư tư nhân nội địa bao gồm ba loại hình đầu tư:

- Đầu tư khu vực phi dân cư: các chi phí của doanh nghiệp về vốn như cơng cụ dụng cụ, máy móc thiết bị và nhà máy

- Đầu tư khu vực dân cư: chi phí cho các cơng trình nhà ở và thiết bị dân cư thuộc sở hữu của chủ nhà và được thuê lại

- Thay đổi hàng tồn kho: thay đổi trong hàng tồn kho của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định

• Biến độc lập:

- FDI (Foreign Direct Investment, % GDP) – Tỷ lệ Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP tương ứng

FDI là phần đóng góp của dịng Đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào mỗi quốc gia hàng năm trong GDP tương ứng. Các nghiên cứu trước đây về tác động của FDI lên đầu tư nội địa cũng sử dụng dòng Đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào các quốc gia như Bosworth và Collins (1999), và Hecht, Razin và Shinar (2002). FDI được kỳ vọng sẽ có tác động ngược chiều lên đầu tư tư nhân nội địa tại các quốc gia đang phát triển.

- WGI (Worldwide Governance Indicator) – Chính sách điều hành của Chính phủ WGI là một biến hỗn hợp được thu thập bằng cách lấy trung bình cộng của năm Chỉ số Điều hành trên toàn Thế giới (Worldwide Governance Indicators) gồm có: Tiếng nói và Trách nhiệm (Voice and Accountability - VA), Ổn định chính trị và khơng có bạo lực (Political Stability and Absence of Violence - PS), Chất lượng điều hành (Regulatory Quality - RQ), Quy tắc của luật lệ (Rule of Law - RL), và Kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption - CC). Mỗi chỉ số này được lấy giá trị phân vị theo nguồn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Do các biến cịn lại trong mơ hình hồi quy đều được thu thập theo đơn vị phần trăm, nên riêng biến này sẽ được xem là biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu như chỉ số tổng hợp từ 50 trở lên, và ngược lại, nhận giá trị bằng 0 nếu chỉ số tổng hợp nhỏ hơn 50. Chính sách điều hành của Chính phủ cũng được kỳ vọng sẽ có một tác động cùng chiều lên đầu tư tư nhân nội địa.

- FDI x WGI: biến kết hợp giữa FDI và WGI

Trong bài nghiên cứu này, sự kết hợp giữa FDI và WGI cho thấy vai trị của yếu tố điều hành của Chính phủ trong tác động của FDI lên đầu tư tư nhân nội địa. Kỳ vọng

về dấu của biến này là cùng chiều với đầu tư nội địa, tức là tương tác giữa FDI và chính sách điều hành của Chính phủ được kỳ vọng sẽ có một tác động cùng chiều (hàm ý cho một tác động gián tiếp tích cực của Chính sách điều hành) lên đầu tư tư nhân nội địa tại các quốc gia đang phát triển. Trong bài nghiên cứu, biến kết hợp này sẽ được đặt tên là FW.

• Biến giải thích:

- PUBLIC (Public Investment, % GDP) – Tỷ lệ phần trăm của Đầu tư công trên GDP tương ứng

PUBLIC là phần đóng góp của Đầu tư cơng trong GDP tương ứng. Đầu tư công bao gồm tất cả các khoản chi thường xuyên của Chính phủ cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ. Đầu tư cơng cũng bao gồm hầu hết các khoản chi tiêu cho quốc phòng và an ninh quốc gia, ngoại trừ chi phí quân sự của Chính phủ (World Bank). Tuy tác động của Đầu tư công trong bài nghiên cứu này không phải là quan trọng đối với Đầu tư tư nhân nội địa, nhưng vẫn được thêm vào mơ hình vì giữa Đầu tư công và Đầu tư tư nhân nội địa có mối quan hệ qua lại. Biến này được kỳ vọng sẽ có tác động ngược chiều lên Đầu tư tư nhân nội địa.

- GROWTH (Annual Growth, %) – Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm

GROWTH được sử dụng trong bài nghiên cứu là tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của mỗi quốc gia trong mẫu nghiên cứu được chọn lựa. Nguồn dữ liệu để thu thập tốc độ tăng trưởng qua các năm cũng là từ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Biến GROWTH được kỳ vọng sẽ có tác động cùng chiều đối với biến phụ thuộc.

Ngoài ra, cịn có hai biến là PI (Private Invesment, % GDP) – Tỷ lệ Đầu tư tư nhân trên GDP và GFCF (Gross Fixed Capital Formation, % GDP) – Tỷ lệ Tổng chi phí đầu tư trên GDP, được sử dụng trong bài nghiên cứu trong các phân tích bổ sung, thay thế lần lượt cho biến phụ thuộc DPI nhằm kiểm định lại mơ hình được sử dụng trong bài có

phù hợp hay khơng, và kết quả tác động của FDI và chính sách điều hành của Chính phủ trong từng trường hợp có sự khác biệt nào đáng kể hay không.

Bảng 3.1: Mô tả biến và nguồn dữ liệu

STT Ký hiệu Tên biến Kỳ vọng dấu Nguồn dữ liệu

1 DPIt-1 Độ trễ Đầu tư tư nhân nội địa, phần trăm trên GDP

+ Được tính tốn bằng cách DPI = GFCF – FDI – PUBLIC

2 FDI Đầu tư trực tiếp nước

ngoài, phần trăm trên GDP

- Bộ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới

3 PUBLIC Đầu tư công, phần trăm trên GDP

- Bộ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới

4 GROWTH Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, tính bằng đơn vị phần trăm

+ Bộ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới

5 WGI Chỉ số điều hành của mỗi quốc gia

+ Được tính tốn bằng cách lấy trung bình đơn giản của 5 Chỉ số điều hành Thế giới từ bộ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới 6 FDI x WGI Tương tác giữa Đầu tư

trực tiếp nước ngoài và Chỉ số điều hành quốc gia

+ Được tính tốn bằng cách lấy FDI nhân với WGI

7 PI Đầu tư tư nhân - Được tính tốn bằng

cách PI = DPI + FDI

8 GFCF Tổng chi phí đầu tư - Bộ dữ liệu của Ngân

Bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu của 39 quốc gia được chọn ra từ tất cả các quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới, bao gồm các quan sát trong 12 năm liên tục, từ năm 2002 – 2013, đây là những quốc gia và giai đoạn thời gian đạt được bộ dữ liệu đầy đủ và cân đối nhất đáp ứng tất cả các biến trong mơ hình nghiên cứu. Danh sách mẫu các quốc gia được lựa chọn trình bày trong Bảng 1, phần Phụ lục.

Để có cái nhìn rộng hơn về các yếu tố xác định của đầu tư, bài nghiên cứu sẽ sử dụng biến phụ thuộc luân phiên. Hai biến PI và GFCF sẽ được sử dụng như trong nghiên cứu của Farla, Crombrugghe và Verspagen đã rút ra từ cơ sở của dữ liệu Morrissey và Udomkerdmongkol (2012). Cụ thể, FDI sẽ được thêm vào việc đo lường cho đầu tư tư nhân nội địa DPI để thu được giá trị đầu tư tư nhân PI, với PI = DPI + FDI. Sau đó, đầu tư cơng PUBLIC sẽ được thêm vào PI để thu được Tổng chi phí đầu tư GFCF, với GFCF = DPI + FDI + PUBLIC. Các biến nói trên sẽ được sử dụng luân phiên làm biến phụ thuộc để xem tác động của FDI lên đầu tư trong từng trường hợp có sự khác biệt lớn nào hay khơng.

3.3. Phƣơng pháp kỹ thuật

Để phân tích tác động của FDI và chính sách điều hành của Chính phủ đến đầu tư nội địa tại các quốc gia đang phát triển, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng bảng và thực hiện lần lượt các phương pháp ước lượng để lựa chọn một phân tích hồi quy phù hợp nhất.

Trước tiên, tác giả sẽ thực hiện phân tích bằng mơ hình Pooled OLS, bỏ qua các khác biệt về khơng gian và thời gian để xem chiều hướng tác động của FDI và chính sách điều hành lên đầu tư nội địa là như thế nào. Giả định của phương pháp Pooled OLS là trong mơ hình hồi quy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến, khơng có tự tương quan, phương sai không đổi… Tuy nhiên, xem xét các biến trong mơ hình được sử dụng, có biến độ trễ của biến phụ thuộc là DPIt-1, như vậy có khả năng xảy ra hiện tượng tự

tương quan. Do đó, tiếp theo tác giả sẽ sử dụng FEM (Fixed Effect Model) để phân tích tác động của FDI và chính sách điều hành đến đầu tư nội địa.

Đặc điểm của việc sử dụng FEM là tuy có thể khắc phục được tự tương quan nhưng lại không khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi. Để đảm bảo các ước lượng từ FEM là đáng tin cậy, ta sẽ kiểm định xem trong mơ hình hồi quy được sử dụng có đáp ứng phương sai khơng đổi hay khơng. Nếu như vi phạm giả định này, thì sử dụng REM sẽ hiệu quả hơn, vì có thể khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi.

Tác giả cũng sẽ thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn giữa hai mơ hình, FEM và REM, mơ hình nào sẽ phù hợp với mục đích của bài nghiên cứu hơn. Kết quả từ kiểm định Hausman sẽ cho thấy việc sử dụng FEM là phù hợp hơn nếu như p_value bé hơn 0.05. Tuy nhiên, FEM lại không thể khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi. Như vậy, bài nghiên cứu sẽ lựa chọn phương pháp hồi quy GMM, khắc phục triệt để hiện tượng tự tương quan, khắc phục được phương sai thay đổi và áp dụng được cho mơ hình có hiện tượng nội sinh. Tác giả cũng sẽ kiểm định Hansen để xét xem có hiện tượng nội sinh trong mơ hình được chọn hay khơng, với giả thuyết

Ho: biến công cụ là ngoại sinh (hay mơ hình sử dụng là phù hợp, chứng tỏ có hiện tượng nội sinh)

Xét về mặt lý thuyết, FDI được xem là nội sinh, vì mối quan hệ giữa dịng vốn và đầu tư có thể xảy ra theo hai chiều hướng, dòng vốn tác động đến đầu tư và ngược lại. Về tác động của đầu tư trong nước đối với dòng vốn từ nước ngồi, đầu tư trong nước ln đóng vai trị quyết định, là nguồn cơ bản đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế một cách

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách điều hành của chính phủ đến đầu tư nội địa tại các nước đang phát triển (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w