Nghiên cứu về tác động hỗ trợ tích cực của FDI lên đầu tƣ nội địa

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách điều hành của chính phủ đến đầu tư nội địa tại các nước đang phát triển (Trang 29 - 31)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3.1. Nghiên cứu về tác động hỗ trợ tích cực của FDI lên đầu tƣ nội địa

Các nghiên cứu liên quan tới các tác động của FDI lên đầu tư nội địa đã cho thấy các kết quả trong cả chiều hướng đồng biến và nghịch biến. Theo chiều hướng đồng biến, Bosworth và Collins (1999) và Hecht, Razin và Shinar (2002) đưa ra bằng chứng cho những mẫu tương tự nhau của các quốc gia đang phát triển cho thấy rằng ảnh hưởng của dịng FDI lên đầu tư nội địa thì có ý nghĩa lớn hơn, kể cả đối với vốn cổ phần theo danh mục hay các dòng nợ. Borensztein et al. (1998) kiểm định tác động của FDI lên sự tăng trưởng kinh tế trong phạm vi các hồi quy lấy mẫu nhiều nước, tận dụng dữ liệu trên các dòng FDI từ các nước công nghiệp đến 69 nước đang phát triển trong giai đoạn 1970 - 1990 và tìm thấy những kết quả hàm ý rằng FDI khuyến khích đầu tư nội địa.

De Mello (1999) phân tích tác động của FDI lên tích lũy vốn, sản lượng đầu ra và tổng các nhân tố tăng trưởng sản xuất tại các quốc gia nhận đầu tư, sử dụng dữ liệu bảng cho cả mẫu các quốc gia thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) và không thuộc OECD trong giai đoạn 1970 - 1990. Tác giả này tìm thấy rằng, khơng có bằng chứng chuỗi thời gian nào về sự tăng trưởng nội sinh tuyến tính được suy ra từ FDI cho mẫu OECD. Tác giả đã làm nổi bật lên rằng FDI có một ảnh hưởng lớn gấp đơi lên sự tăng trưởng. Điều đó được cho là để bồi đắp cho sự tăng trưởng thơng qua tích lũy vốn tại các quốc gia nhận đầu tư, dựa trên sự kết hợp của những đầu vào mới và công nghệ nước ngoài trong chức năng sản xuất của quốc gia nhận đầu tư. Mặt khác, nó cũng khuyến khích sự chuyển giao kiến thức thông qua đào tạo người lao động, tiếp thu kỹ năng và đưa ra những hình thức tổ chức mới, quản lý cơng nghệ,… Có rất nhiều nghiên cứu về tác động của FDI lên đầu tư nội địa trong các nghiên cứu kinh tế. Những nghiên cứu này đạt được những kết luận khác nhau. Lubitz (1966) đã xác định một tác động đáng kể của FDI lên đầu tư nội địa tại Canada và tìm thấy rằng,

1 đơ la tăng lên từ FDI sẽ dẫn đến việc gia tăng thêm 3 đơ la trong tổng chi phí vốn tại nước chủ nhà. Tương tự, Van Loo (1977) nghiên cứu Canada với bộ dữ liệu trong giai đoạn từ năm 1948 đến năm 1966 và tìm thấy rằng; 1 đơ la của FDI dẫn đến 1.4 đô la tăng thêm trong tổng chi phí vốn đầu tư tại nước chủ nhà. Borensztein et al. (1998) cũng kiểm định các tác động này dựa trên dữ liệu từ 69 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1989 và đã đưa ra kết quả rằng, FDI khuyến khích đầu tư trong nước. Jomo (1997) thực hiện cho Indonesia, Malaysia và Thái Lan chủ yếu trong ngành đồ chơi vi điện tử và ngành hàng tiêu dùng, và cho thấy kết quả nghiên cứu rằng FDI có tác động thúc đẩy trong những ngành công nghiệp này. Massimiliano và Massimiliano (2003) kiểm định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, đầu tư nội địa và dòng FDI vào tại Hàn Quốc cho giai đoạn từ 1970 - 1989. Các tác giả tìm ra rằng FDI có một vài tác động tích cực lên đầu tư nội địa. Ang (2009) xem xét tác động của FDI lên đầu tư trong nước đối với Malaysia bằng phương pháp phân tích VAR, sử dụng dữ liệu từ 1960 - 2003 và thấy rằng, 1 đô la tăng lên trong FDI đưa đến 1.25 đô la gia tăng trong đầu tư nội địa. Do đó, FDI bao hàm các tác động thúc đẩy đối với nền kinh tế Malaysia. Gan và Gao (2010) nghiên cứu tác động của FDI lên đầu tư nội địa tại Trung Quốc bằng phương pháp phân tích dữ liệu bảng, cho giai đoạn từ 1992 - 2007 và đưa ra kết quả rằng, 1 đô la FDI làm tăng 4.08 đô la đầu tư nội địa tại khu vực trung tâm và 5.88 đô la tại khu vực Sơn Tây. Do vậy, FDI có tác động khuyến khích tích cực đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Nghiên cứu của Wu, Sun và Li (2010) kết luận rằng FDI có ảnh hưởng tích cực cho khu vực Châu Á bởi vì nó tạo ra các cơ hội việc làm mới và làm gia tăng hiệu quả của nguồn lực lao động. Nguyên nhân của tác động tích cực này, được cho là bởi vì nguồn vốn FDI đi vào các quốc gia đang phát triển không chỉ hỗ trợ cho việc khắc phục sự thiếu hụt về vốn, mà cịn kích thích cho sự tăng trưởng kinh tế thông qua việc bổ sung cho đầu tư nội địa (Tang, Selvanathan và Selvanathan, 2008).

Có rất nhiều các nghiên cứu trước đây đã cho thấy nguyên nhân mà FDI tạo ra các lan tỏa tích cực cho nền kinh tế của quốc gia nhận đầu tư. Bởi vì sự xuất hiện của FDI sẽ cung cấp thêm những cơ hội tiếp cận thị trường tiêu thụ cho nước chủ nhà, mở ra những cơ hội mới, cơng nghệ sản xuất mới với chi phí sản xuất thấp hơn, tạo thêm cơ hội việc việc làm, sử dụng và đào tạo lao động có kỹ thuật và chuyên môn tốt, tạo ra các sản phẩm thay thế, cung cấp nguồn tài chính cho quốc gia nhận đầu tư (Sun, 1996; Jayaraman, 1998; Borensztein, Gregoria và Lee, 1998…).

Tang, Selvanathan và Selvanathan (2008) nghiên cứu liên kết ngẫu nhiên giữa FDI, đầu tư nội địa và tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc trong giai đoạn 1988 – 2003. Nghiên cứu của ba tác giả này đã tìm thấy rằng, FDI bổ sung, hay nói cách khác là khuyến khích cho đầu tư nội địa. Do đó, FDI khơng chỉ hỗ trợ trong việc khắc phục tình trạng thiếu vốn, mà cịn kích thích tăng trưởng kinh tế thơng qua bổ sung cho đầu tư nội địa tại Trung Quốc.

Liên quan đến các bằng chứng thực nghiệm, một số nghiên cứu cho rằng FDI hỗ trợ (hoặc thúc đẩy) đầu tư tư nhân nội địa (Al-Sadig, 2013; Ramirez, 2011; Ndikumana và Verick, 2008; Tang et al., 2008; de Mello, 1999; Bosworth và Collins, 1999; Borensztein et al., 1998).

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách điều hành của chính phủ đến đầu tư nội địa tại các nước đang phát triển (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w