bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP HCM
2.4. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng
2.4.3.6. Giá trị cảm nhận
Giá trị cảm nhận là một khái niệm trong tiếp thị xã hội, nó là bước đầu tiên và là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra các can thiệp tiếp thị xã hội mà hiệu quả có thể được sử dụng để thay đổi hành vi cá nhân (Zainuddin và cộng sự, 2011). Nghiên cứu về ý định nuôi con bằng sữa mẹ, giá trị cảm nhận là đánh giá chung của bà mẹ về những lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ dựa trên cảm nhận về những gì bà mẹ nhận được và những gì bỏ ra để theo đuổi mục tiêu nuôi con bằng sữa mẹ (Hussein, 2012). Trên cơ sở đó, giả thuyết sau đây được xây dựng:
Giả thuyết H6: Giá trị cảm nhận có tác động tích cực (+) đến ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
Ngồi ra, ý định ni con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu còn phụ thuộc vào các đặc điểm cá nhân của bà mẹ (tuổi của bà mẹ, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập hộ gia đình). Các đặc điểm cá nhân của bà mẹ tạo nên sự khác biệt đối với ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu (Nguyen, Q.T. và cộng sự, 2013; Mutuli và Walingo, 2014).
2.4.3.7. Ý định ni con hồn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu
Ý định là yếu tố tác động mạnh mẽ đến hành vi và sẽ cho dự đoán tốt đối với hành vi, được giả định là “bao gồm các yếu tố động lực có ảnh hưởng đến hành vi
của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi” (Ajzen 1991, trang 181). Ý định ni con hồn
tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu là mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi bà mẹ sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi ni con hồn toàn bằng sữa mẹ (Hussein, 2012; Mutuli và Walingo, 2014).
H1+
Thái độ
Đặc điểm cá nhân của bà mẹ
H2+
Chuẩn chủ quan
Ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu
H3+
Nhận thức kiểm soát hành vi
H4+
Cho con bú tự hiệu quả
H5+
Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ H6+
Giá trị cảm nhận
Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu đề xuất.
(Nguồn: Đề xuất của tác giả).
Tóm tắt chương 2
Chương này giới thiệu cơ sở lý thuyết về ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu. Mơ hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết về các mối quan hệ trong mơ hình được xây dựng. Trong mơ hình nghiên cứu, biến phụ thuộc là ý định ni con hồn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM và 06 biến độc lập gồm: (1) Thái độ, (2) Chuẩn chủ quan, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Cho con bú tự hiệu quả, (5) Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ, và (6) Giá trị cảm nhận. Chương tiếp theo sẽ giới thiệu quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng và đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mơ hình nghiên cứu.
Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
(Thảo luận nhóm tập trung) Cơ sở lý thuyết và
mơ hình nghiên cứu Thang đo nháp 1 Phỏng vấn thử
(n = 30) Thang đo nháp 2 Điều chỉnh thang đo
Thang đo hồn chỉnh Nghiên cứu chính thức
Loại các biến có hệ số Cronbach’s Alpha <0,7, tương quan biến – tổng <0,3 Loại các biến có hệ số tải nhân tố <0,5
Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố EFA
Phân tích hồi quy bội Kiểm định ANOVA Thảo luận kết quả, kiến nghị
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết và đề xuất một mơ hình nghiên cứu. Chương 3 này sẽ trình bày chi tiết hơn về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính đã được sử dụng để khám phá, điều chỉnh thang đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đồng thời, tác giả trình bày một số nội dung như thiết kế mẫu, thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
3.2. Nghiên cứu định tính
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Do sự khác nhau về văn hóa và mức độ phát triển kinh tế, các thang đo đã được thiết lập tại các quốc gia khác ở nghiên cứu trước có thể chưa phù hợp ở TP. HCM, vì thế cần điều chỉnh, bổ sung thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu thông qua một nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung.
Thang đo của các nghiên cứu trước được dùng làm cơ sở tham khảo cho nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi dùng để đo lường các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu. Các biến quan sát từ các nghiên cứu trước được dịch sang tiếng Việt và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh đang nghiên cứu là ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 mức độ, từ 1 đến 5 cho tất cả các biến độc lập và phụ thuộc. Năm mức độ đó là: 1 là “hồn tồn khơng đồng ý”, 2 là “không đồng ý”, 3 là “trung lập”, 4 là “đồng ý” và 5 là “hoàn toàn đồng ý”.
Các thành viên tham gia thảo luận nhóm tập trung gồm 11 bà mẹ mang thai từ 28 tuần trở lên đang sinh sống tại TP. HCM, có độ tuổi từ 18 đến 45 và có ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
Phương thức thảo luận là dưới sự điều khiển của tác giả, các thành viên bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung của dàn bài thảo luận do tác giả soạn thảo (xem Phụ lục 1). Nghiên cứu được tiến hành như sau:
Bước đầu tiên, tác giả thảo luận với các bà mẹ bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để thu thập dữ liệu liên quan. Sau đó, dựa vào các thành phần cần đo lường trong mơ hình và tham khảo thang đo của các tác giả trong nước và ở nước ngoài, tác giả giới thiệu các thành phần tác động đến ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu trong thang đo sơ bộ và các tiêu chí đánh giá các thành phần này để họ thảo luận. Các bà mẹ tham gia đưa ra quan điểm của mình và các bà mẹ khác đưa ra quan điểm phản biện lại ý kiến của các bà mẹ trước đó, cho đến khi khơng cịn quan điểm của ai, các bà mẹ cho biết ý kiến bằng văn bản,
tác giả tổng hợp và giữ lại những ý kiến được 2/3 số bà mẹ đề xuất. Cuối cùng, tác giả xin ý kiến đánh giá của các bà mẹ về thành phần tác động đến ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
Dữ liệu hiệu chỉnh sẽ được trao đổi lại với các bà mẹ tham gia một lần nữa. Q trình nghiên cứu định tính được kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho các kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà khơng tìm thấy sự thay đổi gì mới.
Kết quả này là cơ sở để tác giả phát triển thang đo nháp và bảng câu hỏi sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn thử n = 30 bà mẹ đang mang thai trên 28 tuần nhằm làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh thành thang đo chính thức sử dụng trong nghiên cứu định lượng.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính
* Kết quả thảo luận nhóm tập trung
Các thành viên của nhóm thảo luận đều thống nhất:
- Khẳng định các yếu tố tác động đến ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM được tác giả đề xuất trong chương 2 (mục 2.4.4) là những yếu tố tác động chính đến ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM.
- Với kết quả này, mơ hình lý thuyết các yếu tố tác động đến ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai và các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng ở trong chương 2 (mục 2.4.4) được giữ nguyên để kiểm định trong nghiên cứu định lượng.
* Kết quả phát triển thang đo
Như đã trình bày ở các phần trước đây, thang đo trong nghiên cứu này dựa vào lý thuyết và được kế thừa từ các nghiên cứu trước. Chúng được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với bà mẹ mang thai tại TP. HCM và dựa vào kết quả của nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung (xem Phụ lục 1 về dàn bài thảo luận nhóm). Ở nghiên cứu này, thang đo sử dụng để khảo sát là thang đo được điều chỉnh sau khi nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung.
Một số ý kiến cho rằng, các phát biểu cần ngắn gọn, phải dễ hiểu đối với bà mẹ mang thai, khơng có từ khó hiểu, sát ý gốc và phù hợp với bối cảnh đang nghiên cứu là ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
Đồng thời, các bà mẹ tham gia nghiên cứu định tính đã hiệu chỉnh, bổ sung một số phát biểu cần thiết để đo lường một số thành phần trong mơ hình đề xuất như sau:
(1) Thang đo thái độ
Thang đo thái độ của bà mẹ đối với việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, ký hiệu là AB. Thang đo này được kế thừa từ thang đo của Hussein (2012); Nguyen, Q.T. và cộng sự (2013). Sau khi thảo luận nhóm, thang đo này khơng có gì thay đổi so với ban đầu và được đo bởi 06 biến quan sát, ký hiệu từ AB1 đến AB6 (Bảng 3.1).
Bảng 3.1: Thang đo thái độ
Mã Câu hỏi các biến quan sát
AB1 Đối với tơi, việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu là vui vẻ.
AB2 Đối với tơi, việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu là dễ dàng.
AB3 Đối với tơi, việc ni con hồn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu là lành mạnh.
AB4 Đối với tơi, việc ni con hồn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu sẽ tiết kiệm thời gian.
AB5 Đối với tơi, việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu là thuận tiện.
AB6 Đối với tơi, việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu là tự nhiên.
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả)
(2) Thang đo chuẩn chủ quan (hay Ảnh hưởng của xã hội)
Thang đo chuẩn chủ quan (hay Ảnh hưởng của xã hội) trong việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, ký hiệu là SN. Thang đo này được kế
thừa từ thang đo của Nguyen, Q.T. và cộng sự (2013); Mutuli và Walingo (2014). Sau khi thảo luận nhóm, thang đo này khơng có gì thay đổi so với ban đầu và được đo bởi 04 biến quan sát, ký hiệu từ SN1 đến SN4 (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Thang đo chuẩn chủ quan (hay Ảnh hưởng của xã hội)
Mã Câu hỏi các biến quan sát
SN1 Chồng tôi khuyên tôi nên ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
SN2 Mẹ tôi khuyên tôi nên ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
SN3 Bạn thân của tôi khuyên tôi nên ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
SN4 Nhân viên y tế (bác sỹ, nữ hộ sinh, y tá...) khun tơi nên ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả)
(3) Thang đo nhận thức kiểm sốt hành vi
Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi trong việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, ký hiệu là PBC. Thang đo này ban đầu có 04 biến quan sát và được kế thừa từ thang đo của Nguyen, Q.T. và cộng sự (2013); Mutuli và Walingo (2014). Sau khi thảo luận nhóm, có 03 biến quan sát thay đổi cụ thể như sau: Loại bỏ biến “Tôi biết nhiều kiến thức về việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu” vì đã có thang đo dàng riêng cho yếu tố kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ; chỉnh sửa biến “Việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu là do tơi lựa chọn” thành “Việc tơi có thể ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu hay không là do tôi lựa chọn”; chỉnh sửa biến “Cho dù tơi có lựa chọn ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu hay không là trong tầm kiểm sốt của tơi” thành “Việc lựa chọn ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu là trong tầm kiểm sốt của tơi”. Kết quả thang đo này được đo bởi 03 biến quan sát, ký hiệu từ PBC1 đến PBC3 (Bảng 3.3).
Bảng 3.3: Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi
Mã Câu hỏi các biến quan sát
PBC1 Việc tơi có thể ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu hay không là do tôi lựa chọn.
PBC2 Việc lựa chọn ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu là trong tầm kiểm sốt của tơi.
PBC3 Tơi có khả năng ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả)
(4) Thang đo cho con bú tự hiệu quả
Thang đo cho con bú tự hiệu quả trong việc ni con hồn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, ký hiệu là BSE. Thang đo này ban đầu có 14 biến quan sát và được kế thừa từ thang đo bản rút gọn của Dennis (2003), trích trong Aquilina (2011). Sau khi thảo luận nhóm, có 09 biến quan sát thay đổi cụ thể như sau: Chỉnh sửa biến “Tôi ln tự tin để có thể đối phó với việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu như một nhiệm vụ đầy thử thách” thành “Tơi ln tự tin để có thể vượt qua thử thách ni con hồn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu”; loại bỏ biến “Tơi ln tự tin để có thể ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu mà không cần sử dụng sữa công thức”; loại bỏ biến “Tôi ln tự tin để có thể kiểm sốt việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu ngay cả khi con tơi đang khóc”; loại bỏ biến “Tơi ln tự tin với những hiểu biết về kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ”; loại bỏ biến “Tơi ln tự tin để có thể đối phó với việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu có thể tốn thời gian”; loại bỏ biến “Tơi ln tự tin để có thể hồn thành việc cho con bú một bên vú trước khi chuyển sang vú bên kia”; loại bỏ biến “Tôi ln tự tin để có thể tiếp tục ni con hồn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu cho mỗi lần con tơi địi ăn”; loại bỏ biến “Tôi luôn tự tin để có thể theo kịp với nhu cầu bú sữa mẹ của con tôi”; chỉnh sửa biến “Tôi luôn tự tin để có thể biết khi nào thì con tơi hồn thành việc bú sữa mẹ” thành “Tôi luôn tự tin để có thể biết khi nào thì con tơi bú no sữa mẹ”. Kết quả thang đo này được đo bởi 07 biến quan sát, ký hiệu từ BSE1 đến BSE7 (Bảng 3.4).
Bảng 3.4: Thang đo cho con bú tự hiệu quả
Mã Câu hỏi các biến quan sát
BSE1 Tôi luôn tự tin để có thể xác định rằng tơi có đủ sữa mẹ cho con bú trong sáu tháng đầu.
BSE2 Tơi ln tự tin để có thể vượt qua thử thách ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
BSE3 Tơi ln tự tin để có thể chắc chắn rằng con tơi được bú sữa mẹ đúng cách thức.
BSE4 Tơi ln tự tin để có thể kiểm sốt tình huống ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
BSE5 Tôi ln tự tin để có thể duy trì nhu cầu bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu của con tôi.
BSE6 Tôi luôn tự tin để có thể thoải mái cho con bú sữa mẹ trước mặt các thành viên trong gia đình tơi.
BSE7 Tơi ln tự tin để có thể biết khi nào thì con tơi bú no sữa mẹ.
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả)
(5) Thang đo kiến thức ni con bằng sữa mẹ
Thang đo kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ, ký hiệu là BK. Thang đo này ban đầu có 10 biến quan sát và được kế thừa từ thang đo của Stuebe và Bonuck (2011); Nguyen, Q.T. và cộng sự (2013). Sau khi thảo luận nhóm, có 02 biến quan sát được