8. Cấu trúc của đề cương luận văn
1.4. Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở trường Trung học cơ sở
1.4.5. Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử với cộng đồng
- Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử với cộng đồng địi hỏi mọi thành viên đều có ý thức, hành vi và thái độ tích cực về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhà trường nơi mình đang cơng tác, nhằm tạo ra mơi trường có tác dụng như là động lực phát triển nhà trường và phát triển các thành viên trong nhà trường đó. Đó là ba thành tố gắn bó chặt chẽ với nhau, mà trong nhà trường từ cán bộ quản lý đến nhân viên, giáo viên và học sinh cần được trang bị sự hiểu biết về nhà trường nói chung, có hành vi ứng xử “mình vì mọi người”, “ học tập để chung sống tốt hơn” và hình thành cho mình tinh thần khiêm tốn, bao dung, trung thực, cầu thị trước sự vận động của tổ chức học đường; nói cách khác, xây dựng văn hóa học đường trường THCS địi hỏi mọi thành viên trong tổ chức quan hệ với nhau một cách thân thiện, dựa trên cơ sở chia sẻ quyền lực và trách nhiệm cùng thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
- Xây dựng kế hoạch phát triển các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường: Xây dựng quy chế chuẩn mực về giao tiếp, ứng xử, làm việc, giảng dạy, học tập văn hóa trong và ngồi nhà trường; Kế hoạch tổ chức các hoạt động có tính tập thể nhân các ngày lễ lớn của đất nước; Kế hoạch làm việc với các doanh nghiệp, ...
- Tổ chức xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường cần đảm bảo các nội dung như: Tổ chức phân công các đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường (Ví dụ như: Tổ tư vấn và quan hệ doanh nghiệp của trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch làm việc với các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ nhà trường..; Đồn thanh niên có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động phong trào cho học sinh...); Tổ chức phân cấp, phân quyền cho đơn vị, cá nhân liên quan nhằm đảm bảo kế hoạch thực hiện đạt kết quả tốt nhất; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cá nhân, đơn vị trong nhà trường cũng như các lực lượng ngoài nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất kế hoạch đã đề ra.
- Chi ủy, chi bộ, lãnh đạo nhà trường tổ chức phân công, chỉ đạo các cá nhân, đơn vị liên quan trong việc tổ chức các hoạt động và thực hiện các qui định liên quan đến việc XD các mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường đến các CBQL, GV, NV và học sinh và các lực lượng bên ngoài nhà trường.
Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo kịp thời uốn nắn những mối quan hệ không lành mạnh.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình XD các mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường: Để xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường là cả quá trình phấn đấu và hỗ trợ, hợp tác với nhau giữa các thành viên trong nhà trường. Có những mỗi quan hệ đang trở nên tốt đẹp lại trở nên khơng tốt đẹp vì một lí do nào đó hoặc ngược lại. Vì vậy, để những mối quan hệ tốt đẹp trở nên tốt đẹp hơn, những mối quan hệ chưa tốt đẹp trở nên tốt đẹp, nhằm tạo ra một tập thể đoàn kết, hướng đến đạt được mục tiêu chung của nhà trường thì cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát các mối quan hệ của nhà trường nhằm kịp thời điều chỉnh những mỗi quan hệ chưa tốt đồng thời động viên, khuyến khích, phát huy những mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường.