Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 92 - 93)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của giáo dục Trung học cơ sở

Mục tiêu của đề tài là đề xuất “Biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường

THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau”, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của

các trường THCS gắn với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cũng có nghĩa là tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý xây dựng VHHĐ nhằm mục tiêu góp phần phát huy được thế mạnh, nội lực của nhà trường, thúc đẩy các mặt tích cực của các thành viên và của tổ chức nhà trường. Qua đó, phục vụ tích cực cho việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiếp cận theo hướng xuất phát từ cơ sở lý luận về quản lý xây dựng VHHĐ của ở các trường THCS và thực trạng quản lý xây dựng VHHĐ của ở các trường THCS huyện Thới Bình; đồng thời bám sát những chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, ngành Giáo dục và Đào tạo và đặc biệt quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp địi hỏi dựa vào một số nguyên tắc, trong đó trước hết chú ý đảm bảo tính mục tiêu giáo dục cấp THCS nói riêng, giáo dục phổ thơng nói chung.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả thiết thực

Một cách phổ biến, mọi hoạt động dạy học, giáo dục trong các cơ sở giáo dục, đào tạo đều địi hỏi có sự đầu tư nguồn lực, chẳng hạn như tài lực, vật lực, nhân lực, tiềm lực, và đời thường chỉ ra “tiền nào thì của nấy”.

Xây dựng và quản lý VHHĐ ở các trường THCS là việc làm khá mới mẻ, đòi hỏi sự đồng thuận cao và hơn nữa hoạt động này rất cần sự đầu tư, huy động các nguồn lực, trong đó hai yếu tố góp phần nâng cao chất lượng VHHĐ và quản lý VHHĐ phải là nhân lực và tài lực. Trong điều kiện hạn hẹp về người và kinh phí, nhà quản lý cần tư duy quản lý theo hướng tiết kiệm sức người, sức của, thời gian và cũng chính phương châm này định hướng xây dựng và quản lý xây dựng VHHĐ dựa vào nguyên tắc hiệu quả.

Nguyên tắc này đảm bảo các biện pháp đề xuất phải bảo đảm tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng quản lý xây dựng VHHĐ. Cụ thể, các biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ cần tính tốn trong điều kiện chi phí khơng nhiều, thời gian tiêu phí ít, tiết kiệm nhân lực nhưng kết quả đạt được là cao nhất.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

“vàng” trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. Theo quan điểm này và cũng từ mục tiêu đề tài liên quan đến phạm trù văn hóa, địi hỏi tác giả khi đề xuất biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ trường THCS cần ý thức: Lịch sử nhân loại là quá trình tiếp biến văn hóa từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau, thế hệ sau vun đắp bổ sung và tiếp tục lưu truyền cho thế hệ kế tiếp, . . . tạo thành dịng chảy văn hóa dân tộc, nhân loại. Như vậy, có thể nhận thức nguyên tắc xây dựng và quản lý xây dựng văn hóa nói chung, VHHĐ nói riêng cần đảm bảo yêu cầu kế thừa những giá trị có được từ thế hệ đi trước và tiếp tục được phát huy bởi thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai. Với ý nghĩa này, khi đề xuất các biện pháp của đề tài, tác giả ln đảm bảo tính kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, nhà trường và xã hội.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học sinh.

Nguyên tắc này yêu cầu biện pháp xây dựng văn hóa học đường thực hiện đúng quan điểm con người là yếu tố trung tâm trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Do đó, cần có những chủ trương, biện pháp để khuyến khích, phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng độc lập, tự chủ, sáng tạo của giáo viên và học sinh; tạo môi trường và các điều kiện thuận lợi để giáo viên và học sinh thể hiện tốt vai trị trách nhiệm, năng lực, sở trường của mình.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi là nguyên tắc khi đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ cần bám sát thực tiễn giáo dục tại địa phương, quản lý từng nhà trường, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của huyện Thới Bình.

Khi đề xuất các biện pháp quản lý cần đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý xây dựng VHHĐ với từng bước tiến hành cụ thể, chính xác. Đặc biệt các biện pháp này được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách khách quan và đạt độ tin cậy cao.

Tính khả thi của biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ là điều kiện cần và đủ để các biện pháp này trở thành hiện thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện Thới Bình.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)