8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng An hở trường Tiểu học quận Liên
3.2.2. Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh
Anh Tiểu học
3.2.2.1. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng hình thành năng lực giao tiếp.
* Mục tiêu của biện pháp
Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo: “Phương pháp GD chủ đạo trong Chương trình GD phổ
thông môn tiếng Anh là đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp”. Đường hướng dạy
ngôn ngữ giao tiếp cho phép sử dụng nhiều PPDH khác nhau, nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của HS, vào khả năng sử dụng các quy tắc ngữ pháp để tạo ra các câu đúng và phù hợp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng lấy người học làm trung tâm trong GD học. Hai đường hướng chủ đạo này quy
định lại vai trò của GV và HS trong quá trình dạy - học.
Mục tiêu cơ bản của Chương trình GD phổ thơng mơn tiếng Anh 2018 là giúp HS hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngơn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của HS phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6
bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24
tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo), cụ thể là HS kết thúc cấp TH đạt Bậc 1, HS kết thúc cấp THCS đạt Bậc 2, HS kết thúc cấp THPT đạt Bậc 3. [4]
* Nội dung và cách thức thực hiện
Đội ngũ GV, nhân tố quyết định tạo ra sự thành cơng trong QLNT nói chung và QL đổi mới giảng dạy nói riêng. Khơng có những con người làm việc hiệu quả thì NT đó khơng thể đạt tới mục tiêu đề ra. Trên thực tế, đội ngũ GV cịn gặp nhiều khó khăn và nhiều mặt hạn chế trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD và sự phát triển của đất nước. Trước tình hình đó, việc chăm lo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVTA có đủ phẩm chất, năng lực công tác là vấn đề quan trọng đối với HT các trường.
Nội dung chương trình bồi dưỡng chun mơn - nghiệp vụ cần chú ý, tính tốn đến các đặc điểm cụ thể, đa dạng của GV được bồi dưỡng (vừa làm vừa học, tuổi tác, cá tính). Cần tạo điều kiện về thời gian, sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, phân cơng lớp dạy phù hợp cũng như hỗ trợ kinh phí và động viên tinh thần để những người tham gia học bồi dưỡng thể hiện những tiến bộ của họ, đặc biệt là tiếp nhận được những kiến thức, kỹ năng mới mẻ.
Chương trình bồi dưỡng chun mơn - nghiệp vụ rất cần thiết có sự tham gia, ủng hộ trực tiếp của Ban lãnh đạo NT và các bộ phận liên quan để đảm bảo tính khả thi, tính bền vững, tính hiệu quả.
Có nhiều nội dung cần bồi dưỡng thì cũng có nhiều cách thức bồi dưỡng đa dạng như một số cách thức dưới đây:
Thực hiện nề nếp sinh hoạt chun mơn và đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho GV.
Thực hiện nề nếp sinh hoạt chuyên môn của Tổ chuyên môn. Nếu được sinh hoạt tốt thì rất có tác dụng thiết thực trong cơng tác bồi dưỡng đội ngũ. Chính vì vậy, HT phải biết định rõ nội dung sinh hoạt chuyên môn, dành thời gian ưu tiên cho việc giải quyết vướng mắc trong chuyên môn, rút kinh nghiệm về xây dựng giáo án, dự giờ thăm lớp, thao giảng.
Cần có sự quan tâm từ phía Sở GD, Phịng GD, GV, NT, phụ huynh HS về vai trị và tầm quan trọng của HĐ ngoại khóa tiếng Anh, có kế hoạch, cấp kinh phí thực hiện các HĐ ngoại khóa.
Đào tạo GV về phương pháp nắm bắt tâm lý HS TH, chuẩn bị giáo án ngoại khóa đầy đủ, chi tiết, kiến thức phù hợp với đối tượng tham gia HĐ ngoại khóa.
BGH NT cần nắm bắt tốt các chương trình tiếng Anh, chương trình bổ trợ, các loại giáo trình tiếng Anh và cần trang bị vốn tiếng Anh giao tiếp tốt.
3.2.2.2. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng tăng cường các hình thức học nhóm
* Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức DHTA nhằm phát huy được tính chủ động, tích cực và sự tự tin khi HS tham gia học tiếng Anh và luyện kỹ năng nói tiếng Anh.
Tạo ra môi trường và ngữ cảnh cụ thể, sinh động để HS có mơi trường rèn luyện, củng cố và phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ. Hơn nữa, HĐ dạy học phải hướng tới mục tiêu không những học để biết, học để lĩnh hội kiến thức mà quan trọng hơn là học để sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt trong giao tiếp và trong công việc.
Tổ chức các HĐ trị chơi ngơn ngữ lồng ghép trong quá trình tổ chức các HĐ dạy học trên lớp đem lại nhiều lợi ích cho HS trong việc học tiếng Anh. Hầu hết các trị chơi ngơn ngữ giúp người học sử dụng ngơn ngữ thay vì phải nghĩ đến việc học các hình thức đúng. Trị chơi có nhiều ưu điểm, chẳng hạn như có thể làm giảm căng thẳng, vì vậy làm cho việc tiếp thu kiến thức được dễ dàng. Trị chơi gây hứng thú cao và có tác dụng giải trí, chúng cịn giúp cho những học viên nhút nhát có cơ hội để thể hiện ý kiến và tình cảm của mình.
Tổ chức đa dạng các HĐ học tập tiếng Anh thu hút được đa dạng HS tham gia vào các HĐ học tập. Vì vậy, các HĐ rèn kỹ năng cần phải được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo tính hiệu quả, tính GD và nội dung kiến thức cần thiết cho HS.
* Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp - Tổ chức dạy học tiếng Anh trên lớp
Để xây dựng được nội dung của HĐ học tập đa dạng trên lớp BGH cần thực hiện các công việc sau:
Chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn phối hợp với GV dạy tiếng Anh trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu bài học, thời gian và tính GD của HĐ để triển khai thống nhất về nội dung. Nội dung của HĐ học tập trên lớp phải đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với HS và yêu cầu của kiến thức, kỹ năng. Nội dung HĐ cần tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau, chủ đề thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, văn hóa, khoa học, thể
dục thể thao, nghề nghiệp,…theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của sách giáo khoa mà các em đang học.
GV dạy phải chuẩn bị đa dạng các phương tiện dạy học như tranh ảnh, máy chiếu; đa dạng về cả hình thức HĐ dạy học,….Ngồi ra, GV phải chuẩn bị tâm lý tích cực cho HS để kết quả thực hành các HĐ, kỹ năng giao tiếp đạt hiệu quả như mong muốn.
Chỉ đạo tổ trưởng tập huấn cho GV dạy tiếng Anh các hình thức tổ chức đa dạng các HĐ DHTA nhằm rèn luyện cho HS các kỹ năng nghe và nói tiếng Anh ngay trên lớp như sau:
- Hoạt động thảo luận nói theo chủ đề:
Chỉ đạo cho GV thành lập nhóm và đưa ra từng chủ đề cho từng nhóm phù hợp với mục tiêu bài học. Chủ đề cần phải đa dạng, mức độ kiến thức vừa sức và tạo được hứng thú cho HS nhằm kích thích tính tích cực, chủ động của HS tham gia thảo luận chủ đề. Những chủ đề thường gặp như: em và những người bạn của em, Em và trường học của em, Em và gia đình em, Em và thế giới quanh em. Trong bốn chủ đề lớn xuyên suốt cả năm học thì trong từng chủ đề có các chủ điểm như bản thân, gia đình, quốc gia, quốc tịch, ngày tháng v.v.
HĐ này có thể rèn cho HS tính tự tin, chủ động và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ở cấp độ cao hơn. Thêm vào đó HS cịn có cơ hội được tìm hiểu thêm về nhiều lĩnh vực, kết hợp sử dụng CNTT và vận dụng lượng kiến thức lớn và phức tạp để nâng cao trình độ bản thân.
- Hoạt động đóng vai theo ngữ cảnh cụ thể:
Đây là một trong những HĐ học tập vui nhộn, kích thích được sự tham gia của HS. Những HS ít nói cũng có cơ hội tham gia diễn đạt ý của mình và rèn luyện cho HS phong cách diễn đạt trước đám đông. Hơn nữa thông qua HĐ này thế giới của lớp học được mở rộng ra thế giới bên ngồi - vì thế mở ra các cơ hội sử dụng tiếng Anh nhiều hơn.
Để tổ chức tốt HĐ đóng vai theo ngữ cảnh một cách hiệu quả HT phải chỉ đạo cho GV dạy tiếng Anh chọn ngữ cảnh hoặc tự thiết kế ngữ cảnh thêm vào đó HS trong nhóm, cặp có thể tự chọn vai hoặc nhóm trưởng phân vai để tất cả các thành viên đều tự tin, hứng thú nhằm phát triển tốt nhất năng lực nói tiếng Anh của cá nhân.
Chỉ đạo cho GV phân vai cho HS luyện tập phải có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các HS khó khăn trong học tập, HS có năng khiếu về ngơn ngữ để các em đều được tham gia vào các HĐ học tập tự nhiện, tự tin hơn.
- Hoạt động trò chơi học tập:
rèn nâng cao năng lực nói tiếng Anh của HS. Khi tham gia trị chơi các em sẽ có cơ hội thực hành và luyện kỹ năng một cách tự nhiên và cơ hội thư giãn sau những bài học nặng về kiến thức, hơn thế nữa việc tham gia các HĐ trị chơi giúp HS phát huy tính cạnh tranh, mong muốn được chiếm lĩnh kiến thức và chiến thắng trò chơi.
BGH trường cần quán triệt cho các GV dạy tiếng Anh áp dụng phương pháp trò chơi học tập trong việc giảng dạy Ngoại ngữ. GV phải tích cực biện soạn và áp dụng các trị chơi vừa mang tính GD cao mà vừa tạo ra được sự vui nhộn, gây hứng thú cao, có tác dụng học mà chơi, chơi mà học. HĐ trò chơi còn giúp cho những học viên nhút nhát có cơ hội để thể hiện ý kiến và tình cảm của mình thơng qua q trình học tập.
3.2.2.3. Đổi mới quản lý kiểm tra – đánh giá kết quả học tập * Mục tiêu của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá là yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học nhằm cung cấp thông tin phản hồi về năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà HS đạt được trong quá trình cũng như tại thời điểm kết thúc một giai đoạn học tập. Điều này góp phần khuyến khích và định hướng HS trong quá trình học tập, giúp GV và NT đánh giá kết quả học tập của HS, qua đó điều chỉnh việc dạy học mơn học một cách hiệu quả ở các cấp học.
Bồi dưỡng cho GV nhận thức được kiểm tra, đánh giá là yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học nhằm cung cấp thơng tin phản hồi về năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà HS đạt được trong quá trình cũng như tại thời điểm kết thúc một giai đoạn học tập. Điều này góp phần khuyến khích và định hướng HS trong q trình học tập, giúp GV và NT đánh giá kết quả học tập của HS, qua đó điều chỉnh việc dạy học mơn học một cách hiệu quả ở các cấp học.
* Nội dung biện pháp:
Việc đánh giá HĐ học tập của HS phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy học của Chương trình, dựa trên yêu cầu cần đạt đối với các kỹ năng giao tiếp ở từng cấp lớp, hướng tới việc giúp HS đạt được các bậc quy định về năng lực giao tiếp khi kết thúc các cấp TH, THCS và THPT.
HĐ kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện theo hai hình thức: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục thơng qua các HĐDH trên lớp. Trong q trình dạy học, cần chú ý ưu tiên đánh giá thường xuyên nhằm giúp HS và GV theo dõi tiến độ thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong Chương trình. Việc đánh giá định kỳ được thực hiện vào các thời điểm ấn định trong năm học để đánh giá mức độ đạt so với yêu cầu cần đạt đã được quy định cho mỗi cấp lớp. Việc đánh giá cuối cấp TH, THCS và THPT phải dựa vào yêu cầu về năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể là Bậc 1 đối với cấp TH, Bậc 2 đối với cấp THCS và Bậc 3 đối với cấp THPT.
Việc đánh giá được tiến hành thơng qua các hình thức khác nhau như định lượng, định tính và kết hợp giữa định lượng và định tính trong cả q trình học tập, kết hợp đánh giá của GV, đánh giá lẫn nhau của HS và tự đánh giá của HS. Các loại hình kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với PPDH được áp dụng trong lớp học, bao gồm kiểm tra nói (hội thoại, độc thoại) và kiểm tra viết dưới dạng tích hợp các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ, kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.
* Cách thức thực hiện
HT NT chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn, GV dạy tiếng Anh và các bộ phận liên quan thực hiện những nội dung sau:
BGH phải tuyên truyền, quan triệt cho GV dạy tiếng Anh hiểu rõ được việc kiểm tra là một trong những chức năng cần thiết trong quá trình QL. NT phải phổ biến cho GV mục đích kiểm tra, các tiêu chí và các nguyên tắt đánh giá; đồng thời GD cho đội ngũ GV dạy tiếng Anh có ý thức, trách nhiệm cao trước kết quả ĐT của mình, có thái độ công tâm trong việc đánh giá nhằm tạo ra kết quả đánh giá khách quan, chính xác, phản ảnh được năng lực thật sự của GV.
Chỉ đạo tổ trưởng bộ môn tiếng Anh ngay từ đầu năm học phải lập kế hoạch kiểm tra, niêm yết cho tất cả GV biết và chủ động phối hợp thực hiện. Tổ tiếng Anh cần thống nhất các tiêu chí đánh giá chuẩn của một tiết dạy, trong đó cần chú trọng đến các tiêu chí đánh giá theo hướng đổi mới PPDH. Cần tập trung vào các tiêu chí đánh giá PP tổ chức các HĐ dạy học của thầy, việc sử dụng linh hoạt, hiệu quả các TBDH và lấy kết quả HĐ học của trị làm tiêu chí để đánh giá năng lực sư phạm, trình độ chun mơn của GV.
Chỉ đạo tổ trưởng phân công cụ thể GV tham gia đánh giá các giờ dạy của đồng nghiệp trên lớp, thông báo trước cho GV tham gia kiểm tra để GV chủ động nghiên cứu trước nội bài giảng. Ngồi ra xử lí các tình huống sư phạm một cách linh hoạt, sáng tạo cũng nói lên trình độ, nghiệp vụ của một GV, nghệ thuật, bản lĩnh đứng lớp cũng không kém phần quan trọng trong việc đánh giá. Sau khi kiểm tra xong phải tổ chức họp tổ để đánh giá, nhận xét, phân tích các điểm mạnh, yếu giúp GV được kiểm tra phát huy được những điểm mạnh và rút kinh nghiệm, khắc phục các điểm yếu của bản thân để tiến bộ hơn.
Đối với hồ sơ chuyên môn, BGH chỉ đạo cho tổ chuyên môn tiếng Anh chú trọng kiểm tra chất lượng của giáo án, cần xem xét việc soạn giáo án có phù hợp với mục tiêu chương trình hay khơng, nội dung có phù hợp hay khơng để kịp thời điều chỉnh. Sau khi kiểm tra phải có sự đánh giá, nhận xét, góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản đối với từng GV.