- Nhiều tác giả khuyên tốt nhất nên điều trị theo kháng sinh đồ, nếu
4.3.3. Liên quan đến bệnh kèm theo và chi phí điều trị
Số lượng bệnh nhân AXP có bệnh kèm theo chiếm 47,2%, chủ yếu là đái tháo đường và bệnh về tiêu hóa (xơ gan). Theo nghiên cứu chúng tôi thấy, bệnh nhân AXP có bệnh kèm theo có chi phí điều trị trung bình cả đợt là 31,26 triệu đồng/BN cao hơn chi phí trung bình của nhóm bệnh nhân không
có bệnh kèm theo là 26,46 đồng/BN. Sự chênh lệch này chủ yếu là chênh lệch về chi phí thuốc điều trị, với bệnh nhân có bệnh đi kèm kéo theo các chi phí của thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ gan...do tình trạng miễn dịch kém, tình trạnh bệnh nặng nên chi phí cao hơn. Trong đó bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh cần phải điều trị tích cực để phòng các biến chứng nhiễm trùng. Theo nghiên cứu của Đỗ Liên Anh Hà và Nguyễn Thy Khê cho thấy chi phí thuốc kháng sinh để điều trị các biến chứng (55,93%) đắt hơn chi phí điều trị bệnh chính là bệnh đái tháo đường (7,27%) [7].
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 72 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân áp xe phổi nằm điều trị nội trú tại Trung Tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi rút ra 1 số kết luận sau:
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:
- BN nam gặp nhiều hơn nữ,, tỷ lệ nam/nữ = 3,5/1.
- Tuổi mắc bệnh trung bình là 54,57 ± 11,65.
- Thời gian nằm viện trung bình 25,4 ± 10,29 ngày.
- Phương pháp điều trị: 100% phối hợp 2 loại kháng sinh trở lên trong điều trị. Trong đó phối hợp 3 nhóm KS chiếm 81,9%, phối hợp2 loại KS chiếm 18,1%,3 KS phối hợp sử dụng nhiều nhất là Cephalosporins III, Aminoglycosides và Metronidazoles (16,7%).
- Kết quả điều trị khỏi và đỡ chiếm 86,1%.
2. Chi phí điều trị trực tiếp của BN AXP.
- Tổng chi phí điều trị cho 72 BN AXP điều trị nội trú tại Trung Tâm Hô Hấp năm 2011 là 2.069.280.044 đồng.
- Chi phí điều trị TB của 1 BN AXP là 28,74 ± 20,26 triệu đồng.
- Cơ cấu chi phí điều trị cho mối bệnh nhân áp xe phổi: + Chi phí về thuốc chiếm tỷ lệ 73,4%
+ Chi phí xét nghiệm chiếm 9,1% + Chi phí cho dịch vụ thủ thuật 7,1% + Chi phí cho chẩn đoán hình ảnh 4,8% + Chi phí cho vật tư tiêu hao chiếm 3,8% + Chi phí giường bệnh chiếm 1,8%
- Trong các chi phí thuốc, chi phí các loại kháng sinh chiếm tỷ lệ 90,9%, các loại thuốc khác chiếm 9,1%.
- Trong các chi phí về xét nghiệm, chi phí cho các xét nghiệm sinh hóa chiếm 41,1% , vi sinh chiếm 36,1%,huyết học chiếm 12,5%, giải phẫu bệnh chiếm 7,2% và các xét nghiệm khác chiếm 3,0%.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị
- Chi phí điều trị trung bình theo thời gian nằm viện: thời gian điều trị từ7 – 14 ngày chi phí điều trị trung bình là 19,86triệu đồng/BN, từ 15 – 21 ngày là
21,53triệu đồng/BN, 22 – 28 ngày là 29,64triệu đồng/BN và trên 4 tuần là 37,64 triệu đồng/BN.
- Bệnh nhân có BHYT chi phí trung bình một đợt điều trị là 31,48 ± 20,01 triệu đồng/BN. Bệnh nhân không có BHYT chi phí trung bình một đợt điều trị là 23,22 ± 20,23 triệu đồng/BN.
- Chi phí của bệnh nhân có bệnh kèm 31,26± 19,04 triệu đồng/BN. Chi phí của bệnh nhân không có bệnh kèm 26,46 ± 21,38triệu đồng/BN.