BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
4.1.1. Tuổi, giới, nghề nghiệp của bệnh nhân áp xe phổi
Về tuổi: Bệnh nhân áp xe phổi gặp ở hầu hết các nhóm tuổi, tuổi thấp
nhất là 21, cao nhất là 85. Tuy nhiên, gặp chủ yếu là các bệnh nhân có tuổi ≥ 30 chiếm 94,6%, kết quả này phù hợp với tác giả Nguyễn Việt Cồ [5] với 77,1% là lứa tuổi ≥ 36 và theo Vũ Thị Huyền [8] là 85,7%, các bệnh nhân ≥
60 cũng chiếm tỷ lệ khá cao 37,5% đây là lứa tuổi mà sức đề kháng thường suy giảm và hay mắc các bệnh mạn tính kèm theo, do vậy diễn biến bệnh thường nặng và nguy cơ tử vong cao.
Về giới:Trong số 72 bệnh nhân áp xe phổi vào điều trị tại Trung Tâm
Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai trong năm 2011 thì tỷ lệ nam/nữ là 3,5/1, kết quả này phù hợp với NC của Vũ Thị Huyền là 3,2/1, tuy nhiên lại khác so với nghiên cứu của Yaacob. I và Ariffin. Z [37]=7/6 điều này cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của giới nam Việt Nam là rất cao do chứa đựng nhiều yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, nghiện rượu…
Về nghề nghiệp: Tầng lớp nông dân vào viện chiếm tỷ lệ cao nhất là
46%, công nhân là 12%, điều này cho thấy phần lớn bệnh nhân bị áp xe phổi thuộc đối tượng lao động chân tay, có thể do tính chất công việc, điều kiện kinh tế, trình độ hiểu biết, chế độ dinh dưỡng và điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo.
4.1.2. Phương pháp và kết quả điều trị
4.1.2.1. Điều trị áp xe phổi
4.1.2.1.1. Phương pháp điều trị
Theo nghiên cứu của chúng tôi có 93,2% bệnh nhân áp xe phổi được điều trị theo phương pháp nội khoa, 6,8% bệnh nhân được điều trị ngoại khoa, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Chu Văn Ý [28] có 88,24% điều trị bằng phương pháp nội khoa, 11,76% phải mổ. AXP là bệnh có tính chất nội – ngoại khoa, nhưng hiện nay với sự ra đời của các thế hệ kháng sinh có tác dụng mạnh bệnh đã chuyển dần sang xu hướng nội khoa.