KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.4. Các loại kháng sinh sử dụng
Bảng 3.4.Các loại kháng sinh được sử dụng
Kháng sinh Số BN (n) Tỷ lệ % Cephalosporins III 58 80,6 Metronidazoles 49 68,1 Aminoglycosides 42 58,3 Fluoroquinolones 41 56,9 Carbapenem 32 44,4 Penicillin 5 6,9 Vancomycin 1 1,4 Kháng sinh khác 5 6,9 Nhận xét:
- Các loại kháng sinh được sử dụng cho BN AXP lần lượt là:
+ Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là là Cephalosporins III chiếm 80,6%, bao gồm: Cefotaxime, Ceftriaxone, Ceftazidime.
+ Metronidazoles chiếm 68,1%
+ Kháng sinh nhóm Aminoglycosides chiếm58,3%, gồmGentamycin, Selemycin, Amikacin.
+ Kháng sinh nhóm Carbapenem 44,4%, gồm Imipenem, Meoropenem. - Các loại kháng sinh khác gồm Augmentin, Fosmycin, Timentin...được sử dụng ít hơn.
Nhận xét:
- 100% BN AXP đều được điều trị kết hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên. - Sử dụng 3 nhóm KS trong điều trị chiếm tỷ lệ cao 81,9%, trong đó : +Phối hợp cephalosporins III + Aminoglycosides (AG)+ Metronidazoles chiếm tỷ lệ 16,7%.
+Phối hợpCarbapenem + Quinolones + Metronidazoles chiếm 15,3%. +Phối hợp Cephalosporins III + Quinolones + Metronidazoles chiếm 11,1%. - Sử dụng 2 nhóm kháng sinh hay gặp nhất là cephalosporins III và Aminoglycosides chiếm 11,1%
- Có 1 trường hợp áp xe phổi do tụ cầu vàng sử dụng phối hợp Vancomycin + Cephalosporins III + Aminoglycosides trong điều trị chiếm tỷ lệ 1,4%.
3.1.5. Kết quả điều trị
Bảng 3.6.Kết quả điều trị áp xe phổi (n=72)
Kết quả điều trị Số BN (n) Tỷ lệ %
Không đỡ (chuyển ngoại) 6 8,3
Nặng xin về 4 5,6
Biểu đồ 3.3.Kết quả điều trị áp xe phổi (n = 72) Nhận xét:
- Tỷ lệ bệnh nhân khỏi và đỡ khi ra viện chiếm phần lớn (86%)
- Có 6 bệnh nhân thất bại điều trị nội khoa được chuyển ngoại chiếm 8,3%
- Có 4 bệnh nhân nặng xin về chiếm 5,6% (Những bệnh nhân này bị áp xe phổi kèm theo những bệnh lý nặng như suy tim, xơ gan,…)
3.2. Chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân áp xe phổi3.2.1. Chi phí điều trị TB của một BN AXP