CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. THÀNH PHẦN CÁC LOÀI DƠI TẠI KHU DANH THẮNG NGŨ HÀNH
3.1.5. Đặc điểm về tiếng kêu siêu âm của các loài dơi đã ghi nhận
Do tập tính sinh thái của các lồi dơi là hoạt động vào ban đêm, bay với tốc độ nhanh, đường bay phức tạp và chức năng mắt không đảm bảo cho việc quan sát, phản xạ, để tránh được các vật cản trên đường bay và định hướng, chúng sử dụng âm thanh bằng cách phát ra tiếng kêu siêu âm và cảm nhận âm thanh bằng tai [32, 33, 42]. Dơi phát ra tiếng kêu siêu âm dưới dạng các xung âm thanh không liên tục. Chúng phát ra tiếng kêu siêu âm bằng cách đánh lưỡi hoặc sử dụng thanh quản [29].
Ngoại trừ loài dơi chó Ấn Cynopterus sphinx chủ yếu ăn trái cây, tồn bộ 11 lồi dơi chun ăn cơn trùng cịn lại phụ thuộc vào siêu âm và chúng phát tiếng kêu siêu âm với tần số khác nhau [12, 29]. Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi đã thu thập được 69 tệp tin âm thanh và phân tích đặc điểm tiếng kêu siêu âm của chín lồi, trong khi hai lồi dơi mũi bé Hipposideros cineraceus và dơi mũi xinh Hipposideros pomona phát tín hiệu siêu âm với tần số cao vượt quá khả năng ghi của thiết bị ghi siêu âm.
Dựa trên tín hiệu siêu âm, các loài dơi ghi nhận tại Ngũ Hành Sơn được chia làm 2 nhóm:
60
- Nhóm tần số cố định (Constant frequency, kí hiệu là CF) bao gồm 05 lồi thuộc họ Rhinolophidae và một loài thuộc họ Dơi nếp mũi Hipposideridae (Hình 3.20).
- Nhóm phát ra tần số âm thanh thay đổi (Frequency modulated, kí hiệu FM), bao gồm một lồi thuộc họ Dơi bao đi Emballonuridae và hai loài thuộc họ Dơi muỗi Vespertilionidae (Hình 3.21).
Hình 3.20. Tín hiệu siêu âm của các loài dơi thuộc họ Dơi mũi lá Rhinolophidae và họ Dơi nếp mũi Hipposideridae
Hình 3.21. Tín hiệu siêu âm của các lồi dơi thuộc họ Dơi bao đi Emballonuridae và họ Dơi muỗi Vespertilionidae
61
Việc phân tích tín hiệu tiếng kêu siêu âm của các cá thể dơi ghi nhận tại khu vực nghiên cứu cho thấy:
- Tín hiệu âm thanh của các lồi thuộc họ Dơi mũi lá Rhinolophinae được đặc trưng bởi một đoạn ổn định CF (Constant-frequency), một đoạn khởi đầu iFM (initial frequency-modulated) và đoạn kết thúc tFM (terminal frequency- modulated). Trong đó, tần số âm thanh ứng với mức năng lượng lớn nhất trung bình giảm dần theo thứ tự từ loài R. pusillus (90-95 kHz), R. affinis (74-78 kHz),
R. siamensis (67-69 kHz), R. pearsonii (62-64 kHz), và R. marshalli (42-44 kHz).
Thời gian cho một lần phát âm (D) trung bình của chúng khoảng 35ms; (25- 60 ms), thời gian bắt đầu lần phát âm này đến bắt đầu lần phát âm tiếp theo (IPI) khoảng trung bình 60ms; (25 – 120 ms).
- Lồi Hipposideros larvatus: Tín hiệu âm thanh của các loài này mang đặc
trưng của họ Dơi nếp mũi Hipposideridae với một đoạn khởi đầu ổn định CF (Constant-frequency) và đoạn kết thúc tFM (terminal frequency-modulated). Tần số ứng với mức năng lượng lớn nhất (PFmax) trong khoảng 90-94 kHz, tần số kết thúc phát âm của con vật khoảng EF: 52,4KHz, khoảng thời gian từ bắt đầu lần phát âm này đến bắt đầu lần phát âm tiếp theo IPI khoảng 5-70 ms; thời gian một lần phát âm (Dur) khoảng: 3 ms.
- Lồi dơi bao đi nâu đen (Taphozous melanopogon): loài dơi này phát
ra siêu âm với tần số thay đổi (FM) với âm thanh gốc và các hoà âm (Harmonic) đặc trưng của họ Dơi Bao đi [69]. Âm thanh gốc có tần số ứng với mức năng lượng lớn nhất PFmax của âm thanh gốc: 20 - 25 kHz; tần số bắt đầu phát âm của con vật (SF): 40 – 30 kHz; tần số kết thúc phát âm của con vật (EF): 15-20 kHz, khoảng thời gian giữa bắt đầu lần phát âm này đến bắt đầu lần phát âm tiếp theo: 25 – 80 ms; khoảng thời gian của một lần phát âm (Dur): 5-10 ms
62
- Hai loài dơi thuộc họ Dơi mũi Vespertilionidae: hai loài dơi muỗi Nhật Bản (Pipistrellus abramus) và dơi muỗi (Pipistrellus cf. ceyclonicus) đều phát ra siêu âm dạng FM. Trong đó, tiếng kêu của lồi dơi muỗi Nhật Bản có tần số ứng với mức năng lượng lớn nhất PFmax khoảng 50 kHz (48 – 55 kHz); tần số bắt đầu phát âm của con vật SF: 60 –70 kHz, tần số kết thúc phát âm của con vật EF: 45-50 kHz, khoảng thời gian giữa bắt đầu lần phát âm này đến bắt đầu lần phát âm khác IPI: 30 – 120 ms, thời gian của một lần phát âm Dur: 3 – 8 ms. So với loài dơi muỗi Nhật Bản, tín hiệu tiếng kêu của loài dơi muỗi (Pipistrellus cf. cyclonicus) chỉ khác về tần số ứng với mức năng lượng lớn nhất PFmax khoảng 40 kHz (38 – 44 kHz); tần số bắt đầu phát âm của con vật SF: 50 –60 kHz, còn các chỉ số khác cũng tương tự.
Từ những kết quả trên, việc nghiên cứu các đặc điểm sinh thái và tập tính hay và giám sát thành phần các loài dơi ăn muỗi tại khu vực Ngũ Hành Sơn trong tương lai có thể được thực hiện bằng các thiết bị ghi siêu âm và tránh được việc phải bẫy bắt chúng.