Phân bố theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm sinh thái của các loài dơi (mammalia chiroptera) tại khu danh thắng ngũ hành sơn, đà nẵng (Trang 76 - 81)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÁC LOÀI DƠI TẠI KHU DANH

3.2.1. Phân bố theo sinh cảnh

Dựa vào mục đích nghiên cứu nhằm xác định một số đặc điểm sinh thái và một số nhân tố ảnh hưởng và đề xuất cơ sở khoa học cho công tác quản lý đa dạng sinh học tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, tài liệu phân loại sinh cảnh sống các loài dơi của Gorresen (2005) và Kruskop (2013) [41, 50], chúng tôi chia khu vực nghiên cứu thành 3 sinh cảnh chính: Rừng trên núi đất, Rừng trên núi đá, Khu dân cư. Đây là 3 sinh cảnh điển hình tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Rừng trên núi đất là sinh cảnh chính có mặt ở phần lớn khu danh thắng Ngũ Hành Sơn với lớp nền đất được hình thành qua lịch sử hàng triệu năm. Đây là

63

sinh cảnh có đa dạng sinh học cao nhất với kiểu thảm thực vật thường xanh, độ tàn che lớn. Điển hình của sinh cảnh rừng trên núi đất là tại các hòn Thủy Sơn, Kim Sơn và Hỏa Sơn.

Rừng trên núi đá là sinh cảnh chủ yếu của danh thắng Ngũ Hành Sơn, đây là sinh cảnh đặc biệt được hình thành, phát triển trực tiếp trên nền đá mẹ là đá vơi, hình thành các kiểu thảm thực vật, rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cùng với hệ thống động vật đặc thù mà khơng phải nơi nào cũng có. Điển hình của sinh cảnh rừng trên núi đá là ở 2 hòn Thổ Sơn và Mộc Sơn.

Khu dân cư là sinh cảnh bao quanh và xen kẽ trong khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Đây là khu vực thành phố, có dân cư phân bố đơng đúc và nhiều cơng trình cơ sở hạ tầng, nhà ở phân bố rải đều các tuyến đường tại khu vực.

Sau quá trình nghiên cứu và thống kê, kết quả thu mẫu tại từng sinh cảnh của các loài dơi tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn cho thấy khu sinh cảnh rừng trên núi đất có số lượng cá thể thu được nhiều nhất với 41 cá thể, chiếm 57,7%, tiếp theo đó và sinh cảnh rừng trên núi đá với 18 cá thể thu được, chiếm 25,4%, xếp cuối là sinh cảnh khu dân cư với 12 cá thể thu được, chiếm 16,9% (Hình 3.22, Bảng 3.4).

64

Bảng 3.4. Sinh cảnh thường gặp của các loài các loài dơi tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn

TT Tên Việt Nam Tên khoa học n Sinh cảnh nghiên cứu RTN RTNĐ KDC I Họ Dơi quả Pteropodidae

1 Dơi chó Ấn Cynopterus sphinx 5 1 4 -

II Họ Dơi bao đuôi Emballonuridae

2 Dơi bao đuôi nâu

đen Taphozous melanopogon 11 11 - -

III Họ Dơi mũi lá Rhinolophinae

3 Dơi lá đuôi Rhinolophus affinis 8 2 6 -

4 Dơi lá rẻ quạt Rhinolophus

marshalli 11 5 2 4

5 Dơi lá Pec-xôn Rhinolophus

pearsonii 1 1 - -

6 Dơi mũi lá nhỏ Rhinolophus pusillus 2 1 1 -

7 Dơi mũi lá tai dài Rhinolophus

siamensis 4 1 1 2

IV Họ Dơi nếp mũi Hipposideridae

8 Dơi mũi bé Hipposideros

cineraceus 1 1 - -

9 Dơi mũi xinh Hipposideros

pomona 1 - 1 -

10 Dơi nếp mũi xám Hipposideros

larvatus 20 15 3 2

V Họ Dơi muỗi Vespertilionidae

11 Dơi muỗi Nhật

Bản Pipistrellus abramus 2 1 - 1

12 Dơi muỗi xây lan Pipistrellus

ceylonicus 5 2 - 3

Ghi chú: RTN: Rừng trên núi đất, RTND: Rừng trên núi đá, KDC: Khu dân cư.

65

Hình 3.22. Tỷ lệ các cá thể dơi đã ghi nhận tại các sinh cảnh trong khu danh thắng Ngũ Hành Sơn

Khi phân tích về thành phần lồi, các lồi dơi chủ yếu thường gặp ở sinh cảnh sống rừng trên núi đất và rừng trên núi đá. Trong đó, dơi bao đi nâu đen

Taphozous melanopogon có 11/11 cá thế (chiếm 100%), lồi dơi nếp mũi xám Hipposideridae larvatus có 15/20 cá thể (chiến 75%) thu được tại sinh cảnh

rừng trên núi đất. Lồi dơi chó Ấn Cynopterus sphinx có 4/5 cá thể (chiếm 80%)

và lồi dơi lá đi Rhinolophus affinis có 6/8 cá thể (chiếm 75%) thu được lớn nhất tại sinh cảnh rừng trên núi đá. Tại sinh cảnh khu dân cư, loài dơi lá rẻ quạt

Rhinolophus marshalli đã ghi nhận với số lượng cá thể lớn nhất 4/11 cá thể

(chiếm 36,4%).

Đồng thời, căn cứ vào vị trí đặc bẫy tại 05 ngọn núi thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn, đề tài phân tích sâu vào sinh cảnh thu thập được mẫu dơi với 04 sinh cảnh chính bao gồm hang động, đường mòn, hẻm núi và khu dân cư.

Rừng trên núi đất, 58%

Rừng trên núi đá, 25% Khu dân cư,

17%

Rừng trên núi đất Rừng trên núi đá Khu dân cư

66

Hang động là sinh cảnh điển hình tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn với hơn 25 hang động lớn nhỏ. Đây là nơi Dơi cư trú chủ yếu và tập trung với số lượng lớn các cá thể.

Đường mòn là các đường do người dân xung quanh tạo tác mà thành, dùng làm đường đi chủ yếu lên núi, đây là các rảnh, hướng bay chủ yếu của dơi khi đi kiếm ăn.

Hẻm núi là các vách đá dựng đứng, hình thái điển hình của sinh cảnh tại Ngũ Hành Sơn.

Khu dân cư là các vị trí bao quanh và xen kẽ trong khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Căn cứ số lượng mẫu thu được, kết quả cho thấy các khu vực như hang động là dơi nơi thường ở và di chuyển qua. Điều này khẳng định hang động đóng vai trị quan trọng đối với các loài dơi tại khu vực nghiên cứu, đúng theo chứng minh của Corbet, G.B. 2008 [27]. Cụ thể:

Qua kết quả phân tích dữ liệu thu mẫu có thể thấy mối quan hệ chặt giữa sinh cảnh sống và phân bố của các loài dơi. Đối với khu vực rừng trên núi đất và rừng trên núi đá, đây là hai khu vực phân bố với số lượng nhiều nhất, là khu vực có nhiều hang động rộng rãi, sáng sủa, thống mát, mái hang động có độ ẩm cao, hệ sinh cảnh rừng cịn tương đối dày với nhiều lồi cây, độ tán che lớn, là nơi cư trú và kiếm ăn lý tưởng các loài dơi.

Đối với khu vực dân cư chỉ thu được 12 cá thể dơi, điều này chứng tỏ các hoạt động về kinh tế, hoạt động của con người, khu dân cư làm thay đổi các không gian tự nhiên, nguồn thức ăn, các yếu tố như giao thông, tiếng ồn của phương tiện di chuyển, ô nhiễm môi trường,… ảnh hướng đến phân bố của các lồi dơi.

Vì vậy, có thể khẳng định, việc bảo vệ các sinh cảnh tự nhiên là rất quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học.

67

Hình 3.23. Số lượng cá thể dơi đã ghi nhận tại khu vực nghiên cứu theo vị trí thu mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm sinh thái của các loài dơi (mammalia chiroptera) tại khu danh thắng ngũ hành sơn, đà nẵng (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)