MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT CƠ SỞ KHOA HỌC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm sinh thái của các loài dơi (mammalia chiroptera) tại khu danh thắng ngũ hành sơn, đà nẵng (Trang 83)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.3. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT CƠ SỞ KHOA HỌC

HỌC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU DANH THẮNG NGŨ HÀNH SƠN

Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn là cấu trúc địa lý tự nhiên nằm trên đồng bằng ven biển. Gồm có 5 ngọn núi, được bao bọc xung quanh là các cấu trúc cứng nhân tạo, cơ sở hạ tầng, khu dân cư. Nhằm xác định đầy đủ các ảnh hưởng và đề xuất cơ sở khoa học cho công tác quản lý đa dạng sinh học tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, đề tài tiến hành phân tích dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững gồm có 3 trụ cột chính là Kinh tế, xã hội, mơi trường và dựa vào mơ hình SWOT (Strengths – Điểm mạnh, Weaknesses – Điểm yếu, Opportunities – Cơ hội, Theats – Đe dọa).

3.3.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và các loài dơi ở Ngũ Hành Sơn ở Ngũ Hành Sơn

Dơi gắn bó chặc chẽ với các hoạt động tự nhiên và con người tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, trực tiếp sinh sống, kiếm ăn và cư ngụ. Vì vậy, mọi hoạt

70

động đều có thể ảnh hưởng đến các lồi dơi nói riêng và đa dạng sinh học tại đây.

Căn cứ khảo sát thực địa tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng, bao gồm về kinh tế, xã hội, môi trường và cơng tác quản lý của chính quyền địa phương. Cụ thể như sau:

Về kinh tế, xã hội, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đang phát triển rất mạnh trong lĩnh vực du lịch sinh thái trong những năm gần đây. Đặc trung của du lịch tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn là du lịch hang động, với tổng cộng 11/15 hang động đã được xây dựng cơ sở hạng tầng và khai thác du lịch. Tổng lượng khách du lịch đến khu danh thắng Ngũ Hành Sơn năm 2019 là hơn 1,9 triệu lượt và năm 2020 là hơn 1,7 triệu lượt [9].

Cho đến nay, sự phát triển du lịch có ảnh hưởng nhất định đến hiện trạng của một số hệ sinh thái trong đó bao gồm các lồi dơi, lồi có sinh cảnh sống gắn liền với hệ sinh thái hang động trong núi đá vơi. Dơi ở hang động là lồi dễ bị tổn thương bởi sự xáo trộn của con người trong thời kỳ sinh sản quan trọng (mang thai, cho con bú và cai sữa). Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch hang động trong những năm gần đây đã làm dấy lên mối lo ngại về tác động đối với dơi hang động trong khu vực, minh chứng cụ thể là năm 2014,

Hipposideros larvatus và Taphozous melanopogon đã đánh giá hiện tượng sinh

sản của hai lồi cơn trùng tại ba hang động ở Campuchia từ năm 2014 đến năm 2016, đánh giá các hoạt động tham quan, du lịch của của con người đến các địa điểm này, kết quả cho thấy tỷ lệ của dơi mang thai, cho con bú và con non sinh nở lớn nhất trùng với thời điểm hang động diễn ra hoạt động tham quan, du lịch của con người lớn nhất, đặc biệt đối với du khách trong nước và cụ thể là trong năm mới của Campuchia vào tháng Tư. Mặc dù tác động của sự xáo trộn của du khách đối với việc sự tồn tại và phát triển của dơi không thể được đánh giá

71

theo kinh nghiệm do thiếu dữ liệu lịch sử, nhưng dù sao cũng có khả năng đáng kể là gây ra mối lo ngại về đa dạng sinh học và tác động đến sinh vật [45].

Hình 3.26. Tổng lượt khách tham quan khu danh thắng Ngũ Hành Sơn từ năm 2016 đến năm 2020

Hơn nữa, vì bằng chứng ngày càng tăng cho thấy dơi hang động bị suy giảm nghiêm trọng tỉ lệ sinh nở. Đồng thời, quần thể dơi mất một thời gian tương đối dài để phục hồi từ sự suy giảm liên quan đến con người do tỷ lệ sinh sản hàng năm thấp. Hầu hết các loài dơi hang động chỉ sinh một hoặc hai con mỗi năm và bất kỳ sự xáo trộn nào của các không gian tương đối nhỏ và hạn chế mà các hang động cung cấp có xu hướng ảnh hưởng đến tồn bộ quần thể dơi, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến việc tồn tại và phát triển quần thể dơi.

Do đó, du lịch hang động phát triển đã làm tăng đáng kể các mối đe dọa đối với dơi hang động ở các khu vực này. Phát triển hang động cho du lịch thường bao gồm việc đưa ánh sáng nhân tạo và thay đổi vật lý vào môi trường hang động, nhất là hoạt động thắp nhang khói trong các hang động tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, bên cạnh sự xáo trộn do sự hiện diện của khách tham quan trong hang động tạo ra sự biến động đáng kể về nhiệt độ, độ ẩm tương đối và

1207 1605 1901 2003 1760 0 500 1000 1500 2000 2500 2016 2017 2018 2019 2020 Số lượt khá ch Năm du lịch

72

nồng độ carbon dioxide, tất cả đều có thể dẫn đến việc phá hủy môi trường sinh sống tự nhiên của dơi.

Hình 3.27. Hoạt động du lịch tại khu vực nghiên cứu

Trong thời gian điều tra thực địa, ghi nhận được những hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần phát triển đời sống của cư dân nằm xung quanh khu danh thắng và phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Nhiều tuyến đường được mở mới hoặc nâng cấp đã phần nào gây ảnh hưởng đến hiện trạng thảm thực vật; trong đó, có nơi sống hoặc nơi kiếm ăn của dơi.

Về môi trường, hoạt động của làng nghề đá thủ công mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường, hoạt động du lịch và sinh sống của khu dân cư xung quang danh thắng Ngũ Hành Sơn đã phát sinh nhiều rác thải, các hoạt động thờ cúng trong hang động với lượng lớn hương, trầm được đốt phát sinh nhiều khói, bay lên trần các hang động, đây là nơi các lồi dơi hay trú ngụ nên có một phần ảnh hưởng.

73

Hình 3.28. Các hình ảnh ô nhiễm môi trường tại khu vực nghiên cứu

Đồng thời, hằng năm khu danh thắng Ngũ Hành Sơn vẫn chịu tác động từ 1-2 cơn bão thiên nhiên gây ra, tác động một phần nhỏ lên hệ thống thực vật trên các khối núi đá thuộc Ngũ Hành Sơn, tuy nhiên tác động đến các loài động vật nói chung và đặc biệt là các lồi dơi nói riêng khơng đáng kể, vì mơi trường sống của dơi chủ yếu là trong hang động, sẽ ít chịu ảnh hưởng từ hoạt động của gió, bão.

Bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và các lồi dơi ở Ngũ Hành Sơn, vẫn có những nhân tố ảnh hưởng tích cực, góp phần vào cơng tác quản lý, bảo vệ hiện trạng hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực. Cụ thể, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn có hệ thống hơn 17 hang động các loại, hệ thống động, thực vật đa dạng, phong phú, đây là nơi cư trú và kiếm ăn lý tưởng của các loài dơi.

Hoạt động du lịch đem lại nguồn thu tài chính phù hợp để đầu tư cho các cơng trình, hoạt động nghiên cứu, quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học nói chung

74

và các lồi dơi nói riêng bằng cách chăm sóc hệ sinh thái tự nhiên, trồng thêm cây xanh, duy tu, nâng cấp các khu vực sạc lở hoặc đã bị tàn phá.

Chính quyền địa phương rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, thường xuyên tăng cường các công tác tuần tra, giám sát, đặt biệt, thiết lập đầy đủ các chốt bảo vệ đặt trên các con đường lên núi, vừa đảm bảo an ninh trật tự cho hoạt động du lịch, vừa là cơ sở quản lý, rà soát các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh học tại Ngũ Hành Sơn. Ban quản lý khu danh thắng Ngũ Hành Sơn và chính quyền địa phương (cụ thể là Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn) đã ban hành chiến lược di dời làng đá mỹ nghệ non nước về tổ 52 và 53, Phường Hòa Hải, đây là cơ sở quan trọng để xác nhận các rủi ro và tác động đến đa dạng sinh học nói chung và các lồi dơi nói riêng ở Ngũ Hành Sơn có thể được hạn chế và loại trừ.

Dựa trên các phân tích về các yếu tố tác động đến đa dạng sinh học tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, tổng hợp theo mơ hình SWOT, kết quả cụ thể như sau:

75

Hình 3.29. Mơ hình SWOT phân tích tác động đến đa dạng sinh học tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn

Qua kết quả tổng hợp có thể thấy, các yếu tố bất lợi và có mối đe dọa chính đến đa dạng sinh học tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn chính là các hoạt động du lịch, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và ô nhiễm môi trường từ rác thải, khu dân cư, làng nghề thủ cơng.

Nhằm hài hồ giữa hoạt động kinh tế, du lịch và quản lý đa dạng sinh học bền vững, cần có các giải pháp quản lý hiệu quả và nhất quán từ Ban quản lý khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.

CÓ LỢI BẤT LỢI Strengths Điểm mạnh Opportunities Cơ hội Điểm yếu Đe dọa Weaknesses Theats Y ẾU TỐ C ON N GƯỜI Y ẾU TỐ TỰ N HI ÊN - Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn có đa dạng sinh học cao. - Nơi cư trú lý tưởng với nhiều hang động.

- Hoạt động du lịch đem lại nguồn thu tài chính để đầu tư cho cơng tác quản lý.

- Chính quyền địa phương rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.

- Hoạt động du lịch

- Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Ơ nhiễm mơi trường từ rác thải, khu dân cư, làng nghề thủ công.

76

3.3.2. Đề xuất cơ sở khoa học cho công tác quản lý đa dạng sinh học tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn khu danh thắng Ngũ Hành Sơn

Qua kết quả nghiên cứu có thể nhận thấy, đa dạng sinh học tại Ngũ Hành sơn là khả quan và để bảo vệ hiện trạng các hệ sinh thái nói chung các lồi dơi nói riêng thì việc thực hiện các giải pháp quản lý là rất cần thiết và quan trọng, với những kết quả thu được có thể đề xuất một số giải pháp sau:

* Đối với hoạt động du lịch:

- Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục: Hoạt động này có vai trị hết sức quan trọng vì hiện nay đa số người dân lân cận và khách du lịch vẫn chưa biết vai trò của dơi đối với đa dạng sinh học nói chung và mơi trường sinh thái nói riêng, việc tuyên truyền giáo dục cần có sự phối hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác nhau như:

- Xây dựng các chương trình, video quảng bá trên đài phát thanh nội bộ, website.

- Xây dựng các bảng thơng tin, biển báo, hình ảnh trực quan và các băng rơn khẩu hiệu tun truyền quản lí bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có các lồi dơi.

77

Hình 3.30. Bảng thơng tin điển hình tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn

- Xây dựng các tiêu chí, cơ chế xử phạt đối với khách du lịch khi có hành động khơng phù hợp, có thể gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.

* Đối với hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Cải tạo, nâng cấp các hạng mục cơng trình bảo vệ mơi trường tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn (khu thu gom rác thải, hệ thống chiếu sáng, nhà vệ sinh,…).

- Tuân thủ đúng quy hoạch xây dựng trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn, tránh lấn chiếm, phá hoại khu danh thắng.

* Đối với ô nhiễm môi trường từ rác thải, khu dân cư, làng nghề thủ cơng:

- Bố trí thêm các thùng rác xanh để đảm bảo không gian thu gom rác thải trên khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, dọc theo các tuyển đường du lịch.

- Đảm bảo tiến độ di dời của làng thủ công mỹ nghệ dưới chân khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, đảm bảo đúng theo nghị quyết hành động gian đoạn 2021 – 2025 của Ủy ban nhân dân Quận Ngũ Hành Sơn.

78

- Tăng cường nhân sự vệ sinh khu danh thắng Ngũ Hành Sơn từ 18h00 (sau khi hết thời gian đón khách) để vệ sinh mơi trường.

Ngoài những giải pháp đối với các vấn đề có bất lợi và đe dọa chính đến đa dạng sinh học khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, cần triển khai thêm các giải pháp quản lý để đồng bồ, cụ thể:

* Tăng cường công tác quản lý bảo vệ đa dạng sinh học:

- Công tác quản lý bảo vệ đa dạng sinh học cần có sự phối hợp với nhiều đơn vị, cơ quan, ban ngành đặc biệt là có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý khu danh thắng Ngũ Hành Sơn và chính quyền địa phương sở tại, các đồn thể, các hiệp hội của địa phương,...

- Từng bước hạn chế và tiến tới chấm dứt hoàn toàn các hoạt động khai thác các tài nguyên trái phép như khai thác đá, củi, phong lan và đặc biệt là vào trong các hang động lấy nhũ đá.

- Hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng từ hoạt động du lịch đến các hang động.

- Tăng cường lực lượng quản lí, bảo vệ cả về số lượng và chất lượng.

* Tăng cường sự hợp tác:

- Ban quản lý khu danh thắng Ngũ Hành Sơn cần có chính sách hợp tác mở rộng để kêu gọi các nguồn đầu tư từ các tổ chức, các chương trình trong và ngồi nước trên các lĩnh vực khác nhau như tiếp tục điều tra giám sát đa dạng sinh học, giáo dục môi trường, phát triển kinh tế của người dân tại vùng đệm và trong khu danh thắng.

Các đề xuất trên đây đã được xem xét đầy đủ từ các hoạt động quản lý đa dạng sinh học tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, vì vậy tính khả thi tương đối cao. Ban Quản lý khu danh thắng cần đẩy mạnh các giải pháp này dựa trên nguồn lực hiện có, kết hợp với sự quan tâm đầu tư từ thành phố Đà Nẵng, nguồn thu từ du lịch để gia tăng hiệu quả quản lý.

79

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đã xác định được 5 họ, 12 loài dơi, chiếm tỉ lệ 45,5% về họ và 9,2 % về lồi tại Việt Nam và mơ tả đầy đủ đặc điểm nhận dạng của chúng.

1.2. Xác định và mô tả đầy đủ các đặc điểm về sinh thái liên quan đến nơi sinh sống, tỷ lệ giới tính, hoạt động bay tìm kiếm thức ăn và tiếng kêu siêu âm, của các loài dơi tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.

1.3. Các loài dơi (Mammalia: Chiroptera) tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn có nguy cơ bị suy giảm do tác động chính từ tự nhiên và con người. Nhằm hài hoà giữa hoạt động kinh tế, du lịch và quản lý đa dạng sinh học bền vững, cần tiến hành động thời các nhóm giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, cải tạo, nâng cấp các hạng mục, cơng trình bảo vệ mơi trường, tăng cường công tác quản lý và hợp tác trong bảo vệ đa dạng sinh học.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Tiếp tục tiến hành điều tra, đánh giá về hiện trạng phân bố, số lượng và các đặc điểm sinh thái của khu hệ dơi trong khu vực nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học đầy đủ và đảm bảo độ tin cậy.

2.2. Bảo vệ nghiêm ngặt các hang động và các sinh cảnh có ghi nhận những lồi dơi, hạn chế các tác động từ hoạt động du lịch đến hệ sinh thái nói chung và họ Dơi nói riêng, đặc biệt là là Thủy Sơn, nơi cịn giữ được mơi trường tự nhiên và có nhiều hang động nhất.

2.3. Tăng cường quảng bá, nâng cao kiến thức về Đa dạng sinh học cho Kiểm lâm, cán bộ quản lý và và khách du lịch về hệ sinh thái tại Ngũ Hành Sơn để cùng chung tay duy trì, bảo vệ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm sinh thái của các loài dơi (mammalia chiroptera) tại khu danh thắng ngũ hành sơn, đà nẵng (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)