8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp Phát triển ĐNGV THCS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đáp ứng
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá năng lực ĐNGV THCS
a. Mục đích, ý nghĩa
trình và là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác quản lý. Trong tình hình đổi mới tồn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, cơng tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV nói chung và giáo viên THCS nói riêng được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần được đổi mới, đảm bảo đánh giá được phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chun mơn, ý thức trách nhiệm … qua đó, phát huy những ưu điểm trong cơng tác quản lý của nhà trường, phát hiện và nhân rộng điển hình đối với những nhân tố tích cực để nêu gương và làm động lực cho đội ngũ phấn đấu; đồng thời qua kiểm tra để tìm ra những hạn chế, tồn tại và là cơ sở để sàng lọc ĐNGV THCS, kịp thời xử lý những trường hợp chây ì, vi phạm quy chế … xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ.
b. Nội dung biện pháp
Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, yêu cầu của từng hạng giáo viên, yêu cầu đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học; căn cứ các yêu cầu đặc trưng về phẩm chất, năng lực của giáo viên THCS xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho giáo viên phấn đấu đạt chuẩn về trình độ đào tạo, chun mơn nghiệp vụ, đạo đức lối sống … nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra theo năm học, chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên và hoạt động quản lý của các trường để ngăn ngừa và kịp thời khắc phục sai phạm, đồng thời thúc đẩy các hoạt động giáo dục theo hướng tích cực, có tác dụng nâng cao năng lực và phẩm chất của ĐNGV THCS.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá ĐNGV các trường THCS phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; khơng làm cản trở hoạt động bình thường của nhà trường, hoạt động cá nhân của giáo viên; kiểm tra, đánh giá phải đi liền với giám sát. Việc đánh giá giáo viên phải dựa trên bình diện chung, bên cạnh việc căn cứ vào kết quả chất lượng, hiệu quả giáo dục, đồng phải xem xét ở các khía cạnh như thời gian và mơi trường làm việc để có cái nhìn tỏng quan và chính xác, đảm bảo đánh giá sát, đúng với người được kiểm tra; hạn chế quy chụp, áp đặt, thiếu khách quan; không kiểm tra theo kiểu “vạch lá tìm sâu” sẽ phản tác dụng của cơng tác kiểm tra.
Chú trọng kiểm tra, đánh giá nội dung liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh như: kiểm tra việc xây dựng kế hoạch dạy học; phương pháp soạn giáo án, giảng dạy phù hợp với từng môn học và phù hợp với đối tượng học sinh; khuyến khích giáo viên tăng cường giảng dạy tích hợp nhiều nội dung, nâng cao kỹ năng thực hành, phát huy tính tích cực của học sinh; kiểm tra kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Ngồi ra, Phịng GD&ĐT cần quan tâm đến việc kiểm tra công tác kiểm tra nội bộ của trường để đánh giá công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng đối với giáo viên; trên cơ sở đó tư vấn, hướng dẫn các trường thực hiện đúng nguyên tắc, quy
trình, đánh giá theo đúng quy định; khơng để xảy ra tình trạng qua loa, hình thức, đánh giá cảm tính … trong công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường.
Chỉ đạo Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và đưa ra các tiêu chí kiểm tra, đánh giá chuyên mơn nghiệp vụ của ĐNGV trường mình. Các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên được xây dựng trên cơ sở những quy định của Bộ GD&ĐT, đồng thời căn cứ vào quy định cụ thể của nhà trường được ĐNGV thống nhất. Triển khai kế hoạch kiểm tra đến các tổ chuyên môn và từng giáo viên ngay từ đầu năm để họ nắm được nội dung, thời gian của kế hoạch kiểm tra, đánh giá và chủ động trong việc thực hiện kế hoạch đó.
Hiệu trưởng các trường THCS cần tăng cường vai trò kiểm tra của tổ chuyên môn. Căn cứ kế hoạch kiểm tra của nhà trường, các tổ chuyên môn xây dụng kế hoạch và triển khai thực hiện tự kiểm tra, đánh giá, phân loại trong tổ, định kỳ báo cáo kết quả triển khai việc thực hiện kế hoạch kiểm tra cho hiệu trưởng.
Để đạt được mục đích kiểm tra đánh giá, các cơ quan quản lý giáo dục phải nắm bắt kịp thời, toàn diện, đầy đủ, khách quan về các nguồn thông tin để đề ra các quyết định đúng đắn phù hợp và từng cá nhân được kiểm tra thấy được những ưu nhược điểm của mình để phát huy hoặc có biện pháp tự điều chỉnh những hạn chế nhằm mục đích giúp họ hồn thiện hơn để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục được giao.
c. Cách thức tổ chức thực hiện
Các văn bản cần nghiên cứu khi xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra Luật giáo dục 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và Luật giáo dục năm 2019; Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng; Nghị định 42/NĐ-CP, ngày 09/5/2013 của Chính phủ qui định về tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 về việc hướng dẫn khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư 39/2013/TT/BGDĐT, ngày 04/12/2013 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; các Chỉ thị, hướng dẫn thực hiện năm học của UBND tỉnh, Sở GDĐT Quảng Nam.
Hằng năm, Phòng GD&ĐT lập kế hoạch tổ chức kiểm tra hành chính, kiểm tra chuyên ngành với những nội dung, thời gian, địa điểm cụ thể. Triển khai đến các trường THCS trên địa bàn huyện; trên cơ sở kế hoạch chung, khi tiến hành kiểm tra tại các trường Phịng GD&ĐT có kế hoạch cụ thể, rõ ràng và khoa học; trong quá trình kiểm tra ln tạo bầu khơng khí chân tình, cởi mở giữa người kiểm tra và người được kiểm tra để tránh được hiện tượng tiêu cực, mang tính chất đối phó của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trường học. Sau khi kiểm tra, trưởng đoàn mời những người có liên quan để đánh giá kết quả kiểm tra và góp ý về những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.
Phòng GD&ĐT thường xuyên củng cố đội ngũ cộng tác viên kiểm tra, đội ngũ phải được tuyển chọn một cách kỹ càng từ lực lượng giáo viên giỏi các cấp, chiến sĩ thi đua; phải có năng lực thực sự, phải cơng tâm, khách quan trong đánh giá, nhận xét
giáo viên, phải có uy tín với đồng nghiệp. Kịp thời đưa ra khỏi đội ngũ cộng tác viên kiểm tra khi có dấu hiệu tiêu cực hay có những sai phạm về chuyên môn, đạo đức lối sống …
Ngồi ra, Phịng GD&ĐT và các trường THCS hàng năm cần đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên để tìm ra những ưu điểm, những bất cập và tồn tại của đội ngũ để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch đội ngũ. Cần động viên, khen thưởng kịp thời về vật chất và tinh thần đối với những giáo viên làm tốt công tác chuyên môn, xây dựng điển hình cho giáo viên học tập.
Để thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, trong q trình đánh giá, nhận xét giáo viên cần bảo đảm chế độ tập thể, dân chủ. Phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường THCS phải tiếp cận với giáo viên, trực tiếp nghe giáo viên tự đánh giá về mình; đồng thời phải có cơ chế lấy ý kiến nhận xét tổ chức Đảng và quần chúng ở cơ sở nơi giáo viên công tác và nơi cư trú trước khi đánh giá để đảm bảo khách quan.