Kế toán trách nhiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 36 - 40)

1.2. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị

1.2.3. Kế toán trách nhiệm

Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận phụ thuộc cơ cấu tổ chức quản lý của một tổ chức mà người quản lý ở đó có quyền và chịu trách nhiệm đối với kết quả tài chính của các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của mình.

- Xác định các trung tâm trách nhiệm: để đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp, KTQT chia tổ chức doanh nghiệp thành bốn loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.

- Các chỉ tiêu để đo lường thành quả thực hiện của mỗi trung tâm: hoạt động của các trung tâm trách nhiệm thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu định tính và định lượng. Để đo lường và đánh giá thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm thì các chỉ tiêu cụ thể cho từng trung tâm cũng khác nhau để phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng trung tâm.

- Báo cáo trách nhiệm quản lý: định kỳ các trung tâm trách nhiệm tổng hợp thành quả của từng trung tâm trách nhiệm dưới hình thức báo cáo thành quả. Các báo cáo này phản ánh các chỉ tiêu kinh tế đã thực hiện của trung tâm theo số thực tế và dự toán, đồng thời phản ánh chênh lệch giữa kết quả thực tế so với dự toán. Các chỉ tiêu báo cáo được xác định phải phù hợp cho từng trung tâm trách nhiệm.

Gắn liền với kế toán trách nhiệm là các trung tâm trách nhiệm. Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong doanh nghiệp mà các nhà quản trị của nó chịu trách nhiệm đối với thành quả hoạt động của chính bộ phận do mình phụ trách. Theo Đồn Ngọc Quế và cộng sự (2015), có 4 loại trung tâm trách nhiệm:

Trung tâm chi phí: là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà các nhà quản lý ở

đây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với các chi phí phát sinh thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong một doanh nghiệp, trung tâm chi phí thường được tổ chức gắn liền với các bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng sản xuất như phân xưởng sản xuất, bộ phận mua hàng hóa,…

Thành quả của trung tâm chi phí thường được đánh giá bằng việc so sánh chi phí thực tế với chi phí dự tốn và phân tích các chênh lệch phát sinh, từ đó biết được chênh lệch tốt hay xấu để tìm ra ngun nhân và biện pháp khắc phục. Thơng tin đưa vào báo cáo thành quả để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí chỉ là chi phí có thể kiểm sốt được bởi từng nhà quản trị ở từng trung tâm chi phí.

Mẫu báo cáo thành quả ở trung tâm chi phí (xem phụ lục 2).

Trung tâm doanh thu: là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người có trách

nhiệm quản lý ở đây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với doanh thu đạt được trong phạm vi quản lý của mình. Trung tâm này thường được tổ chức gắn liền với các bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng bán sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp.

Thành quả của trung tâm doanh thu thường được đánh giá bằng việc so sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự tốn và phân tích các chênh lệch phát sinh, từ đó biết được chênh lệch tốt hay xấu để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Nếu trung tâm doanh thu được toàn quyền quyết định giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ thì trách nhiệm sẽ được đánh giá trên doanh thu tạo ra.

Mẫu báo cáo thành quả ở trung tâm doanh thu (xem phụ lục 2).

Trung tâm lợi nhuận: là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người quản lý ở

đây có quyền và trách nhiệm đối với lợi nhuận hoạt động trong phạm vi quản lý của mình. Trung tâm này có trách nhiệm đối với sự phát sinh của cả doanh thu và chi phí. Trong doanh nghiệp, trung tâm doanh thu có thể gắn liền với các chi nhánh, đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ hoặc được phân cấp thực hiện một số hoạt động kinh doanh độc lập có thể trong hoặc ngoài nước.

Thành quả của trung tâm lợi nhuận được đánh giá thông qua báo cáo thành quả được lập cho từng trung tâm lợi nhuận riêng biệt. Đánh giá thành quả thông qua việc so sánh các dữ liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh dự toán tổng thể và dự toán linh hoạt.

Mẫu báo cáo thành quả ở trung tâm lợi nhuận (xem phụ lục 2)

Trung tâm đầu tƣ: là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người quản lý ở đây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với thành quả của vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư dài hạn. Trung tâm này thường được tổ chức gắn liến với bộ phận đại diện chủ sở hữu vốn.

Thành quả của các trung tâm đầu tư thường được đánh giá bằng việc so sánh doanh thu và chi phí có thể kiểm sốt được giữa thực tế và dự toán. Ngồi ra cịn sử dụng các thước đo: Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), và Lợi nhuận còn lại (RI).

- Tỷ lệ hồn vốn đầu tư (ROI): được tính tốn dựa vào lợi nhuận hoạt động và tài sản đầu tư để thu được lợi nhuận đó.

Tỷ lệ hồn vốn đầu tư (ROI) =

Lợi nhuận hoạt động Vốn đầu

hay: Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu X Số vòng quay của vốn

ROI cho biết một đồng vốn đầu tư của trung tâm đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu dùng ROI để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư thì các nhà đầu tư thường có khuynh hướng tăng nhanh tỷ lệ ROI, điều này thường được thực hiện qua các giải pháp như: tăng doanh thu, giảm chi phí hoạt động, giảm vốn hoạt động. Tuy nhiên ROI có một số nhược điểm:

+ ROI có khuynh hướng chú trọng đến quá trình sinh lời ngắn hạn hơn dài hạn.

+ ROI khơng tính đến chi phí sử dụng vốn.

+ Sử dụng ROI để so sánh thành quả quản lý của hai bộ phận trong ngắn hạn là khơng chính xác.

+ Nếu sử dụng ROI để đánh giá thành quả, các nhà quản trị sẽ tìm cách để tăng ROI, điều này có khả năng ảnh hưởng xấu đến mục tiêu chung của tổ chức, làm giảm giá trị kinh tế về lâu dài của tổ chức.

- Lợi nhuận còn lại (RI): là phần còn lại của lợi nhuận sau khi trừ đi lợi nhuận mong muốn tối thiểu từ tài sản được đầu tư của trung tâm đầu tư.

Lợi nhuận còn lại (RI) = Lợi nhuận hoạt động – Tài sản đầu tư X ROI tối thiểu

Lợi nhuận hoạt động càng lớn thì lợi nhuận cịn lại tạo ra càng nhiều hơn lợi nhuận mong muốn tối thiểu, khi đó thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung

tâm đầu tư càng được đánh giá cao. Theo Phạm Văn Dược, Trần Văn Tùng (2011), lợi nhuận còn lại do quản lý cấp cao giao cho trung tâm đầu tư, căn cứ trên các nhân tố như chi phí đầu tư cho các hoạt động kinh doanh của bộ phận và mức ROI bình qn của tồn doanh nghiệp. Tuy nhiên, RI cũng có hạn chế là do RI được tính bằng con số tuyệt đối nên khó có thể đánh giá được hoạt động của các trung tâm đầu tư có quy mơ vốn khác nhau.

Mẫu báo cáo thành quả ở trung tâm đầu tư (xem phụ lục 2).

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w