Chƣơng 1 : CẢ NH NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
5.7 Chính sách giá
Nhiều nghiên cứu cho thấy rượu co giãn với giá khá lớn tùy từng loại mà có độ co giãn từ 1,56 – 2,73 (Wagenaar, 2009; Elder, 2010) và trong khuyến nghị về chính sách giá, WHO cũng khẳng định người tiêu dùng nhạy cảm với giá của đồ uống có cồn, đặc biệt là những người trẻ tuổi (WHO, 2014).
WHO đề nghị các nước có thể thiết lập một hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt và thực thi hiệu quả hệ thống đó, cũng có thể thiết lập giá tối thiểu của rượu bia, cấm giảm giá lớn, giảm hoặc ngừng trợ cấp cho các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực đồ uống có cồn… Đa số các nước thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt (hơn 90% các quốc gia) (WHO, 2014, trang 81). Nhiều nước có hệ thống thuế khá chặt chẽ, phối hợp dựa trên vừa nồng độ cồn vừa dựa trên giá trị như Thái Lan.
Việt Nam: Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với các đồ uống có cồn cũng được nhà nước Việt Nam dành nhiều quan tâm, có lẽ vì ảnh hưởng đến nguồn thu của Ngân sách. Gần đây nhất là dự luật về thuế TTĐB đã thông qua với các mức tăng như bảng sau:
Bảng 5.1 Thuế TTĐB đối với rượu bia
Nồng độ cồn Thuế TTĐB hiện nay 1/1/2016 1/1/2017 1/1/2018 Rƣợu Dưới 200 25% 30% 35% Rƣợu Từ 200 50% 55% 60% 65% Bia 50% 55% 60% 65%
Nguồn: Luật Thuế TTĐB 2014
Trước đó, trong dự thảo, các mức tăng này sẽ thực hiện sớm hơn, hiệu lực từ 1/6/2015. Tuy nhiên các nhà sản xuất đã thành công trong việc vận động để lùi ngày hiệu lực thêm 6 tháng. Trong khi đó, lượng rượu thủ cơng và khơng chính thức ở Việt Nam khá lớn hiện nay dường như chưa được đưa vào hệ thống quản lý và chịu sự điều tiết của nhà nước dù đã có Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất kinh doanh rượu.
5.8 Giảm hậu quả tiêu cực của việc uống rƣợu
Nhóm khuyến nghị này của WHO nhằm làm giảm tác hại của việc say xỉn mà không nhất thiết ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ rượu. Các chính sách can thiệp có thể bao gồm qui định
bối cảnh để giảm thiểu bạo lực và gây rối như đựng rượu trong đồ nhựa hoặc thủy tinh mà khi vỡ sẽ nát ra; các qui định về trách nhiệm về đạo tạo nhân viên phục vụ rượu để tránh nhiễm độc; cung cấp dịch vụ chăm sóc cần thiết hoặc nơi tạm trú cho người say rượu nặng; cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, và ghi lên nhãn đồ uống có cồn những tổn hại như “uống nhiều rượu bia có hại cho sức khỏe” hay “khơng bán cho người dưới 18 tuổi”. Ở Úc, tất cả các nhân viên tại các các nhà hàng và quán bar có giấy phép bán rượu đều phải có chứng chỉ Trách nhiệm phục vụ rượu (RSA: Responsible service of alcohol). Người có RSA đều phải học cách nhận biết người say, không phục vụ quá 4 ly rượu/người, nếu thấy khách say phải gọi taxi cho khách về, khơng được để người đó tự lái xe…(Liquor Act, 2007). Ở Việt Nam hiện nay chưa có các qui định tương tự.
5.9 Giảm sự tác động sức khỏe của rƣợu lậu và rƣợu sản xuất phi chính thức
Rượu lậu hoặc khơng chính thức có thể gây thêm hiệu quả tiêu cực do hàm lượng ethanol cao hơn hoặc nguy cơ ô nhiễm với các chất độc hại như methanol. Nó cũng cản trở khả năng thu thuế hay kiểm soát sản xuất của Nhà nước. Rượu lậu và sản xuất khơng chính thức chiếm 25% trên tồn thế giới. Loại này thường rẻ hơn, người nghèo tiêu thụ nhiều và được coi là có liên quan đến việc tăng lượng tiêu thụ cồn (WHO, 2014; Rehm, 2010). WHO khuyến nghị nên tăng cường theo dõi, giám sát và truy tìm hệ thống bất hợp pháp này, đưa nó vào hệ thống thuế đồng thời kiểm sốt chất lượng; có hệ thống kiểm sốt hiệu quả, bao gồm tem thuế. Các biện pháp kiểm soát cần được kết hợp với việc nâng cao nhận thức về các mối đe dọa sức khỏe; huy động cộng đồng cũng như phải nỗ lực để kích thích các nguồn thu nhập thay thế.
Ở Việt Nam, lượng rượu bia khơng chính thức chiếm tỉ trọng rất lớn, phổ biến nhất ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa. Trên thị trường vẫn xuất hiện nhiều rượu lậu và rượu giả các loại mà chưa có biện pháp quản lý hiệu quả. Hệ thống tem thuế đã được thực hiện từ lâu nhưng hiệu quả dường như còn rất hạn chế. Các loại rượu nấu, ngâm ủ thủ cơng dù đã có qui định kiểm sốt nhưng dường như vẫn chưa được thực thi trong thực tế.
5.10 Theo dõi và giám sát
Hệ thống theo dõi và giám sát là cơ sở thông tin giúp cho việc đưa ra các chính sách phù hợp và hiệu quả. WHO khuyến nghị các quốc gia cần có các cuộc điều tra khảo sát định kỳ
về tiêu thụ và tác hại của đồ uống có cồn. Ngồi ra, các quốc gia cũng cần một hệ thống quốc gia để theo dõi, thu thập thường xuyên dữ liệu tiêu thụ và hậu quả sức khỏe liên quan và tạo một cơ sở dữ liệu với các chỉ số tương thích với các tổ chức quốc tế khác, bao gồm cả việc theo dõi, ước tính lượng tiêu thụ các loại đồ uống có cồn khơng chính thức. Có 109 nước báo cáo với WHO họ đã có ít nhất một cuộc điều tra quốc gia về tiêu thụ rượu tính từ năm 2000 và 71 quốc gia có hệ thống theo dõi sức khỏe của việc uống rượu bia (WHO, 2014, trang 94).
5.11 Tóm tắt chƣơng 5
Về hình thức, Việt Nam có nhiều can thiệp tương tự các nước khác, cũng như tương tự các khuyến nghị của WHO đối với đồ uống có cồn, ví dụ như các chính sách quản lý đối với sản xuất, phân phối, tem thuế; những đối phó với vấn đề uống rượu và lái xe; đặt ra các giới hạn quảng cáo, độ tuổi…Tuy nhiên, các can thiệp dường như vẫn chưa được thực thi một cách hiệu quả. Rượu khơng chính thức, rượu lậu vẫn nhiều trên thị trường; chưa kiểm soát tuổi mua hay sử dụng bia rượu dù đã có qui định trong các văn bản; việc uống rượu bia và lái xe vẫn chưa giảm…
Bên cạnh đó, cũng có một số khuyến nghị Việt Nam chưa thực thiện được như làm giảm các hậu quả của việc uống rượu bia, thành lập và duy trì hệ thống theo dõi và giám sát…
Bảng 5.1 Tóm tắt các khuyến nghị chính sách của WHO và tình hình Việt Nam
Loại khuyến nghị của WHO Có/khơng Ghi chú
1. Lãnh đạo, nhận thức và cam kết Có QĐ244/QĐ-TTg phịng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn
2. Ứng phó của dịch vụ y tế Có Chỉ mới ở mức tuyên truyền, chưa có các hoạt động điều trị chuyên sâu
3. Hành động cộng đồng Không
4. Đối phó với vấn đề uống rượu lái xe Có Có giới hạn nồng độ cồn và nhiều hoạt động tuyên truyền
5. Qui định tính sẵn có của đồ uống có cồn
Có Có qui định các loại giấy phép sản xuất, phân phối và bán lẻ; giới hạn tuổi; dự thảo giới hạn giờ bán.
Loại khuyến nghị của WHO Có/khơng Ghi chú
uống có cồn hạn quảng cáo bia
7. Chính sách giá cả Có Nhiều loại thuế như TTĐB, XNK,
GTGT, đã có lộ trình tăng thuế TTĐB 8. Giảm những hậu quả của việc uống
rượu bia và say xỉn
Không
9. Giảm tác động sức khỏe của rượu lậu và rượu sản xuất phi chính thức
Khơng
Chƣơng 6:
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
6.1 Kết luận
Trong khi xu hướng chung của các nước phát triển trong thời gian qua là giảm lượng cồn nguyên chất bình quân tiêu thụ tính trên đầu người, thì ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển con số này lại tăng lên nhanh chóng. Giai đoạn 2003-2005 APC Việt Nam mới 3,8 lít, giai đoạn 2008-2010 đã lên 6,6 lít. Mặc dù so với mức bình quân của thế giới, APC của Việt Nam chưa phải là thuộc nhóm các nước có mức tiêu thụ cao, nhưng so với các nước trong khu vực Đơng Nam Á hay các nước có cùng mức thu nhập đầu người, Việt Nam lại thuộc nhóm có APC cao.
Cùng với mức APC cao, khảo sát cho thấy có những thói quen trong tiêu thụ đồ uống có cồn có khả năng làm nặng thêm các hậu quả như uống nhiều trong một dịp, uống nhiều ngày liên tiếp trong các dịp lễ, uống rượu và lái xe… Với những ngoại tác tiêu cực to lớn mà đồ uống có cồn gây ra, có thể lên tới hơn 3% GDP như ở một số quốc gia, Nhà nước cần có những chính sách can thiệp hiệu quả hơn trong việc phòng chống tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn. Kinh nghiệm nhiều nước cũng như khuyến nghị từ WHO để giảm lượng tiêu thụ đồ uống có cồn gây hại phải cần một chính sách đồng bộ nhiều giải pháp từ giới hạn sự sẵn có, giới hạn tiếp cận, thuế và giá cả, các qui định xử phạt trong uống rượu lái xe, tuyên truyền…và các chính sách này cần sự có sự lãnh đạo của cấp cao trong chính phủ và có sự phối hợp của các cơ quan ban ngành từ y tế, giao thông, cảnh sát tội phạm, thương mại, giáo dục…., thì kết quả sẽ khả quan.
Ở Việt Nam hiện nay, hầu như các nhóm khuyến nghị của WHO đều được ít nhiều có qui định hoặc được thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện còn chưa đồng bộ và hiệu quả. Việc thực hiện đồng bộ từ các nghiên cứu khảo sát, thu thập dữ liệu, thực thi nghiêm ngặt các qui định về sản xuất và tiêu thụ đồ uống có cồn, đặc biệt là đưa các loại rượu bia sản xuất thủ cơng vào hệ thống kiểm sốt và vào hệ thống thuế, thực hiện minh bạch xử phạt trong vi phạm nồng độ cồn khi lái xe, kết hợp các giải pháp tuyên truyền, giáo dục…nhằm hạn chế những tổn thất kinh tế của toàn xã hội
6.2 Khuyến nghị chính sách
6.2.1 Hệ thống thu thập thơng tin, quản lý và theo dõi
Như đã phân tích ở các chương trước, những số liệu liên quan đến đồ uống có cồn là rất khác nhau, rời rạc và thiếu. Để thực hiện được chính sách phịng chống tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn như QĐ224/QĐ-TTg năm 2014, điều cần thiết là phải có được các thơng tin liên quan như lượng, chủng loại đồ uống có cồn đang được tiêu thụ, các thói quen tiêu thụ cũng như những hậu quả hay gặp phải nhất. Để có được những thơng tin này, nhất thiết phải có một cuộc điều tra khảo sát cấp quốc gia, có cơ sở điều tra, tính tốn khoa học của cơ quan có trách nhiệm. Những con số tương đối chính xác của cuộc điều tra, tính tốn, là cơ sở khoa học để các nhà làm chính sách có thể đưa ra các chính sách phù hợp và hiệu quả. Các số liệu của cơ quan, tổ chức khác là chỉ nên là số liệu để tham khảo, khơng thể lấy đó làm cơ sở để ra chính sách của quốc gia, bởi sẽ dễ dẫn đến sai lầm, hoặc không phù hợp, hoặc không hiệu quả. Nếu chưa thể thực hiện được các cuộc điều tra riêng lẻ đối với đồ uống có cồn, có thể kết hợp các vấn đề này vào trong cuộc điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình đang thực hiện mỗi hai năm như hiện nay của Tổng cục thống kê.
Cùng với điều tra khảo sát định kỳ vài năm một lần về mọi mặt liên quan của đồ uống có cồn, hệ thống theo dõi, cập nhật liên tục các tác hại của của việc tiêu thụ đồ uống có cồn như số vụ tai nạn, bệnh tật và tử vong liên quan cũng là cần thiết để có cơ sở trong việc đưa ra các chính sách và giám sát đánh giá tính hiệu quả của các chính sách đang thực thi để có các điều chỉnh cho hiệu quả.
6.2.2 Tăng quản lý giám sát và thi hành luật đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn
Theo các thống kê của các cơ quan chức năng Việt Nam như đã trình bày ở trên, tỉ lệ người uống tham gia giao thông bị TNGT rất nhiều và nghiêm trọng, gây tổn hại to lớn cho cả người vi phạm và xã hội. Kết quả khảo sát cũng cho thấy người uống nhiều rượu bia tham gia giao thông là rất phổ biến.
Theo nghị định 171/2013/NĐ-CP ban hành ngày 13/11/2013 các mức phạt đối với vi phạm nồng độ cồn đối với xe máy từ 500.000 - 3 triệu, ô tô từ 2 triệu đến 15 triệu; tước giấy phép lái xe 2 tháng và giam xe 7 ngày đối với cả xe máy và ô tô. Mức phạt này có thể
không cao so với các quốc gia khác, nhưng nếu so với mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam thì mức phạt như trên cũng khơng phải là nhẹ.
Vì thế, trước khi đưa ra các dự luật mới như phạt tù và tăng hình phạt trong trường hợp vi tái phạm như tịch thu phương tiện, tập trung làm tốt những qui định sẵn có về xử phạt, giảm thiểu các tiêu cực trong quá trình thực hiện. Xử lý nghiêm các vi phạm nồng độ cồn, ngoài giảm tai nạn sẽ giảm tổn thất người và tài sản, còn tăng thu ngân sách cho nhà nước. Nhằm làm giảm các tiêu cực trong xử lý vi phạm, có thể yêu cầu những người có trách nhiệm thực hiện kiểm tra dưới sự giám sát của camera. Đồng thời, việc theo dõi quá trình thực thi là rất cần thiêt để biết hiệu quả của nó. Trong trường hợp kết quả cho thấy các mức phạt hiện nay là khơng đủ tính răn đe thì có thể tăng cường hình phạt như các đề xuất hiện nay.
6.2.3 Giảm sự tiếp cận với đồ uống có cồn của thanh thiếu niên
Kết quả của các nhà nghiên cứu đã chỉ ra quảng cáo làm cho người trẻ uống sớm hơn và nhiều hơn. Trong khi khảo sát cho thấy tỉ lệ uống lần đầu dưới 18 tuổi ở Việt Nam khá nhiều, hơn 50%. Trong khi Luật Việt Nam hiện nay qui định tuổi có thể mua rượu là 16 tuổi nhưng hiệu lực thi hành luật của qui định này là rất thấp. Vì thế việc hạn chế sự tiếp cận của thanh thiếu niên đối với đồ uống có cồn có thể thơng qua giới hạn quảng cáo.
Đồng thời với việc siết chặt các qui định quảng cáo, việc thực hiện qui định cấp phép sản xuất và bán lẻ rượu như Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất kinh doanh rượu thì việc thực hiện cấm bán rượu cho người dưới tuổi qui định sẽ khả thi hơn.
6.2.4 Can thiệp chuyên sâu và cung cấp thơng tin của ngành y tế
Vì nghiện rượu gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tâm thần, việc điều trị chuyên sâu là rất quan trọng. Có thể học kinh nghiệm của Anh và Bắc Ireland bằng cách ngành y tế cho xuất bản hướng dẫn về sử dụng, cũng như các hướng dẫn, đánh giá hiệu quả các biện pháp điều trị nghiện rượu, đồng thời phổ biến rộng rãi các thông tin này. Việc nghiên cứu đánh giá về việc thành lập một trung tâm cai nghiện rượu riêng để khơng chỉ cai nghiện, mà cịn hỗ trợ điều trị các tổn hại của lạm dụng rượu bia đến sức khỏe cũng nên được xem xét.
Trong khi chờ đợi các xuất bản tổng hợp đầy đủ từ cơ quan chức năng, hay chờ đợi các dự thảo khó có tính khả thi như cấm bán rượu cho phụ nữ có thai, việc tuyên truyền các kiến
thức về những tác hại khủng khiếp cho thai nhi khi uống rượu bia cho các bà mẹ tương lai sẽ hiệu quả hơn. Những việc có thể đơn giản và ít chi phí có thể làm ngay như tờ rơi thơng tin sẽ phát miễn phí ở nhà thuốc cùng với que thử thai và các phòng khám phụ khoa hay thai sản…
6.2.5 Giảm tác hại của tiêu thụ đồ uống có cồn