Nguồn: Tác giả Đồ uống có cồn gây ra rất nhiều loại bệnh khác nhau như đã nói ở phần mở đầu. Khảo sát cho thấy có 19% người uống tham gia khảo sát từng ít nhất một lần bị các bệnh mà bác sĩ khẳng định là do uống nhiều rượu bia, con số này cũng chưa phải là tất cả vì những người khảo sát đa số đều rất trẻ, và rượu bia sẽ tác động một cách từ từ, âm thầm lên sức khỏe nếu uống trong khoảng thời gian dài.
4.6.4 Tác động đến các mối quan hệ trong gia đình hoặc ngƣời yêu
Mặc dù phần lớn việc uống rượu bia không phải là vấn đề lớn đối với các mối quan hệ trong gia đình hay người yêu, bằng chứng là có hơn 56% cho biết rượu bia hồn tồn khơng có tác động nào, 35% có buồn phiền nhưng khơng nghiêm trọng, gần 5% lại khẳng định mối quan hệ trở nên tốt đẹp, vui vẻ và hạnh phúc hơn nhưng ngược lại cũng có khoảng 4% trả lời cho rằng việc uống rượu bia của họ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ, có nguy cơ đổ vỡ.
4.7 Ý thức về tác hại của đồ uống có cồn
Phần lớn những người trả lời cho biết họ biết tác hại của đồ uống có cồn và nghĩ rằng bản thân nên cắt giảm tiêu thụ chúng, số người này chiếm gần 79% số người trả lời.
4.8 Tóm tắt chƣơng 4
Kết quả khảo sát thói quen tiêu thụ đồ uống có cồn cho thấy tuổi bắt đầu uống rượu bia của những người tham khảo sát là khá sớm, hơn 50% uống lần đầu khi chưa 18 tuổi. Thói quen uống rượu bia tập trung ở nhà hàng, quán xá và lượng uống mỗi lần nhiều gây rủi ro cho sức khỏe, gần 68% uống có mức uống trung bình mỗi lần uống vượt lượng khuyến nghị an toàn của các tổ chức về nghiện rượu và sức khỏe của Mỹ. Thêm vào đó, việc lái xe sau khi uống nhiều xảy ra phổ biến, có tới 67% người uống từng ít nhất một lần lái xe sau khi đã uống nhiều.
Ngoài việc những người trẻ tốn khá nhiều thời gian cho việc ngồi “lai rai”, phổ biến nhất là 1-3 giờ cho mỗi lần, những hậu quả tất yếu của việc uống nhiều trong mỗi lần uống hay lái xe sau khi uống là có 30% số người từng ít nhất là nạn nhân của các vụ TNGT hay ẩu đả, 19% đã từng ít nhất một lần bị các loại bệnh và 4% số người uống có các mối quan hệ tình cảm có nguy cơ đổ vỡ từ việc tiêu thụ rượu bia.
Chƣơng 5:
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CAN THIỆP
CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Chương này sẽ xem xét phân tích những can thiệp ở Việt Nam đối với đồ uống có cồn dựa trên mười nhóm khuyến nghị của WHO (2010,2014) đối với các quốc gia nhằm làm giảm tác hại của đồ uống có cồn như đã trình bày ở Chương 2.
5.1 Lãnh đạo, nhận thức và cam kết
Để giảm việc sử dụng thức uống có cồn có hại một cách bền vững, WHO nhấn mạnh sự đòi hỏi lãnh đạo cấp quốc gia phải nâng cao nhận thức về vấn đề này, để đối mặt và đưa ra những biện pháp, những quyết định can thiệp quan trọng. Các biện pháp chính sách được khuyến nghị bao gồm: tăng cường các chính sách hiện có để giảm việc sử dụng có hại của rượu bia trên các địa phương và toàn quốc gia; thành lập hoặc chỉ định cơ quan có nhiệm vụ theo dõi các kế hoạch và chính sách quốc gia; phối hợp giữa ngành y tế và các ban ngành khác; đảm bảo sự tiếp cận rộng rãi thông tin và giáo dục về các tác hại, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương.
Bằng chứng về sự hiệu quả của việc giảm tác hại của thức uống có cồn khi có sự gia tăng trong lãnh đạo và các cam kết được thể hiện ở Nam Phi, Belarus và Mông cổ như sau (WHO, 2014, trang 61-62):
Năm 2010, Nam Phi thành lập một ủy ban liên bộ (Inter-Ministerial Committee) gồm 13 bộ trưởng như bộ trưởng bộ Y tế, Giáo dục, Khoa học, Tài chính, Giao thơng vận tải, Thương mại và Công nghiệp, Dịch vụ cảnh sát….và nhiều đoàn thể khác cùng phối hợp để xây dựng các chiến lược và chương trình nhằm giảm sự sử dụng có hại của rượu bia. Mỗi bộ sẽ chịu trách nhiệm trong phần việc được phân cơng và có sự phối hợp đồng bộ và đã đạt được các thành công bước đầu.
Belarus đưa ra một chương trình cấp quốc gia để ngăn ngừa tác hại của sử dụng rượu bia giai đoạn 2011-2015 do bộ Y tế đứng đầu để phối hợp và tham vấn các bên liên quan nhằm giảm tội phạm liên quan đến rượu bia, giảm tai nạn giao thông và các vấn đề khác. Bằng cách đưa ra các chính sách mới về uống rượu lái xe, thuế, kiểm soát các nhà sản xuất,
quảng cáo…,các biện pháp đã cho kết quả nhanh chóng, năm 2011-2012, APC giảm 6,5%, 2012-2013 giảm được 11,4%, đồng thời cũng giảm đáng kể tội phạm hình sự liên quan đến sử dụng rượu bia.
Trong 3 năm từ 2011, dưới sự lãnh đạo của tổng thống cùng với mạng lưới quốc gia của 80 tổ chức chính phủ và phi chính phủ, chiến dịch quốc gia của Mông Cổ tác động đến các qui định về sản xuất, bán hàng, phân phối và tính sẵn có của rượu bia, nâng cao nhận thức cộng đồng, thiết lập môi trường pháp lý…như sửa đổi lt phịng chống và kiểm sốt rượu bia, bao gồm cấm quảng cáo rượu bia, tăng trách nhiệm và củng cố hệ thống hành chính và răn đe cho hành vi vi phạm pháp luật. Trung tâm y tế công cộng quốc gia được thành lập sẽ đi đầu trong việc theo dõi và thực hiện các luật liên quan rượu bia và các chính sách quốc gia khác.
Vấn đề lãnh đạo, cam kết và nhận thức ở một quốc gia được thể hiện ở các văn bản về chính sách về rượu bia và các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này. Năm 2012, có 66 nước thành viên của WHO có các văn bản chính sách về rượu bia (39% các quốc gia). Tháng 2/2014, Thủ tướng Việt Nam mới cho ban hành quyết định 244/QĐ-TTg về Chính sách quốc gia phịng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020, với mục tiêu “Phịng ngừa và giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ
uống có cồn khác đối với sức khỏe cộng đồng, trật tự an toàn xã hội để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững.” (Chính phủ, QĐ244,
Mục II.1)
Chưa xét đến hiệu quả, thời gian gần đây, các cơ quan ban ngành cũng có nhiều hoạt động để nâng cao nhận thức về những tác hại của lạm dụng thức uống có cồn. Nhiều dự thảo liên quan liên tục được đề xuất như dự thảo cấm bán rượu bia sau 22 giờ; đẩy mạnh nâng cao nhận thức về vấn đề uống rượu và lái xe (có 128 nước có ít nhất một hoạt động như vậy trong vòng 3 năm qua) như đề xuất tịch thu phương tiện tham gia giao thông khi vi phạm luật về nồng độ cồn cho phép, chương trình phối hợp tuyên truyền “đã uống rượu bia thì khơng lái xe” được ủy ban An tồn giao thơng phối hợp với các cơ quan khác tổ chức trên 33 tỉnh thành với sự triển khai rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và bằng các bảng tuyên truyền trên các tuyến đường chính ở các thành phố lớn.
5.2 Ứng phó của dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế đóng vai trị quan trọng trong việc giảm tác hại của thức uống có cồn đối với sức khỏe các cá nhân. WHO đề xuất một số hoạt động như: nâng cao năng lực trong phịng ngừa, điều trị và chăm sóc do việc sử dụng rượu bia, cung cấp các dịch vụ dự phòng và điều trị cho người uống rượu và điều trị hổ trợ gia đình bị ảnh hưởng, quản lý việc uống rượu bia của phụ nữ mang thai và trong độ tuổi sinh đẻ, phổ cập y tế, đảm bảo khả năng tiếp cận và chi trả của các thành phần yếu thế trong xã hội…Ngồi ra, ngành y tế cịn nên có trách nhiệm lập hệ thống thông tin theo dõi, giám sát và báo cáo về các tổn hại sức khỏe liên quan đến rượu bia.
Ví dụ: Bộ Y tế ở Anh và Bắc Ireland đã đã kết hợp với Viện Sức khỏe và Lâm sang quốc gia để xuất bản quốc gia về quản lý và sử dụng thức uống có cồn, các hướng dẫn điều trị nghiện rượu, cũng như đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp. Đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa ban đầu cho những người chưa từng uống và điều trị chuyên sâu cho người nghiện rượu (WHO, 2014, trang 64).
Ở Việt Nam, tháng 2/2015 Bộ Y tế có chỉ thị nhằm đẩy mạnh chính sách quốc gia phịng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn (Chỉ thị 04). Tuy nhiên, chỉ thị này chủ yếu cũng chỉ là tăng cường thông tin, tuyên truyền về tác hại của đồ uống có cồn đến người dân, chú trọng đến những người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang ni con bằng sữa mẹ…. Các hoạt động hiện hay cũng chỉ mới bắt đầu bằng tuyên truyền, đề xuất như cấm bán rượu cho phụ nữ có thai…Hiện chưa thấy Bộ Y tế Việt Nam có những hoạt động về dự phịng hay điều trị chuyên sâu cho những người nghiện, những người chịu gánh nặng bệnh tật do rượu bia hay các chương trình hỗ trợ gia đình về các vấn đề liên quan.
5.3 Hành động của cộng đồng
WHO cho rằng, việc sử dụng kiến thức địa phương và chuyên môn của họ trong việc áp dụng các phương pháp hiệu quả để ngăn chặn và giảm thiểu việc sử dụng có hại rượu bia bằng cách thay đổi tập thể chứ không phải là hành vi cá nhân thơng qua các chuẩn mực văn hóa, tín ngưỡng hay hệ thống giá trị.
WHO đề xuất Chính phủ nên chọn hỗ trợ một số lựa chọn chính sách và biện pháp can thiệp cho hoạt động cộng đồng bằng các chương trình huấn luyện, các chương trình hỗ trợ
cộng đồng và nhóm nguy cơ đặc biệt như người trẻ, thất nghiệp; cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ cho các cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng; huy động cộng đồng để ngăn chặn việc bán và tiêu thụ rượu bia của thiếu niên; phối hợp của các chính quyền địa phương với các mạng lưới cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ…..Có 108/167 quốc gia báo cáo Chính phủ có hỗ trợ cho các hoạt động cộng đồng trong các hoạt động giảm tác hại của đồ uống có cồn (WHO, 2014, trang 66).
Việt Nam: nhà nước chưa có các chính sách hỗ trợ đối với các hoạt động của cộng đồng về các vấn đề về đồ uống có cồn.
5.4 Uống rƣợu bia và lái xe
Dưới sự tác động của cồn, khả năng phán xét, phản xạ của người uống bị giảm nhiều đe dọa bản thân người uống và cả những người vô tội khác.
WHO dẫn các nghiên cứu khác, chứng minh rằng tập trung vào vấn đề này là một chiến lược hiệu quả để giảm được các tai tạn giao thông ở hầu hết các nước. Việc thành lập các giới hạn Nồng độ cồn trong máu (BAC) khi lái xe, thành lập các điểm kiểm tra độ tỉnh táo, hơi thở ngẫu nhiên là một chiến lược hiệu quả về mặt chi phí. Ngồi ra, cũng cịn có những khuyến nghị khác như: tịch thu bằng lái; gắn thiết bị kiểm tra khởi động đối với người vi phạm; khuyến khích sử dụng các phương tiện vận chuyển thay thế, bao gồm các phương tiện công cộng cho đến sau giờ đóng cửa của những điểm uống; tiến hành các chiến dịch nâng cao nhận thức và thơng tin để cơng chúng ủng hộ chính sách và để tăng tác dụng răn đe chung; thực hiện các chiến dịch truyền thông nhằm vào các đợt đặc biệt như mùa lễ hội hay tập trung vào giới trẻ.
Phần lớn các quốc gia đều thiết lập BAC ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhiều nước cịn có các giới hạn khác nhau cho người trẻ, mới lái xe…BAC giới hạn của các nước thường từ 0,05- 0,07% (61 quốc gia); 0,08-0,15% (46 quốc gia) và 25 quốc gia cấm tiệt lái xe với bất cứ nồng độ nào, 18 nước khơng có giới hạn. Năm 2012, có 130 quốc gia thực hiện kiểm tra hơi thở, 48 nước có thực hiện ngẫu nhiên bằng các trạm bên lề đường (WHO, 2014, trang 68-69).
Việt Nam qui định giới hạn cho người lái xe máy có BAC tối đa là 0,05%, cấm hồn tồn với ô tô các loại. Ở Việt Nam cũng thực hiện kiểm tra nồng độ cồn bằng kiểm tra hơi thở
ngẫu nhiên bên đường khá rầm rộ, đặc biệt tổ chức nhiều chiến dịch trong từng giai đoạn từ giữa năm 2014. Thời gian gần đây, nhiều dự thảo liên quan đến vấn đề uống rượu bia và lái xe cũng đang được đề xuất xem xét như tịch thu phương tiện tham gia giao thông nếu lái xe có nồng độ cồn cao. Hiện tại, vi phạm nồng độ cồn khi lái xe sẽ bị phạt như sau: xe máy phạt từ 500.000 - 3 triệu, ô tô từ 2 triệu đến 15 triệu; tước giấy phép lái xe hai tháng và giam xe bảy ngày đối với cả xe máy và ô tô. Mức chế tài này là khá nhẹ so với nhiều nước trên thế giới. Nhiều quốc gia coi hành động uống rượu và lái xe là hành vi tội phạm, vì có thể đe dọa tính mạng của người khác, nên có thể phạt rất nặng về tài chính, phạt tù như Singapore, Mỹ - một số bang ở Mỹ phạt tù ít nhất 120 ngày nếu vi phạm đến lần thứ ba (Hồng Đào, 2013), Canada và Mexico còn cấm nhập cảnh đối với những người từng vi phạm lái xe khi say rượu (Minh Khánh, 2015). Mới đây, tổng cục đường bộ và cả đại diện WHO ở Việt Nam đề xuất nghiên cứu đưa hình thức phạt tù lái xe có nồng độ cồn trong máu vượt quá 80mg/100ml và tăng các hình phạt trong trường hợp tái phạm (Văn Duẩn, 2015).
5.5 Qui định tính sẵn có của rƣợu
WHO đưa ra nhiều phương cách giảm sự có sẵn của đồ uống có cồn như giới hạn mật độ của hàng bán; giới hạn ngày và giờ bán; qui định tuổi tối thiểu có thể mua hay sử dụng; các chính sách uống ở những nơi cơng cộng, cấm bán hoặc uống ở một số nơi công cộng như trường học, bệnh viện, trạm xăng hay áp trách nhiệm đối với người bán, giảm và loại bỏ các cơ sở sản xuất bất hợp pháp…Trên thế giới, việc giới hạn giờ bán và ngày bán không phải là hiếm và kết quả khảo sát cho thấy giới hạn giờ bán được ưa chuộng hơn. Phần lớn các nước đều có độ tuổi giới hạn mua và sử dụng, phổ biến nhất là 18 tuổi (115 quốc gia), 16 tuổi (15 quốc gia), 20 tuổi (7 quốc gia) và 21 tuổi (14 quốc gia). Nhiều nước thực hiện cấm bán ở những trạm xăng và qui định này được chứng minh làm giảm lượng người uống lái xe (WHO, 2014, trang 70-71).
Ở Việt Nam, từ 2008 đã có Nghị định 40/2008/NĐ-CP cấm bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi và năm 2010 với NĐ 73/2010/NĐ-CP độ tuổi hạ xuống 16. Tuy nhiên qui định này hình như khơng được thực thi trong thực tế và bị lãng quên. Một đứa trẻ tiểu học ở Việt Nam dễ dàng đi ra đầu ngõ hay bất cứ tiệm tạp hóa ven đường, hay thậm chí vào siêu thị mua rượu, bia cho mà khơng hề gặp bất cứ khó khăn nào.
Ngồi ra nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh rượu có rất nhiều qui định đối với việc sản xuất và phân phối. Theo đó, sản xuất rượu thủ cơng để bán buộc phải đăng ký kinh doanh và được cấp phép. Các hoạt động phân phối, bán lẻ đều phải được cấp phép và giấy phép sẽ được cấp rất hạn chế tính trên số dân. Ví dụ như giấy phép bán lẻ chỉ được cấp tối đa một giấy phép trên 1.000 dân (điều 18). Tuy nhiên thực tế người dân vẫn có thể