Mô tả về các biến

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố châu đốc tỉnh an giang (Trang 26 - 35)

Biến Mô tả Dấu mong

đợi

Y Tổng số ngafy du khách đến Châu Đốc trong 3 năm

Chi phí du lịch Tổng chi phí cho chuyến đi/số ngày đến Châu - Đốc (ngàn đồng)

Thu nhập Mức thu nhập hàng tháng của du khách(ngàn + đồng)

Giới tính Bằng 1 nếu là nam, và bằng 0 nếu là nữ +

Tuổi Tuổi của du khách (số tuổi) +

Học vấn Bằng 1 nếu từ Trung cấp trở lên, bằng 0 từ cấp 3 + trở xuống

Nghề nghiệp Bằng 0 nếu nghề nghiệp là buôn bán, bằng 1 cho + các trường hợp nghề nghiệp là cán bộ, cơng

chức; nhà doanh nghiệp; hưu trí và khác 3.2.2. Phương pháp khảo sát mức độ hài lòng

Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá mức độ hài lòng của du khách. Thang đo này là một biến thể của thang đo SERVQUAL, do Cronin & Taylor (1992) đưa ra. Thang đo này có thủ tục đo đơn giản, dễ thực hiện để đo lường chất lượng dịch vụ.

Thang đo này gồm 5 thành phần:

-Phương tiện hữu hình (Tangibles): sự thể hiện bên ngồi của cơ sở vật chất, thiết bị, nhân sự và công cụ truyền thông.

- Tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ một cách đáng tin cậy và chính xác.

- Đáp ứng (Responsiveness): sẳn lòng giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ kịp thời.

- Đảm bảo (Asurance): Kiến thức chuyên môn và sự lịch lãm của nhân viên, khả năng làm cho khách hàng tin tưởng.

- Cảm thông (Empathy): thể hiện sự ân cần, quan tâm đến từng cá nhân khách hàng.

Khách hàng được yêu cầu cho điểm mong đợi và cảm nhận của họ theo thang điểm Likert từ 1 cho đến 5. Trong đó:

Mức 1 là rất khơng hài lịng; Mức 2 là khơng hài lịng;

Mức 3 là trung lập khơng có ý kiến; Mức 4 là hài lòng;

Mức 5 là rất hài lòng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến tham quan: trên cơ sở lý thuyết về sự hài lòng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách và dựa vào đặc điểm du lịch của địa phương, đề tài đưa ra được 4 nhân tố. Cụ thể:

Nhân tố 1: Cảnh quan thiên nhiên; Nhân tố 2: An ninh trật tự;

Nhân tố 3: Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm phương tiện giao thông, tiện nghi khách sạn;

Nhân tố 4: Chất lượng dịch vụ là sự thân thiện của người dân địa phương, chất lượng phục vụ của đội ngủ nhân viên, chất lượng các dịch vụ mua sắm, ăn uống uống, giải trí.

3.3. Trình bày dữ liệu

3.3.1. Giới thiệu bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế, xây dựng để thu thập thơng tin về chi phí du lịch của du khách tới Châu Đốc, từ đó xây dựng hàm cầu du lịch. Ngoài ra, trong bảng câu hỏi cũng khảo sát về mức độ hài lòng của du khách khi đến tham quan. Trong bảng câu hỏi các nội dung chính như sau:

Thơng tin cá nhân của du khách: tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Các điều

kiện về kinh tế, xã hội như tình trạng hơn nhân, thu nhập, trình độ học vấn. Từ những thông tin này mô tả sơ lược về du khách và là những biến giải thích để xây dựng hàm cầu về du lịch. Những thông tin này giúp cho kết quả điều tra có tính chính xác cao hơn.

Thông tin về hành vi của du khách: khảo sát về thời gian, mục đích,

phương tiện, số lần, số ngày, thông tin đến Châu Đốc. Từ những nội dung này cho biết hành vi của du khách để làm căn cứ xây dựng các chính sách, chiến lược nhằm thu hút và giữ chân du khách.

Thơng tin về chi phí du lịch: trong bảng câu hỏi để phục vụ cho chi phí du

hành cá nhân nhằm ước lượng hàm cầu du lịch thì chi phí du lịch là thơng tin quan trọng. Các câu hỏi về chi phí du lịch được thiết kế bao gồm nhưng thông tin về chi phí đi lại từ các nơi về Châu Đốc, chi phí đi lại là tiền vé xe hoặc tiền th xe ơ tơ hoặc cũng có thể tiền xăng dầu cho xe máy của du khách. Chi phí ăn uống, nghỉ ngơi, mua sắm phục vụ nhu cầu cá nhân khi đến Châu Đốc. Ngồi ra, về chi phí thời gian cũng được xây dựng để xác định thời gian du khách mất đi khi đến tham quan tại đây. Tuy nhiên, chi phí về thời gian ít được du khách quan tâm do chuyến đi thường ngắn ngày và nghề nghiệp của du khách ít ảnh hưởng đến loại chi phí này.

Thơng tin về sự hài lịng của du khách: trong bảng câu hỏi nhằm khảo sát

mức độ hài lòng của du khách đối với các hoạt động và dịch vụ tại hai điểm chính của Châu Đốc là Miếu Bà Chúa Xứ (Núi Sam) và chợ Châu Đốc (phường Châu Phú A). Bảng câu hỏi liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến chuyến tham quan của Châu Đốc như cảnh quan, môi trường an ninh trật tự, chất lượng phục vụ và tình trạng

mua bán của người dân địa phương đối với du khách. Bảng câu hỏi được thiết kế ở 5 mức độ cho du khách lựa chọn ứng theo từng mức độ mà du khách đánh giá.

Tóm lại, các thông tin về cá nhân, hành vi của du khách và chi phí cho chuyến đi nhằm phục vụ cho mục tiêu xây dựng hàm cầu du lịch; thông tin khảo sát về sự hài lòng của du khách nhằm phục vụ cho mục tiêu khảo sát mức độ hài lòng của du khách.

3.3.2. Đối tượng khảo sát, thời điểm khảo sát, cách chọn mẫu

Đối tượng khảo sát: là khách du lịch đến tham quan tại Châu Đốc, tập trung

chủ yếu là khách lẻ (khơng khảo sát theo đồn hoặc hộ gia đình).

Thời điểm khảo sát: do thời gian nghiên cứu có hạn nên chỉ phỏng vấn vào

thời điểm giao thời giữa cuối năm và chuyển sang năm mới. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm bắt đầu chuẩn bị cho một mùa lễ hội mới nên việc khảo sát cũng đáp ứng được mục tiêu của đề tài.

Cách chọn mẫu: do số lượng mẫu dự kiến là 150 quan sát nên chọn mẫu

theo cách ngẫu nhiên, chọn khách lẻ và chia ra làm hai nơi. Một là chọn quan sát tại khu vực Núi Sam nơi có Miếu Bà Chúa Xứ, hai là khu vực chợ Châu Đốc để thuận tiện cho việc khảo sát.

Chương IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng ngành du lịch của Châu Đốc

4.1.1 .Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Châu Đốc là thành phố thuộc tỉnh An Giang, giáp biên giới Campuchia; cách thành phố Long Xuyên 54km theo Quốc lộ 91. Diện tích tự nhiên 105,29 km2

Phía Đơng Bắc tiếp giáp huyện An Phú; Phía Tây Bắc giáp Campuchia;

Phía Đơng giáp huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu; Phía Nam giáp huyện Châu Phú;

Phía Tây giáp huyện Tịnh Biên.

Châu Đốc có vị trí địa lý khá đặc biệt nằm ở ngã ba sông, nơi sông Hậu và sông Châu Đốc gặp nhau; giữa 3 cửa khẩu kinh tế sầm uất là: cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên - huyện Tịnh Biên, cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương - thị xã Tân Châu và cửa khẩu quốc gia Khánh Bình - huyện An Phú.

Từ vị trí này, thành phố Châu Đốc được xem là cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh An Giang với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi tập trung hàng hố bn bán với Vương quốc Campuchia qua cả hai đường thủy và đường bộ.

Thành phố Châu Đốc thuộc vùng đồng bằng của tỉnh An Giang do phù sa sông Hậu bồi đắp. Địa hình thấp dần theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam. Ở trung tâm có Núi Sam đột khởi lên giữa đồng bằng, tạo nên cảnh quan độc đáo. Phía Đơng có sơng Châu Đốc và sơng Hậu chảy theo chiều Bắc - Nam. Phía Tây có kênh Vĩnh Tế chạy song song với biên giới Campuchia, nối liền với thị xã Hà Tiên. Địa hình chia cắt bởi các kênh rạch ngang dọc. Với địa hình đa dạng, Châu Đốc có điều kiện phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch và nơng nghiệp.

4.1.1.2.Diện tích tự nhiên

Tổng diện tích tự nhiên tồn thành phố 10.529,05 ha trong đó đất nội thị là 4.820,13 ha, đất ngoại thị là 5.708,92 ha. Trong đó, đất xây dựng đơ thị là 1.432,55 ha, đất khơng được xây dựng là 3.387,58 ha.

4.1.1.3.Dân số

Quy mô dân số của thành phố Châu Đốc là 157.298 người, trong đó dân số thường trú 113.012 người, dân số quy đổi là 44.286 người.

Dân số nội thị:

- Dân số khu vực nội thịlà: 145.597 người. - Dân số thường trú: 101.301 người.

- Dân số tạm trú quy đổi về dân số đô thị: 44.286 người (khách tham quan, công

tác, chữa bệnh ngắn ngày).

Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tỷ lệ dân số nội thị tăng, tỷ lệ dân số ngoại thị giảm.

Mức tăng dân số là 1,4% (trong đó tăng tự nhiên là 1,2%, tăng cơ học là 0,2%).

Mật độ dân số khu vực xây dựng đơ thị: 10.164 người/km2

4.1.1.4.Khí hậu

Châu Đốc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang những đặc tính chung của khí hậu vùng đồng bằng sơng Cửu Long, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 25oC - 29oC, nhiệt độ cao nhất từ 36oC - 38oC, nhiệt độ thấp nhất hàng năm thường xuất hiện vào tháng 10, dưới 18oC. Khí hậu hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trùng với gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trùng với gió mùa Đơng Bắc; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500mm.

4.1.1.5.Thủy văn

Chế độ thủy văn ở Châu Đốc chủ yếu là bán nhật triều, số ngày có chế độ nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể. Cứ khoảng nửa tháng có 3 - 5 ngày triều cường, sau đó triều giảm dần kéo dài khoảng 5 - 6 ngày, tiếp đó là 3 - 5 ngày triều lên, xuống rất yếu gọi là kỳ nước kém. Các kỳ con nước ở đây lặp lại một cách tuần hoàn nhưng khác nhau về cường độ. Trong một năm, biên độ triều của các trạm sơng Hậu có những biến động mạnh mẽ. Vào mùa kiệt, biên độ triều tăng dần và đạt trị số lớn nhất vào tháng 4 hoặc tháng 5. Tiếp đó mùa lũ về, nước sơng lên,

biên độ triều giảm và đạt trị số nhỏ nhất vào tháng 9 hoặc tháng 10. Hằng năm từ tháng 7 đến tháng 11 là mùa nước nổi. Đây cũng là thuận lợi cho du lịch Châu Đốc trong việc phát triển nhiều hình thức du lịch mùa nước nổi ngồi du lịch chủ đạo là tâm linh, tín ngưỡng.

4.1.1.6.Tài nguyên rừng

Rừng ở thành phố Châu Đốc đa phần là rừng đồi núi với diện tích 210 ha, tập trung chủ yếu ở Núi Sam. Trong đó, rừng trồng khoảng 99ha, còn lại là rừng tự nhiên thuộc rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng với 154 loài cây quý hiếm, thuộc 54 họ.

4.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch

Châu Đốc là trung tâm du lịch của tỉnh An Giang, các điểm như Miếu Bà Chúa Xứ - Núi Sam, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Hang, Châu Đốc nằm trong tổng thể du lịch của tỉnh An Giang, là tỉnh đồng bằng đặc biệt có núi có sơng với phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, địa điểm du lịch phong phú đa dạng được trải đều và liên hoàn trên toàn thành phố. Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư khá, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nâng cao, nhu cầu vui chơi giải trí phát sinh tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển. Du lịch tâm linh hấp dẫn thu hút du khách ngày càng đông. Châu Đốc là thành phố có tiềm năng phát triển du lịch tâm linh và du lịch mua sắm, du khách đến Châu Đốc phần lớn là viếng Miếu Bà Chúa Xứ, hằng năm có gần 4 triệu lượt khách đến du lịch ở thành phố Châu Đốc.

Ngồi ra, nhiều cơng trình du lịch, thiết chế văn hóa lớn được đưa vào sử dụng, tạo điểm nhấn quan trọng để thành phố Châu Đốc tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội gắn với các hoạt động quảng bá và phát triển du lịch của thành phố. Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại tạo bước đột phá mới, đảm bảo đồng bộ trong quy hoạch phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Phát huy lợi thế giá trị văn hóa, Châu Đốc đã, đang chủ động tăng cường mở rộng liên kết tour, tuyến, hình thành khơng gian du lịch rộng lớn, giữa các huyện, thị xã, thành phố trong khu vực, trong nước và quốc tế. Trong đó, trọng

tâm là hoàn thiện hơn nữa cung cách phục vụ, văn minh thương mại, nhất là đa dạng hóa các sản phẩm văn hóa du lịch, quà lưu niện đặc trưng của Châu Đốc. Đồng thời, đầu tư tôn tạo, phát triển các cảnh quan, di tích, điểm vui chơi, giải trí nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách và kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu của du khách và đảm bảo du lịch phát triển bền vững.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tập trung nguồn nhân lực, huy động xã hội tham gia phát triển mới các sản phẩm loại hình du lịch. Nâng cao nhận thức của người dân, người mua bán về việc xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự, làm hài lòng du khách và tăng thu nhập từ du khách. Chỉnh trang, làm mới, làm đẹp từ hình ảnh con người Châu Đốc lan tỏa đến du khách khi đến Châu Đốc. Châu Đốc đang triển khai và hoàn thiện Đề án Cơng viên văn hóa Núi Sam, kết hợp xúc tiến nhanh các hạng mục đầu tư xây dựng, chỉnh trang khu du lịch Núi Sam, hạ tầng du lịch sinh thái Vĩnh Mỹ và các cơng trình giao thơng, đơ thị trọng điểm. Qua đó, tạo khơng gian, mơi trường du lịch tốt nhất để phát triển, khai thác có hiệu quả loại hình du lịch tâm linh kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái.

Hàng năm, trên địa bàn thành phố diễn ra nhiều lễ hội lớn nhỏ khác nhau, thu hút khá đông khách hành hương từ các nơi đổ về. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp, các lễ hội này vẫn có những “điểm trừ” khơng đáng có.

Những tháng hành hương, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam trở nên nhộn nhịp với hàng triệu du khách tìm đến chiêm bái, lễ cúng. Đó cũng là lúc những người lao động tại địa phương có điều kiện nâng cao thu nhập vào các dịch vụ phục vụ lễ hội. Tuy nhiên, do một bộ phận người dân có tư tưởng thu lợi bất chính bằng cách lừa gạt du khách nên xuất hiện hiện tượng tiêu cực như bói tốn, xin xăm, hay móc túi, trộm vặt… dẫn đến tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp khó lường ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến tham quan tại nơi đây.

Nhận thức về bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch của cộng đồng dân cư và một bộ phận du khách chưa cao đã dẫn đến cảnh mất vệ sinh tại khu di tích lịch sử Núi Sam, khu trung tâm chợ Châu Đốc. Vấn đề trật tự cịn hạn chế, tình trạng mua bán lấn chiếm lịng lề đường vẫn cịn. Có thể nói với lượng khác thập phương như

vậy việc giữ gìn an tồn, trật tự, vệ sinh cơng cộng cho địa phương và du khách nơi đây là cần thiết.

Nhận định về cảnh quan du lịch ở Châu Đốc thì cho là tốt vì đi cúng, viếng một số điểm chùa rồi về hoặc ghé mua sắm tại chợ hoặc đến các huyện bạn lân cận như Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn vàcác huyện khác vì năm nào đi cũng vậy khơng có gì mới, lạ để khám phá thêm.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên thừa và thiếu, thiếu vì hầu hết nhân viên phục vụ nơi đây đều chưa qua đào tạo do đó chất lượng phục vụ thấp khơng chuyên nghiệp theo đúng yêu cầu. Mỗi năm đều tổ chức nhiều khóa đào tạo, nhưng nguồn

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố châu đốc tỉnh an giang (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w