Số ngày lưu trú lại tại Châu Đốc

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố châu đốc tỉnh an giang (Trang 41)

1.3.1 .Đị a bàn nghiên ứu

4.2.2.7. Số ngày lưu trú lại tại Châu Đốc

Qua phỏng vấn du khách thì đa số du khách chỉ đến Châu Đốc từ 1 đến 3 ngày, nhưng chủ yếu là 1 ngày đến 2 ngày, họ không ở nhiều hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân du lịch của Châu Đốc không giữ chân được du khách. Cụ thể: du khách ở lại 1 ngày là 61 người chiếm 40,67%; ở lại 2 ngày là 88 người chiếm 58,67% và ở lại 3 ngày chỉ có 1 du khách chiếm 0,67%.

Bảng 4.11. Số ngày lưu trú của du khách (ĐVT: người)

Số ngày Số lượng Tỷ lệ %

1 ngày 61 40,67

2 ngày 88 58,67

3 ngày 1 0,67

Tổng 150 100

4.2.3. Mô tả chi phí của du khách sử dụng khi đến tham quan tại Châu Đốc Qua phỏng vấn các du khách thì có các loại chi phí mà du khách phải bỏ ra như: chi phí đi lại, ăn uống, mua sắm, vé tham quan và nghỉ ngơi.

Đối với chi phí đi lại: Trong 150 người được phỏng vấn thì mức chi phí

trung bình một du khách phải bỏ ra là 519,73 ngàn đồng. Và du khách chi cho chi phí đi lại thấp nhất là 150 ngàn và cao nhất là 4.000 ngàn đồng.

Đối với chi phí ăn uống: trong 150 du khách thì chi phí trung bình mỗi du

khách bỏ ra là 268,53 ngàn đồng. Với du khách bỏ ra ít nhất là 100 ngàn và cao nhất là 800 ngàn đồng.

Đối với chi phí mua sắm: khi hỏi 150 người thì có 132 người có sử dụng chi

phí này. Mức chi trung bình cho mỗi du khách là 771,59 ngàn đồng với mức chi thấp nhất là 100 ngàn đồng và cao nhất là 4.000 ngàn đồng.

Đối với tiền vé tham quan: có 13 người chi cho tiền vé tham quan. Mỗi

người trả 15 ngàn cho một vé tham quan. Tuy nhiên, đây là loại chi phí bắt buộc đối với du khách đến tham quan tại khn viên văn hóa Núi Sam.

Đối với chi phí nghỉ ngơi: có 129 người nghỉ lại qua đêm tại Châu Đốc. Chi

phí trung bình cho một du khách khi nghỉ lại là 225,348 ngàn đồng. Với mức chi thấp nhất là 40 ngàn và cao nhất là 800 ngàn đồng.

Như vậy tổng chi phí cho một du khách khi đến tham quan du lịch tại Châu Đốc là 1.661,7 ngàn đồng. Mức chi phí nằm trong khoảng từ 500 ngàn cho đến 7.615 ngàn đồng. Điều này chứng tỏ có nhiều thành phần du khách đến tham quan tại Châu Đốc. Họ có thể chi nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình để đến tham quan tại đây.

Việc phân tích chi phí của du khách giúp cho những nhà quản lý đưa ra được các chiến lược thu hút ngày càng nhiều du khách đến đây và kiểm soát được các loại hình kinh doanh tại Châu Đốc, đưa Châu Đốc thành một trong những khu du lịch, kinh doanh văn minh, văn hóa. Đáp ứng được nhu cầu của du khách.

4.3. Kết quả ước lượng hàm cầu du lịch cá nhân

Kỹ thuật hồi quy bội được thực hiện để kiểm tra giả thiết rằng cầu khách du lịch của Châu Đốc phụ thuộc vào chi phí du lịch, thu nhập và các yếu tố khác.

Bảng 4.12. Kết quả của hàm hồi quy nhu cầu du lịchBiến Số lần Std P>/t/ Biến Số lần Std P>/t/ Chi phí -0,001 0,0004 0,011 Giới tính -1,87 0,7859 0,019 Tuổi 0,127 0,38 0,001 Thu nhập 0,0006 0,0008 0,000 Nghề nghiệp 0,8939 0,9213 0,334 Số năm đi học 0,1562 0,8864 0,86

Đa số các hệ số của biến giải thích đều có dấu đúng như mong đợi. Từ kết quả phân tích mơ hình hồi qui đối với số ngày đến du lịch tại Châu Đốc trong 3 năm qua của du khách thì quan trọng nhất là hệ số của biến chi phí du lịch có dấu âm và có ý nghĩa thống kê và tác động của biến thu nhập lên số ngày đến tham quan trong 3 năm là dương và có ý nghĩa thống kê.

4.3.1. Chi phí du lịch

Hệ số ước lượng và ý nghĩa thống kê trong bảng chỉ ra rằng chi phí du lịch tác động nghịch đến tổng số ngày du lịch trong 3 năm đến Châu Đốc. Khi hệ số của biến chi phí là -0,001 thì điều này có ý nghĩa khi chi phí du lịch tăng lên 1 triệu đồng/ngày thì khách du lịch sẽ giảm số ngày đi đến Châu Đốc trong 3 năm là 1 ngày. Như vậy nghiên cứu đã chứng minh cho giả thiết và là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng đường cầu khách du lịch tại Châu Đốc.

4.3.2. Thu nhập

Biến thu nhập có ý nghĩa thống kê và mang dấu được mong đợi là dấu dương. Kết quả chỉ ra rằng khách du lịch có thu nhập tăng thêm 1 triệu đồng/ tháng thì sẽ tăng thêm số ngày đi đến Châu Đốc trong 3 năm là 0,6 ngày. Kết quả này mang một ý nghĩa là trong tương lai khi thu nhập của du khách tăng lên thì nhu cầu du lịch đến Châu Đốc sẽ tăng lên, đây cũng xem là mục tiêu chính của đề tài.

4.3.3. Giới tính

Biến “nam giới” có dấu khơng như dự đốn. Với kết quả trên thì nam giới đi ít hơn nữ giới là 1,87 ngày trong 3 năm qua. Như vậy cho thấy nữ giới đi du lịch

đến Châu Đốc nhiều hơn nam giới, nếu giải thích điều này bằng đặc điểm của Châu Đốc là đúng vì đến Châu Đốc là du lịch tâm linh, du lịch tín ngưỡng nên hầu như phụ nữ tin tưởng hơn nam giới và các loại hình khác tại Châu Đốc cũng thu hút phụ nữ nhiều hơn. Và đây cũng thể hiện tính bình đẳng giới khi phụ nữ tham gia và quan tâm nhiều hơn về các vấn đề xã hội, giúp cho phụ nữ ngày càng phát triển và khẳng định bản thân mình.

4.3.4. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của du khách có tác động dương lên tổng số ngày đến Châu Đốc trong 3 năm của du khách. Điều này cho thấy những năm gần đây trình độ học vấn được nâng cao nên khách du lịch có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên đi nhiều hơn những người có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống là 0,1562 ngày trong 3 năm qua. Đây cũng là điều đáng lưu ý để đưa ra các chính sách chiến lược cho các đối tượng có trình độ cao.

4.3.5. Nghề nghiệp

Đây là biến giả đối với nghề bn bán. Những người có nghề nghiệp là buôn bán đi nhiều hơn so với những nghề nghiệp khác. Theo kết quả mơ hình thì những người có nghề nghiệp buôn bán sẽ đi nhiều hơn những du khách có nghề nghiệp khác (như: cán bộ cơng chức; nhà doanh nghiệp; hưu trí và nghề khác) là 0,8939 ngày. Điều này cũng thể hiện đúng với đặc trưng tại Châu Đốc, vì đây là những du khách cũng mong muốn đi cầu nguyện mua may bán đắt, xin lộc, trả lễ khi đến Châu Đốc để cúng Bà, viếng các đình, chùa khác xung quanh.

4.3.6.Tuổi

Biến tuổi cũng có ý nghĩa thống kê đối với số ngày đến Châu Đốc của du khách. Biến tuổi có dấu dương điều này có ý nghĩa khi tuổi càng cao thì du khách có tâm lý hướng nội mong muốn cầu nguyện gia đạo được bình an nên đi du lịch đến Châu Đốc nhiều hơn, với kết quả thu được thì những người lớn hơn một tuổi thì đi Châu Đốc trong 3 năm qua sẽ nhiều hơn 0, ngày nhưng cũng chỉ tăng dần đến một mức nào đó sẽ giảm số ngày đi so với độ tuổi của họ. Tuy nhiên, độ tuổi cao nhất đến Châu Đốc cũng chỉ là 67 tuổi theo khảo sát, đây là độ tuổi nghĩ hưu, nhàn

hạ nhưng những đối tượng này khơng nhiều và cũng ít khả năng thu hút chi tiêu của họ khi đến tham quan.

Tóm lại, mỗi biến có mức độ tác động khác nhau đến số ngày đến tham quan Châu Đốc trong 3 năm qua của du khách và đây cũng là cơ sở để đề xuất các chính sách, chiến lược nhằm thu hút lượng du khách cũng như phát triển du lịch tại thành phố Châu Đốc trong thời gian tới.

4.4. Đánh giá sự hài lòng của du khách về các dịch vụ du lịch tại Châu Đốc

Khi phân tích mức độ hài lịng của du khách thể hiện qua 5 mức độ. Mức 1 là rất khơng hài lịng, mức 2 là khơng hài lịng, mức 3 là trung lập khơng có ý kiến, mức 4 là hài lịng và mức 5 là rất hài lòng.

4.4.1. Mức độ hài lòng của du khách thể hiện qua các yếu tố tại Miếu Bà Chúa Xứ Nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của du khách, đa dạng hóa các loại hình là yếu tố để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. Qua đánh giá của du khách về mức độ hài lòng đối với cảnh quan thiên nhiên tại Miếu Bà thì hài lịng chiếm 57,33%, rất hài lịng và trung lập chiếm 41,33%, cịn lại khơng hài lịng và rất khơng hài lịng chỉ 2 người chiếm 1,34%. Như vậy cho thấy cảnh quan tại đây rất hấp dẫn du khách.

Đối với an ninh trật tự thì mức độ khơng hài lịng cũng chiếm rất thấp là 4%. Mức độ hài lòng đạt 46,67%, rất hài lòng 20% và trung lập là 29,33%. Điều này chứng tỏ tình hình an ninh trật tự ở khu vực Miếu Bà đã được cải thiện và giúp du khách an tâm hơn khi đến tham quan tại khu vực này.

Hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển là một trong những yếu tố giúp du khách quyết định có đi đến nơi du lịch hay khơng, điều này cũng giúp cho nhà quản lý hoạch định được các chính sách phù hợp để đầu tư cơ sở hạ tầng thu hút du khách đến với Châu Đốc. Vì vậy, được khách du lịch đánh giá là hài lòng rất khá cao chiếm 64,67%, còn rất hài lòng chiếm 20,67%. Còn lại trung lập là 13,33% và khơng hài lịng là 1,33%. Khơng có du khách đánh giá rất khơng hài lịng.

Mức độ tiện nghi nhà hàng, khách sạn: được du khách đánh giá khơng hài lịng rất thấp chiếm 0,67%, trung lập là 48,67%, hài lòng là 32% và rất hài lòng là 18,67%. Điều này cho thấy việc nghỉ ngơi, ăn uống về mức độ tiện nghi của nhà hàng và khách sạn ở đây được khách du lịch đánh giá khá cao.

Sự thân thiện của người dân địa phương: nhìn chung đa số du khách hài lịng chiếm 36,67% và khơng có ý kiến gì là 44,67%. Còn lại rất hài lòng là 16% và khơng hài lịng là 2,67%. Như vậy sự thân thiện của người dân giúp du khách cảm thấy yên tâm và thoải mái khi đến đây du lịch.

Chất lượng phục vụ của nhân viên, hướng dẫn viên: cũng giống như sự thân thiện, chất lượng phục vụ của nhân viên cũng được du khách đánh giá hài lịng chiếm 36,67% và trung lập khơng ý kiến là 44,67%. Tuy nhiên, việc đánh giá của du khách rất hài lòng chưa cao chiếm 14% và khơng hài lịng cũng thấp là 1,33%.

Trong mua sắm, sử dụng một dịch vụ nào đó khi đến một điểm tham quan của khu du lịch, tâm lý của du khách rất ngại trong việc nói thách của người bán, phải cị kè bớt một thêm hai, và tâm lý ngại phải mua lầm mua mắc hơn so với giá trị thực của món hàng hay mua khơng đúng hàng hóa có chất lượng. Nên việc phân tích yếu tố xem người bán có nói thách hay khơng, có bán phải hàng gian hàng giả hay khơng thì thơng qua việc đánh giá của du khách cũng sẽ giúp cho chính quyền địa phương quản lý các khu mua sắm, giúp du khách an tâm mua sắm tạo thêm nguồn thu cho người dân cũng như góp phần tạo nguồn thu cho địa phương.

Qua khảo sát, du khách đánh giá về giá và dịch vụ bổ sung thì khơng có ý kiến là chiếm 56,67%, còn hài lòng là 26,67%, rất hài lịng là 14,67% và khơng hài lịng là 2%.

Đối với việc nói thách thì du khách đánh giá là khơng hài lịng là 14,67% cao hơn so với các yếu tố trên, điều này cho thấy việc người bán cịn thích nói thách và làm cho du khách cảm thấy không an tâm khi mua sắm cịn cao. Khơng có ý kiến đối với việc nói thách là 49,33%, hài lịng là 28,67% và rất hài lòng là 7,33%.

Do Châu Đốc nằm gần khu vực biên giới nên việc có một số mặt hàng nhập khẩu không thuế từ các nước láng giềng rất phong phú, đa dạng. Có nhiều loại hàng

hóa thu hút được du khách mua sắm và bỏ ra một khoản tiền chi tiêu cho việc mua sắm là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng hàng hóa và các loại hàng gian, hàng giả, hàng nhái đã làm cho du khách mất lòng tin đối với một số mặt hàng. Vì vậy việc đánh giá của du khách về hàng gian đối với khơng hài lịng là 22%, như vậy chính quyền địa phương phải có những chính sách, những cơ chế quản lý các mặt hàng trên địa bàn Châu Đốc sẽ giúp cho du khách sẽ chấp nhận chi tiêu cho việc mua sắm hàng hóa tại đây. Ngoài ra, du khách khơng có ý kiến về hàng gian là 38,67%, hài lòng là 28,67% và rất hài lòng là 10,67%.

Bảng 4.13. Mức độ hài lòng của du khách (ĐVT: %)Các yếu tố 1 2 3 4 5 Trung bình Các yếu tố 1 2 3 4 5 Trung bình Cảnh quan 0,67 0,67 20 57,33 21,33 3,98 ANTT 4 29,33 46,67 20 3,82 Phương tiện 1,33 13,33 64,67 20,67 4,04 Tiện nghi 1,33 13,33 32 18,67 3,68 Sự thân thiện 2,67 44,67 36,67 16 3,66 Phục vụ 1,33 48,67 36 14 3,62 Giá và dịch vụ 2 56,67 26,67 14,67 3,54 Nói thách 14,67 49,33 28,67 7,33 3,286 Hàng gian 22 38,67 28,67 10,67 3,28 Đố c

4.4.2. Mức độ hài lòng của du khách thể hiện qua các yếu tố tại chợ Châu

Qua đánh giá của du khách về mức độ hài lòng đối với cảnh quan thiên nhiên mơi trường tại chợ Châu Đốc thì đa số du khách đánh giá hài lòng chiếm 74%, rất hài lòng chiếm 11,33% và trung lập chiếm 13,33%, cịn lại khơng hài lịng chiếm 1,33%, khơng có du khách đánh giá rất không hài lòng. Như vậy cho thấy cảnh quan tại đây rất hấp dẫn và thu hút du khách.

Đối với an ninh trật tự thì mức độ khơng hài lòng cũng chiếm rất thấp là 2%. Mức độ hài lòng đạt khá cao là 74,67%, nhưng đối với rất hài lòng chiếm thấp là 10% và trung lập là 13,33%. Điều này chứng tỏ tình hình an ninh trật tự ở khu vực

chợ Châu Đốc đã được cải thiện và giúp du khách an tâm hơn khi đến tham quan tại khu vực này.

Hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển cũng giống như khu vực Miếu Bà là một trong những yếu tố giúp du khách quyết định có đi đến nơi du lịch hay khơng, điều này cũng giúp cho nhà quản lý hoạch định được các chính sách phù hợp để đầu tư cơ sở hạ tầng thu hút du khách đến với Châu Đốc. Vì vậy, khách du lịch đánh giá là hài lòng rất khá cao chiếm 74%, còn rất hài lòng chỉ chiếm 8,67%. Còn lại trung lập là 17,33%. Khơng có du khách đánh giá là khơng hài lịng và rất khơng hài lịng.

Mức độ tiện nghi nhà hàng, khách sạn: được du khách đánh giá trung lập là 33,33%, hài lòng là 62,67% và rất hài lòng là 4%. Điều này cho thấy việc nghỉ ngơi, ăn uống về mức độ tiện nghi của nhà hàng và khách sạn ở đây được khách du lịch đánh giá rất cao.

Sự thân thiện của người dân địa phương: nhìn chung đa số du khách hài lòng rất cao chiếm 60% và khơng có ý kiến gì là 35,33%. Cịn lại rất hài lòng là 4% và khơng hài lịng là 0,67%. Như vậy sự thân thiện của người dân giúp du khách cảm thấy yên tâm và thoải mái khi đến đây du lịch.

Chất lượng phục vụ của nhân viên, hướng dẫn viên: được du khách đánh giá hài lòng chiếm 49,33% và trung lập không ý kiến là 46,67%. Tuy nhiên, việc đánh giá của du khách rất hài lịng chưa cao chiếm 3,33% và khơng hài lịng cũng thấp là 0,67%.

Chợ Châu Đốc là một trong những trung tâm mua sắm lớn của thành phố

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố tác động đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố châu đốc tỉnh an giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w