Tình hình lao động, việc làm

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc khmer tỉnh an giang đến năm 2025 (Trang 35 - 37)

2.1. Khái quát ều ki tự nhiên, kinh ế xã iả nh h ưở ng đến hh phát tri ển kinh

2.1.3. Tình hình lao động, việc làm

Tháng 10 năm 2014, đã tổ chức Lễ khai trương sàn giao dịch việc làm tỉnh An Giang - phiên giao dịch việc làm lần thứ I năm 2014, có 27 đơn vị trong và ngoài Tỉnh tham gia, khoảng 1.500 người đến tham gia giao dịch việc làm. Cả năm, toàn Tỉnh giải quyết việc làm cho 35.000 lao động, tổ chức đưa 50 người đi lao động nước ngồi. Trong năm đã có 6.257 người nhận trợ cấp thất nghiệp với tổng kinh phí 2,36 tỷ đồng (tăng 250 người và 1,7 tỷ đồng so cùng kỳ). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 47%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo giảm

1,4%, hiện chỉ còn 3,56%, trong đó, huyện Tri Tơn và Tịnh Biên tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, thành phố Châu Đốc hộ nghèo thấp nhất Tỉnh.4

Như vậy, với điều kiện tự nhiên, KT- XH nêu trên, quá trình phát triển KTHND ĐBDT Khmer An Giang vừa có cả thuận lợi lẫn khó khăn. Cụ thể :

- Về thuận lợi :

Thứ nhất, hiện nay Đảng và Nhà nước ta từ Trung ương đến cơ sở rất quan tâm đến vấn đề phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho ĐBDT thiểu số, trong đó có ĐBDT Khmer. Với những chủ trương, chính sách đang được triển khai ở vùng ĐBDT, vùng núi, biên giới, v.v…sẽ tạo điều kiện cho bà con ổn định phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Thứ hai, những năm qua KT – XH của Tỉnh phát triển khá toàn diện, đặc biệt là lĩnh vực nơng nghiệp, qua đó tạo điều kiện để hỗ trợ và thúc đẩy KTHND ĐBDT Khmer phát triển.

Thứ ba, cảnh quan thiên nhiên của vùng Bảy Núi – nơi đa số bà con sinh sống đã, đang và sẽ là điểm đến lý tưởng đối với các du khách cả trong và ngoài nước. Điều này mở ra cơ hội cho đồng bào phát triển KT, quảng bá các sản phẩm truyền thống cũng như tham gia các dịch vụ phục vụ du khách.

Thứ tư, An Giang có các cửa khẩu quốc tế và quốc gia nằm trên trục giao thông thuận lợi nhất nối khu vực ĐBSCL với thủ đô Phnôm-pênh - Campuchia... là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh KT biên giới, do đó đồng bào Khmer có điều kiện đẩy mạnh hoạt động giao lưu, mua bán.

- Về khó khăn:

Thứ nhất, địa bàn cư trú của đồng bào Khmer chủ yếu là vùng đồi núi, vùng biên giới, theo phum, sóc, diện tích đất bình qn mỗi hộ vốn đã thấp, cộng với điều kiện đất đai khô cằn, kết cấu hạ tầng yếu kém…gây khó khăn cho phát triển KT, mở rộng ngành nghề cũng như thu hút đầu tư.

Thứ hai, An Giang về cơ bản vẫn là Tỉnh nơng nghiệp nghèo, trong đó hai huyện miền núi (Tri Tơn, Tịnh Biên) có đông đồng bào Khmer sinh sống lại là

4: Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2014. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang năm 2014 và

huyện nghèo nhất của Tỉnh. Cơ cấu KT chủ yếu là thuần nơng, hiệu quả thấp. Do đó, KTH của Tỉnh nói chung cũng như bà con Khmer nói riêng cũng chịu tác động không nhỏ.

Thứ ba, hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, nước, y tế, trường học, .v.v vùng ĐBDT tuy được quan tâm đầu tư trong những năm qua, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của các hộ dân.

Thứ tư, một bộ phận đồng bào Khmer còn ảnh hưởng bởi nhiều phong tục tập qn lạc hậu, trình độ dân trí thấp, tư tưởng an phận,v.v… nên chưa chú trọng khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Có thể nói, những điều kiện tự nhiên, KT – XH của Tỉnh tác động hai mặt đến sự phát triển KTHND ĐBDT Khmer. Trong đó, mặt thuận lợi là chủ yếu, cịn những khó khăn chỉ là thứ yếu và đang từng bước được khắc phục dần.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc khmer tỉnh an giang đến năm 2025 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w