2.3. Đánh giá chung về sự phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc
2.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, quá trình phát triển KTHND ĐBDT Khmer An Giang thời gian qua cịn khơng ít những khó khăn, thách thức, khái quát lại có “6 thiếu”:
Thứ nhất, thiếu nguồn lực đầu tư:
Cũng như các tỉnh, thành khác trong khu vực ĐBSCL, tốc độ tăng trưởng KT ở các huyện có đơng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống còn
chậm, thu nhập bình quân đầu người cơ bản còn thấp, tỷ lệ hộ dân tộc nghèo còn cao, trong đó tỷ lệ hộ Khmer nghèo trong tổng số hộ Khmer còn chiếm khoảng 50%. Đây là một khó khăn, thách thức to lớn của Tỉnh trong huy động các nguồn lực đầu tư phát triển KT – XH, nâng cao đời sống cho đồng bào. Trong khi An Giang lại là tỉnh nông nghiệp, không riêng đồng bào Khmer, đời sống của đại đa số các dân tộc anh em khác vẫn cịn nhiều khó khăn.
Thứ hai, thiếu lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật:
Trình độ dân trí trong đồng bào Khmer nhìn chung cịn thấp. Tỷ lệ người dân tộc biết đọc, viết chỉ chiếm 25,4%, phần đông số lao động hiện nay chỉ là lao động phổ thông, thiếu chuyên môn kỹ thuật và khả năng thích nghi với cơ chế thị trường.
Bảng 2.4 cho thấy: Trình độ học vấn của các chủ hộ cịn rất hạn chế, những người chưa đi học chiếm 57%, Cấp I chiếm 29,6%, Cấp II chiếm 11,4%, Cấp III chiếm 1,93%. Trong số 361 hộ chỉ có một trường hợp được đào tạo qua trung cấp nghề.
Thứ ba, thiếu đội ngũ cán bộ đủ năng lực:
Hệ thống chính trị vùng ĐBDT nhìn chung cịn yếu, chưa đủ sức chuyển tải đầy đủ chủ trương, chính sách đến người dân, chưa xử lý kịp thời các sự kiện, sự việc phát sinh. Đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer, nhất là ở cơ sở phát triển chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Chính sách đối với cán bộ Khmer còn nhiều bất cập.
Thứ tư, thiếu đất sản xuất đang là vấn đề bức xúc hiện nay:
Thời gian qua, chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn với phương thức đầu tư trực tiếp đến hộ đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần làm thay đổi bộ mặt nơng thơn vùng đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay tỷ lệ hộ dân tộc không đất và thiếu đất sản xuất của tỉnh vẫn còn nhiều. Đặc biệt, số hộ dân tộc nghèo không đất và
thiếu đất sản xuất ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên chiếm tỷ lệ 87,88%. Với số lượng đông đảo như thế, việc tạo quỹ đất để hỗ trợ bà con vốn đã khó, nhưng khó hơn cả là mức hỗ trợ từ Trung ương chỉ 10 triệu đồng/hộ, mỗi hộ vay thêm tối đa không quá 10 triệu đồng. Tính theo giá hiện tại, 20 triệu đồng chỉ mua chưa được 0,1 ha đất. Trong khi đó, tình trạng cầm cố, sang bán đất đai trong đồng bào dân tộc Khmer vẫn tiếp tục diễn ra.
Thứ năm, thiếu vốn để phát triển sản xuất và mở rộng ngành nghề:
Do tập quán sản xuất lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh còn thấp nên phần lớn bà con dân tộc chỉ duy trì tái sản xuất giản đơn. Việc tích luỹ vốn, đất đai chỉ diễn ra ở một bộ phận nhỏ. Do đó, thiếu vốn là thực trạng chung của các hộ dân tộc hiện nay.
Mặc dù thời gian qua Trung ương và Địa phương đã có những chính sách tăng cường hỗ trợ vốn cho đồng bào, nhưng cơ bản vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Sự thật, việc tiếp cận của người dân với các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cịn nhiều hạn chế. Trong khi người dân khó tiếp cận với các nguồn vốn vay ngân hàng thì tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc Khmer còn phổ biến, chưa được ngăn chặn kịp thời.
Thứ sáu, thiếu khả năng tiếp cận và định hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường:
Do phần lớn diện tích đất canh tác nằm ở vùng cao nên điều kiện sản xuất khó khăn, mang tính chất nhỏ, lẻ là chủ yếu. Do vậy, số đông người Khmer chỉ SXHH theo khả năng của mình mà chưa dự báo được nhu cầu thị trường.
Về nguyên lý, thị trường dường như mang lại cơ hội cho tất cả mọi người, nhưng khơng phải mọi người đều có đủ khả năng như nhau để tận dụng cơ hội đó. Người nắm thơng tin, người nhiều vốn, người lanh lợi và phải có chút "tinh quái" mới tận dụng cơ hội tốt hơn và do đó giàu lên nhanh hơn. Những điều này đối với người Khmer vẫn còn khá mới mẻ.