2. Thống kê số lƣợng laođộng của doanh nghiệp
2.1. Phân loại laođộng trong đơn vị
Số lƣợng lao động của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Sau đây là một số phƣơng pháp phân loại lao động theo một số tiêu thức chủ yếu sau:
2.1.1. Căn cứ vào việc quản lí lao động và trả lương: chia ra 2 loại
- Lao động trong danh sách: Là lực lƣợng chủ yếu trong doanh nghiệp, bao gồm những ngƣời do doanh nghiệp trực tiếp sử dụng và trả lƣơng và đƣợc ghi vào sổ lao động của doanh nghiệp. Đây là bộ phận laođộng chủ chủ quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của thống kê lao động.
- Lao động ngoài danh sách: Là những ngƣời không thuộc quyền quản lý
sử dụng và trả lƣơng của doanh nghiệp, nhƣ: thực tập sinh, thợ học nghề, lao động gia đình, gia cơng cho doanh nghiệp …
2.1.2. Căn cứ vào mục đích tuyển dụng và thời gian sử dụng: chia ra 2 loại
- Lao động thường xuyên: Là lực lƣợng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp bao gồm những ngƣời đƣợc tuyển dụng chính thức và làm những cơng việc lâu dài thuộc chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Lao động tạm thời: Là những ngƣời làm việc theo các hợp đồng tạm tuyển ngắn hạn để thực hiện các công tác tạm thời, theo thời vụ.
2.1.3.Căn cứ vào phạm vi hoạt động: chia ra 2 loại
- Cơng nhân viên sản xuất kinh doanh chính: Là số lƣợng lao động tham gia vào các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, mà kết quả của hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ trong cơng nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động sản xuất ra sản phẩm công nghiệp.
- Công nhân viên sản xuất kinh doanh khác: Là những ngƣời làm việc trong các lĩnh vực sản xuất khác.Ví dụ nhƣ trong doanh nghiệp công nghiệp những ngƣời làm ở các bộ phận nhƣ sản xuất xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, thƣơng mại, dịch vụ. . .
32
2.1.4. Căn cứ vào chức năng của người lao động trong quá trình sản xuất
Lao động thuộc sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp đƣợc phân thành các loại sau:
Trực tiếp sản xuất: là công nhân và học nghề
-Công nhân: Là những ngƣời trực tiếp sản xuất hoặc tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm.
-Học nghề: Là những ngƣời học tập kỹ thuật sản xuất dƣới sự hƣớng dẫn của công nhân lành nghề và lao động của họ cũng trực tiếp tạo ra sản phẩm.
Gián tiếp sản xuất: Là những cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ cụ
thể gồm:
-Nhân viên kỹ thuật: Là những ngƣời tổ chức, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất và đƣợc trả lƣơng theo thang lƣơng kỹ thuật.
-Nhân viên quản lý kinh tế: Là những cán bộ, những ngƣời lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất kinh doanh hoặc làm công tác nghiệp vụ chun mơn thống kê, kế tố, lao động tiền luơng, trị trƣờng …
-Nhân viên quản lý hành chính: Là những ngƣời làm cơng tác tổ chức – hành chính, quản trị, văn thƣ, tạp vụ bảo vệ, lái xe …
2.1.5 Căn cứ vào mối quan hệ đối với quá trình sản xuất
-Lao động quản lý sản xuất kinh doanh. -Lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh. -Lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
Ngồi ra, ngƣời ta cịn tiến hành phân loại lao động theo một số tiêu thức khác nhƣ: nghề nghiệp, giới tính, tuổi đời, thâm niên nghề, trình độ văn hóa, bậc thợ, . . .
Nghiên cứu phân loại lao động của doanh nghiệp trƣớc hết phục vụ cho việc đánh giá, phân tích thực trạng đội ngũ lao động hiện có cuối kỳ báo cáo, tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà vận dụng theo các tiêu thức khác nhau.
Trong thực tế phân loại lao động, thống kê thƣờng kết hợp các tiêu thức phân loại trên, đồng thời tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà vận dụng thêm các tiêu thức khác nhƣ: giới tính, bậc lƣơng, bậc thợ, tuổi, ngành nghề … Tù đó tính chỉ tiêu tỷ trọng từng loại lao động của doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm và trình độ kỹ thuật sản xuất cũng nhƣ quản lý sản xuất kinh doanh sẽ có tác
33
dụng tăng năng suất lao động, nâng cáo chất lƣợng sản phẩm và tiết kiệm chi phí lao động.