Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Hậu Lộc

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh dược phẩm hậu lộc (Trang 49 - 51)

V-IV 1 Nguyên giá

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Hậu Lộc

doanh của chi nhánh dược phẩm Hậu Lộc

3.2.1 Các giải pháp về quản trị vốn lưu động và vốn cố định

3.2.1.1 Quản trị vốn lưu động

Vốn lưu động đựơc biểu hiện ra bên ngoài thông qua những hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động( gồm tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông). Nó luôn vận động không ngừng và chuyển hóa qua các hình thái vật chất nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi.

Việc quản trị vốn lưu động và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra của đơn vị..

a) Quản trị vốn bằng tiền

Qua phân tích cho thấy lượng vốn bằng tiền mà doanh nghiệp đang dự trữ có xu hướng giảm đi, tuy nhiên số lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền không phải là thấp. Ngoài ra qua phân tích thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng là khá tốt. Vì vậy ở đây đơn vị đã có những quyết định đúng đắn và phù hợp khi không giữ lại một số lượng tiền mặt quá nhiều, vì nó sẽ làm tăng chi phí quản lý, giảm hiệu

quả sinh lời của công ty cũng như giảm hiệu quả sinh lời của đồng vốn. Tuy nhiên có một vấn đề cần đặt ra ở đây là ban lãnh đạo đơn vị cần nghiên cứu kỹ càng hơn những danh mục đầu tư, để đầu tư sao có hiệu quả hơn, đồng vốn bỏ ra phải có lãi, thực tế qua nghiên cứu ta thấy rằng những khoản mục đầu tư cuả đơn vị còn tràn lan, chưa hiệu quả, nếu tình trạng không được cải thiện thì đơn vị dễ bị mất vốn.

b) Quản trị nợ phải thu ngắn hạn

Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH của đơn vị. Bình quân bộ phận này chiếm trên 50% tổng giá trị tài sản lưu động

Trong năm 2012, quy mô khoản phải thu của đơn vị tăng lên. Quy mô nguồn vốn bị chiếm dụng tăng lên chủ yếu là do tăng khoản trả trước cho người bán và tăng cấp tín dụng cho khách hàng, điều này làm cho hiệu quả quản trị nợ phải thu giảm sút, nguyên nhân là do vốn đọng quá nhiều ở nhà cung cấp, mặt khác là do chính sách bán chịu của công ty chưa thực sự hợp lý

Để nâng cao hiệu quả quản trị nợ phải thu, công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau:

Một là: Phân tích khả năng thanh toán của khách hàng. Đây là một công tác khá

quan trọng quyết định đến các khoản nợ có thu hồi được hay không. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc đi chiếm dụng vốn và bị người khác chiếm dụng vốn là hết sức bình thường. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là các khoản nợ đó có thu hồi được hay không lại là chuyện khác, có khả năng đòi được hay không? Có trả nợ đúng hạn không? Để trả lời được câu hỏi đó thì trước khi ký kết với đối tác làm ăn công ty cần phân tích kỹ những khả năng của đối tác như thế nào?

Hai là: Trước khi kí kết hợp đồng đơn vị, cần đưa ra thảo luận và thống nhất với

khách hàng về các điều khoản thanh toán với khách hàng như: quy định rõ thời hạn trả tiền, phương pháp thanh toán, điều khoản vi phạm hợp đồng…Nếu bên nào vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường và thực hiện đầy đủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.

Ba là: Đơn vị nên có chính sách tín dụng hợp lý đối với khách hàng để nâng cao tốc độ thu hồi nợ như: chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán đối với hợp đồng giá trị lớn, khách hàng thường xuyên thanh toán tiền sớm. Đồng thời phải có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng nếu có vượt quá thời hạn thanh toán trong hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất quá hạn của ngân hàng.

Bốn là: Công ty cần phải đề ra những biện pháp đối với những khách hàng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn đã được gia hạn thanh toán mà

chưa thanh toán được. Trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán, trả lại hàng hóa đã mua thì doanh nghiệp phải có hình thức xử lý nhất định.

Năm là: Đơn vị cần lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Việc lập dự

phòng này sẽ đảm bảo cho công ty tránh rủi ro khi không thu hồi được các phải thu đến hạn, tránh những khó khăn tài chính của đơn vị.

c) Quản trị nợ phải trả ngắn hạn

Cùng với việc đôn đốc thu hồi nợ, đơn vị cũng cần phải lưu ý và nghiêm chỉnh chấp hành thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nhờ vậy mới đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp trước nhà cung cấp và các tổ chức tín dụng .

3.2.2 Tăng cường quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận

Đối với đơn vị nằm vừa qua thì ta thấy rằng việc quản lý chi phí là chưa hiệu quả và cần đề ra những biện pháp quản lý chặt hơn nữa. đơn vị có thể xem xét, áp dụng một số biện pháp sau:

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh dược phẩm hậu lộc (Trang 49 - 51)