Phân tích tài chính của chi nhánh dược phẩm Hậu Lộc

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh dược phẩm hậu lộc (Trang 26 - 33)

Giám đốc Phó Giám đốc

2.2 Phân tích tài chính của chi nhánh dược phẩm Hậu Lộc

2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm 2011-2012

ĐVT:Trđ

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch(2011/2012) Số tiền Tỷ lệ(%) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 72.988,070 85.814,258 12.826,187 17,57

2 Các khoản giảm trừ 0 0 0 0

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 72,988.070 85.814,258 12.826,187 17,57 4 Giá vốn hàng bán 67.045,659 78.957,854 11.912,195 17,76 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 5.942,411 6.856,403 913,992 15,38

6 Doanh thu hoạt động tài chính 59,644 88,792 29,147 7 Chi phí tài chính

Trong đó chi phí lãi vay 0 - -

8 Chi phí bán hàng 0 - - -

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.743,058 2.142,614 399,555 22,9 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.258,997 4.802,581 543,548 12,76 11 Thu nhập khác 283,133 982,334 699,201 246,95 12 Chi phí khác 340,544 1.049,307 708,762 208 13 Lợi nhuận khác -57,411 -66,972 -9.561 -16,6 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.201,585 4.735,609 534,024 12,7 15 Chi phí thuế TNDN 1.050,396 1.183,902 133,505 12,7

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại _ - - -

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.151,189 3.551,706 400,517 12,7

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu - -

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Bộ phận tài chính kế toán)

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy một điều rằng tình hình kinh doanh tại chi nhánh dược phẩm Hậu Lộc là tốt. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Tình hình tài chính được đánh giá là khá lành mạnh. Liên tục trong nhiều năm liền quy mô hoạt động cũng như doanh thu và lợi nhuận luôn tăng trưởng.

Nền kinh tế nước ta trong năm 2012 đã có những chuyển biến khá tích cực, bước đầu đi vào phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2011. Trong bối cảnh chung như vậy, hoạt động kinh doanh của công ty cũng đạt được những thành quả khả quan hơn năm ngoái

Kết quả HĐKD của công ty năm 2012 được phản ánh ở bảng 2.1

Nhìn vào những con số tổng kết ở trên đó ta có thể kết luận ban đầu: Chi nhánh dược phẩm Hậu Lộc trong năm 2011, 2012 đều kinh doanh có lãi, nguồn thu nhập chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh thường xuyên, đồng thời mức doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế năm sau cao hơn năm trước, đây là kết quả đáng ghi nhận. Nhìn một cách tổng quát thì tốc độ gia tăng chi phí có phần lớn hơn tốc độ gia tăng doanh thu, điều này cũng có những ảnh hưởng đến lợi nhuận đơn vị. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 3.551,706 trđ, trong khi năm 2011 đạt 3.151,189 trđ. Như vậy so sánh năm 2012 và 2011, thì lợi nhuận sau thuế đã tăng 400,517 trđ, tương ứng tốc độ tăng 12,7%. Nói chung thì công ty in Ba ĐÌnh là một doanh nghiệp nhà nước mà đạt được lợi nhuận như thế đã là cao rồi. Sau đây ta sẽ đi vào phân tích chi tiết các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

* Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 đạt 6.856,408 trđ, tăng 913,992 trđ so với năm 2011. Chỉ tiêu này tăng với tốc độ là 15,38 %. So sánh năm 2012 với năm 2011, cả hai chỉ tiêu doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều tăng, doanh thu thuần tăng 12.826,187 trđ với tốc độ tăng 17,57 %, còn giá vốn hàng bán tăng 11.912,915trđ với tốc độ tăng 17,76 %, như vậy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỉnh hơn một chút so với tốc độ tăng của doanh thu thuần, điều này sẽ làm lợi nhuận gộp có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên sự tăng này là không đáng kể do đó lợi nhuận gộp cũng giảm không đáng kể. Cụ thể lợi nhuận gộp năm 2012 tăng so với năm 2011 là 913,992 trđ, với tốc độ tăng 15,38%

* Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng 399,555trđ với tốc độ tăng 22,9%, cùng với sự tăng lên của doanh thu và giá vốn hàng bán thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng phải tăng lên là một điều đương nhiên, tuy nhiên cũng cần xem xét một cách kỹ hơn trong những năm tiếp theo để đề ra biện pháp tiết kiệm chi phí doanh

nghiệp, bởi tốc độ tăng này cũng là hơi cao, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

* Lợi nhuận từ hoạt động khác:

Đây là kết quả của các hoạt động kinh doanh bất thường, không mang tính thường xuyên và chủ yếu của đơn vị. Tuy nhiên ta thấy rằng qua cả hai năm thì lợi nhuận từ các hoạt động khác này của đơn vị đều không hiệu quả và đều lỗ không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này là do công ty không chú trọng vào hoạt động đầu tư mà chú trọng vào hoạt động kinh doanh, và những khoản đầu tư này là do nhằm mục đích hoạt động công ích hơn là hoạt động với mục tiêu sinh lời.

Tóm lại, năm 2012 là một năm hoạt động với những kết quả khả quan hơn so với năm 2011của đơn vị, điều đó là do một phần đến từ những thuận lợi do môi trường kinh tế đem lại, nhưng chủ yếu là do sự cố gắng nỗ lực không ngừng của bản thân đơn vị. Tuy nhiên trong những năm tiếp theo đơn vị cũng cần phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa để điều chỉnh các khoản chi tiêu sao cho phù hợp hơn để đạt được một kết quả tốt hơn, hoạt động với chỉ tiêu tiết kiệm chi phí, năng cao lợi nhuận

2.2.1.2 Phân tích khái quát thông qua bảng cân đối kế toán. a) Khái quát về tình hình tài sản của công ty

Bảng 2.2 Bảng cơ cấu tài sản năm 2012 của chi nhánh dược phẩm Hậu Lộc

ĐVT: trđ

Mục Chỉ tiêu

Số cuối năm Số đầu năm

Chênh lệch (Cuối năm/Đầu năm)

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ tăng, giảm(%) Tỷ trọng tăng, giảm(%)

I II III IV V VI=V/III VII=II - IV

A. Tài sản ngắn hạn 27.749,985 60 21.861,385 50,7 5.888,600 26,9 9,3

I. Tiền 4.872,458 17,23 6.564,707 30 (1.692,249) (25,7) (12,77)

II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn 0 _ 0 _ 0 _ _

III. Các khoản phải thu 17.199,876 62 10.646,811 48,7 6.553,064 61.5 13,3

IV. Hàng tồn kho 5.426,951 19,5 4.324,563 19,8 1.102,388 25,5 (0,3)

V. TS ngắn hạn khác 250,699 0,9 325,303 1,49 (74,603) (22,9) (0,59)

B. Tài sản dài hạn 18.651,955 40 21.261,625 49,3 (2.609,670) (12,3) (9,3)

I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 _ 0 _ _

II. Tài sản cố định 18.651,955 100 21.261,625 100 (2.609,670) (12,3) 0

IV. Các khoản ĐTTC dài hạn 0 0 _ 0 _ _

V. Tài sản dài hạn khác 0 0 _ 0 _ _

Tổng cộng 46.401,941 _ 43.123,011 _ 3.278,930 7.6 _

Qua bảng trên ta thấy được một điều là kết cấu tài sản công ty nghiêng hơn về phần tài sản ngắn hạn. Nếu TSNH chiếm xấp xỉ trên 50% thì TSDH lại chỉ chiếm trung bình dưới 49%. Tuy sự chênh lệch ở đây là không nhiều nhưng cũng có thể cho ta thấy đơn vị đã chú trọng hơn về phần tài sản ngắn hạn. Đây cũng là điều dễ hiểu đối với một doanh nghiệp chuyên kinh doanh về mặt hàng dược - VTYT

Theo dõi tình hình tài sản qua các năm của công ty ta thấy đơn vị đã không ngừng mở rộng quy mô tài sản với tốc độ tăng trung bình là 7,6%/ năm, tương đương với số tiền 3.278,930 trđ của đầu năm so với cuối năm 2012. Sự gia tăng này chủ yếu là do sự gia tăng của tài sản ngắn hạn. Tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn chiếm 26,9%, tương đương với số tiền ngắn hạn tăng là 5.888,600 trđ. Trong khi đó tài sản dài hạn lại có khuynh hướng giảm với tốc độ giảm 12,3% và số tiền giảm đầu năm so với cuối năm là 2.609,607 trđ, điều này vô tình chung đã kéo theo sự giảm xuống của quy mô tài sản. Tài sản dài hạn giảm cho thấy trong năm 2012 đơn vị không những không đầu tư thêm cho tài sản dài hạn mà còn rút gọn hơn, lý do là do tình hình tài chính và kinh tế Việt Nam năm 2012 gặp rất nhiêu khó khăn, và đơn vị đã không giám mạo hiểm đầu tư vào tài sản dài hạn nhiều, chỉ hoạt động với những gì đang có. Điều này đã làm cho tỷ trọng của TSDH giảm là -9,3%, còn tỷ trọng TSNH lại tăng 9,3%

Để xem xét rõ hơn về kết cấu tài sản của năm 2012 so với năm 2011 thì chúng ta sẽ đi phân tích một cách rõ ràng hơn cơ cấu của từng tài sản.

* Về Tài sản ngắn hạn:

TSNH tăng 5.888,600trđ với tốc độ tăng là 26,9 %. Sự gia tăng này có nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản phải thu cuối năm tăng 6.553,064 tr đ so với đầu năm và tỷ lệ tăng là 61,5%, một tỷ lệ tăng rất lớn. Hàng tồn kho tăng 1.102,388 trđ, tương đương tỷ lệ tăng 25,5 %. Còn tiền giảm 1.692,249 trđ với tỷ lệ giảm là 25,7%. Ngoài ra tài sản ngắn hạn khác cũng giảm 74,603 tr đ với tỷ lệ giảm 22,9% .

(1). Tiền và các khoản tương đương tiền:

Trên bảng 2.1 ta thấy rằng tiền và các khoản tương đương tiền của đơn vị đã giảm 1.692,249 trđ so với đầu năm 2012, sự giảm về tiền mặt như thế sẽ làm giảm khả năng thanh toán ngay của công ty, doanh nghiệp sẽ mất đi khả năng tự chủ về tài chính.

(2) Các khoản phải thu:

Các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng 6.553,064 trđ với tỷ lệ tăng 61,5%. Nếu đầu năm tỷ trọng các khoản phải thu này chỉ chiếm 48,7% trong TSNH thì cuối năm tỷ trọng của nó đã chiếm 62%. Các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng lên rất cao và đã chiếm phần lớn trong TSNH. Khi các khoản phải thu mà lớn thì là một điều bất lợi cho doanh nghiệp, vì nó chứng tỏ doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng về vốn, khả năng thanh khoản, khả năng quay vòng vốn và khả năng tự chủ về tài chính thấp.

(3) Hàng tồn kho:

HTK cuối năm tăng so với đầu năm là 1.102,388 trđ, với tỷ lệ tăng 25,5%. Tuy nhiên sự gia tăng này là không đáng kể. Nếu đánh giá và so sánh chung trong TSNH thì tỷ trọng của HTK lại giảm nhẹ một chút là 0,3%. Đây là một chính sách hợp lý vì khi công ty đang bị bạn hàng chiếm dụng vốn nhiều, tình hình kinh tế đang khó khăn thì không nên dự trữ một lượng hàng tồn kho quá nhiều để giảm đi được các chi phí bảo quản, kho bãi…

(4) Tài sản ngắn hạn khác:

TSNH khác của doanh nghiệp giảm 74,603 trđ, với tỷ lệ giảm 22,9% và tỷ trọng giảm 0,59%.

* Về tài sản dài hạn:Tài sản dài hạn của công ty ở đây chỉ bao gồm tài sản cố định:

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu tài sản cố định năm 2012 của Chi nhánh dược phẩm Hậu Lộc

ĐVT: trđồng

ST

T Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh dược phẩm hậu lộc (Trang 26 - 33)