Các giống được trồng nhiề uở ĐBSCL

Một phần của tài liệu Giáo trình Cây ăn trái (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 112 - 116)

BÀI 5 : CÂY CAM, QUÝT

1.5.Các giống được trồng nhiề uở ĐBSCL

Các giống cam

Cam Mật: Cam mật được trồng từ lâu ở ĐBSCL mà không biết nguồn gốc từ đâu. Cây khơng cao lắm, cây 12 tuổi trung bình chỉ cao khoảng 3,5 m. Cam mật chiết trồng 2 năm bắt đầu cho trái, năm thứ ba có thể cho năng suất 20 kg/cây, cây trưởng thành trung bình cho 45 kg/cây. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái

101

chín khoảng 7 tháng, đây là ưu thế trong việc tránh sâu bệnh. Những giống khác thời gian chín dài hơn, nhất là ở vùng núi cao hay ở khí hậu á nhiệt đới, có khi dài trên 1 năm. Cam Mật có khả năng thích nghi khá tốt với điều kiện mơi trường, và chống chịu được sâu bệnh tốt hơn những giống cam khác, nên được trồng phổ biến ở ĐBSCL, ngay cả trên vùng đất sét nặng xa sông.

Cam Sành: Tuy gọi là cam nhưng có đặc tính giống qt nên cịn được

gọi là qt King vì trái lớn. Cây khơng cao lắm, nhưng cao hơn cam Mật, cây 6 tuổi trung bình cao khoảng 3,9 m. Cam Sành chiết trồng 2 năm bắt đầu cho trái, do cành yếu nên thường phải dùng cây chống đỡ, cây 6 năm tuổi trung bình cho 22 kg trái/cây. Giống như quýt, thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái chín của trái cam Sành khá dài, khoảng 10 tháng. Thời gian chín kéo dài bất lợi trong việc hạn chế sâu bệnh, tuy nhiên vẫn ngắn hơn ở vùng núi cao hoặc vùng Á nhiệt đới. Ngồi ra cam Sành có thể trồng dầy, sai trái, cho năng suất cao nên người dân trồng nhiều trước đây. Tuy nhiên, rễ cam Sành không chịu được úng ngập, khi được trồng ở vùng đất nhiều sét, xa sông, thấp trủng cây dễ bị bệnh vàng lá.

Cam Dây: có dạng trái giống như cam Mật nhưng vỏ trái xanh nhiều, ít

láng như cam Mật, phẩm chất tương đương cam Mật.

Cam Sồn: có lẽ là một giống tên gọi Lauxang (hay Lậu Xảng), ở đáy trái

có vết hơi lõm vào nhỏ như đồng tiền, phẩm chất khá, nhiều hột.

Cam Chua (có lẽ cịn gọi là Sảnh): ít phổ biến, khơng có giá trị kinh tế

cao, có thể để dùng làm gốc ghép.

Các giống quýt

Quýt Xiêm: Cịn gọi là qt Đường, khơng biết được trồng ở ĐBSCL từ

bao giờ và có phải nhập từ Thái Lan hay không. Quýt được trồng bằng hột hay tháp, trồng bằng hột phải mất 4-5 năm mới cho trái, ngày nay người dân thích trồng cây tháp vì cho trái sớm sau 3-4 năm. Năng suất trung bình mỗi cây có thể đạt 25 kg. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái chín khoảng 9 tháng. Ở ĐBSCL, quýt Đường thường được dùng để ăn tươi vì phẩm chất thơm ngon và có thể lột vỏ và tách múi bằng tay dễ dàng, được người dân ưa chuộng và trồng rải rác khắp nơi trong vùng trồng cây có múi. Tuy nhiên trái có nhiều hột, vách múi dai nên không đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu trái tươi. Qt Đường khó ra bơng nên nhà vườn phải xiết nước trong mùa khơ, chính vì vậy mà thị trường khơng phải lúc nào cũng có quýt Đường.

102

Hình 5.1: Dạng trái của một số giống cam quýt trồng phổ biến ở ĐBSCL

Quýt Hồng: được trồng cách nay không lâu, và xuất hiện ào ạt trong thời

gian gần đây, nhưng khơng biết có nguồn gốc từ đâu. Qt Hồng trước đây được trồng bằng hột lâu cho trái, người dân thường trồng cây tháp hay chiết để mau ăn, nhất là chiết chỉ sau 2 năm là có trái chiến, nhưng tán cây chưa lớn. Cây 5 tuổi có năng suất trung bình 27 kg/cây. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái ăn được khoảng 9 tháng, để cho trái có màu sắc đẹp phải mất đến 10 tháng. Quýt Hồng có nhiều rễ chùm ăn cạn trên mặt đất, chịu úng ngập kém và dễ bị bệnh vàng lá nên được trồng ở những nơi thốt thủy tốt. Tuy qt Hồng cũng có nhiều hột, vách múi dai, và phẩm chất không ngon bằng qt Đường, nhưng nhờ trái chín có màu vàng cam rất đẹp.

Quýt Ta: khơng được trồng phổ biến vì giá trị kinh tế thấp. Cây sai trái

nhưng trái thì chua nhiều. Dạng trái hơi giống qt Hồng, khi chín có màu vàng cam, nhưng thường bị xốp trong ruột, ít nước.

Các giống Bưởi

Bưởi Năm Roi: Nguồn gốc bưởi Năm Roi được ghi nhận là ở huyện Bình

Minh, tỉnh Vĩnh Long. Cây 6 tuổi trung bình cao khoảng 3,8 m. Bưởi Năm Roi chiết nhánh lớn trồng 2 năm bắt đầu cho trái, vào năm thứ năm có thể cho năng

Cam mật Cam Sành Quýt Đườ ng Quýt hồng

103

suất 20 kg/cây, cây trưởng thành trung bình cho 53 kg/cây. Bưởi Năm Roi chính gốc có vài hột, qua quá trình nhân giống bằng phương pháp chiết đến nay bưởi Năm Roi gần như không hột. Đây là một ưu thế của bưởi Năm Roi trong việc xuất khẩu trái tươi. Giống nầy có khả năng thích nghi rộng và chống chịu được sâu bệnh nên được trồng rải rác khắp nơi trong vùng. Theo đánh giá của nhiều người thì bưởi Năm Roi có phẩm chất thuộc vào loại ngon trên thế giới. Với những ưu điểm đã được mơ tả trên, thì bưởi Năm Roi có thể xuất khẩu được. Vấn đề là làm sao tổ chức sản xuất để có sản phẩm phù hợp với những yêu cầu của xuất khẩu.

Bưởi Da Xanh. Có nguồn gốc ở tỉnh Bến Tre, được biết nhiều trong vài

năm trở lại đây nhờ phẩm chất thơm ngon. Tán cây tròn, phân nhánh đều. Trái hình cầu, nặng khoảng 1,1 kg; con tép tróc khỏi vách múi tốt, có màu hồng đến đỏ khơng đều, bó khá chặt; nước quả khá ngọt, có vị thơm và rất ngon. Vỏ trái khi chín vẫn cịn xanh nên gọi là bưởi Da Xanh. Năng suất trung bình cây 11 năm tuổi là 100 kg/cây. Có những dịng khơng hột, thích hợp cho việc xuất khẩu trái tươi.

Các giống chanh và hạnh

Chanh Tàu: còn được gọi là chanh Núm, được trồng từ lâu ở ĐBSCL, không biết nguồn gốc từ đâu. Cây không cao lắm, ở cây 10 tuổi trung bình chỉ cao khoảng 2,9 m. Chiết nhánh to trồng 2 năm bắt đầu cho trái, năm thứ 7 có thể cho năng suất 30 kg/cây. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái chín khoảng 6 tháng. Tùy theo thị trường tiêu thụ mà có thể thu hoạch sớm hơn, như xuất khẩu sang Trung Quốc phải thu hoạch lúc 5 hay 5,5 tháng, lúc vỏ trái cịn xanh và trái chỉ hơi mềm. Chanh Tàu thích nghi rộng với điều kiện mơi trường, có thể trồng khi mới lên líp lập vườn.

Chanh Giấy: được trồng từ lâu ở ĐBSCL và cũng chưa được biết nguồn

gốc từ đâu. Cây không cao lắm, cây 7 tuổi trung bình chỉ cao khoảng 2,7 m. Cây chiết trồng 2 năm bắt đầu cho trái, cây trưởng thành có thể cho trung bình trên 35 kg/cây. Chanh giấy dễ ra bơng, nên có thể kích thích cho ra bơng bất cứ thời gian nào trong năm. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái chín khoảng 6 tháng. Khơng thể neo trái trên cây vì dễ rụng. Nhờ nước quả có mùi thơm nên dân địa phương ưa chuộng sử dụng chanh Giấy hơn chanh Tàu. Chanh giấy được người dân ĐBSCL dùng làm nước chanh đường, chanh muối, hoặc làm gia vị rất phổ biến. Nên chanh Giấy được trồng rải rác khắp nơi, và thường để cho ra trái quanh năm.

Hạnh: trước đây được trồng làm cây kiểng trong dịp Tết, nhưng nay trồng

lấy trái làm nước giải khát, làm mức, nên hạnh được trồng rải rác trong vùng nhưng khơng nhiều lắm. Cây có tán nhỏ, cây 6 năm tuổi trung bình chỉ cao 2,2 m. Hạnh chiết trồng chỉ 1 năm là bắt đầu cho trái, cây trưởng thành có thể cho 20

104

kg/cây/năm. Hoa trổ quanh năm theo những đợt đọt, nên lúc nào cũng thấy trên cây có hoa và chính vì vậy mà hạnh thu hoạch cũng quanh năm. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái chín trên 7 tháng. Hạnh rất dễ trồng, ít bị sâu bệnh, và mau cho trái. Nhưng người dân ĐBSCL chưa có tập quán sử dụng nhiều nên cây hạnh chỉ được trồng với diện tích nhỏ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cây ăn trái (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 112 - 116)