Trồng chăm sóc và chiết, ghép cây

Một phần của tài liệu Giáo trình Cây ăn trái (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 151 - 157)

BÀI 5 : CÂY CAM, QUÝT

7.2.Trồng chăm sóc và chiết, ghép cây

6. Thu hoạch và tồn trữ

7.2.Trồng chăm sóc và chiết, ghép cây

Vật liệu

- 20 cây cam dây, quýt đường, bưởi. - 2 thước dây

- 2 cái leng - 2 kg phân DAP

Các bước khi hướng dẫn thực hành

(a) Kỹ thuật lên liếp theo hướng nắng và hướng gió

Khi lên líp phải chọn hướng vng góc với mặt trời để cây x tán ra mương và ra giữa líp, vậy khoảng cách giữa 2 cây trên hàng có thể trồng dầy lại. Hướng líp sau khi trồng cây phải có gió thổi vào để sau khi trời mưa thì tán nhanh chống được khơ ráo trở lại hạn chế được sâu bệnh phát triển.

Tùy vào loại cây mà có mặt líp khác nhau

Mương tùy vào vùng đất, mục đích, loại cây trồng Líp đơn: trồng 1 hàng rộng 4-5 m

Líp đơi: trồng 2 hàng chiều rộng thay đổi theo loại cây thường từ 6-12 m Hướng líp song song hay thẳng góc với bờ bao để dể điều tiết nước Cây ưa trảng thì trồng theo hướng Bắc-Nam

Cây ưa bóng râm trồng theo hướng Đơng-Tây

(b) Trồng cây chắn gió

Cây chắn gió là những loại cây trồng khác với cây trồng chính trong vườn, nó được trồng trên bờ bao xung quanh vườn nhằm mục đích để giảm lượng gió

140

vào vườn tránh sự gây thiệt hại cho cây trồng và đồng thời giảm được áp lực sâu bệnh từ bên ngồi vườn.

(c) Kỹ thuật phân mơ và đấp mô để chuẩn bị trồng cây

Phân mô là chúng ta phân chia số lượng cây trồng cho phù hợp theo từng loại cây, mô được phân thành từng hàng đều nhau.

Dùng thước dây đo chia từng và cấm cây làm dấu rồi tiếp tục đô tiếp theo, hàng ngang và hàng dọc của mô phải thẳng hàng.

Sau khi phân mơ xong thì tiến hành đào đấp mơ, đào đất ở giữa líp đấp thành mơ và đồng thời cái rãnh vừa đào này giúp cho sự thoát nước sau những cơn mưa làm hạn chế thoái rễ cây.

(d) Kỹ thuật trồng cây

Sau khi đấp mơ thì tiến hành trồng cây. Đào đất ở giữa mơ với độ sâu 30 cm sau đó cho 1 nắm phân DAP rãi đều và phủ 1 lớp đất mỏng trên mặt phân để tránh rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân, đặc bầu cây xuống lổ và lấp đất lại. Cây giống là cành chiết thì khi trồng phải nghiên lá ngửa lên để hứng nắng, còn cây giống là cây ghép và giâm cành thình trồng thẳng đứng.

Khi trồng xong thì dùng cây cấm để buộc giữ cây khơng cho gió làm lật. Sau đó tưới nước cho cây, mỗi ngày tưới 2-3 lần.

(e) Tưới nước

Cây sau khi trồng thì phài tưới nước 3 lần trong một ngày về sau thì tưới 2 lần/ngày và cây lới thì tưới 1 lần.

(f) Bón phân

Cây mới trồng chúng ta nên pha phân vào nước để tưới 10 - 15 ngày 1 lần. Khi cây lớn có thể rãi trực tiếp vàp mơ rồi tưới nước cho phân tan hoặc đào 4 lộ xung quanh gốc đổ phân vào rồi lấp đất lại với lượng phân 100g NPK/cây.

(g) Chiết, ghép cành

Các bước hướng dẫn thực hành Kỹ thuật chiết cành

Có nhiều phương pháp làm khác nhau tuỳ theo cây cao hay thấp, nhánh mọc đứng hay xiên, mọc cao hay sát đất, cành dai chắc hay khơng,… gồm có

- Chiết cành bó bầu

141

- Chiết cành trong giỏ (chậu) dưới đất hay trên cao

Chiết cành bó bầu được áp dụng nhiều nhất hiện nay (Hình 5.14).

Mùa vụ chiết cần có nhiệt độ và ẩm độ khơng khí thích hợp, nhiệt độ trung bình từ 20-300C. Nhiệt độ càng tang và ẩm độ khơng khí cao rễ mọc ra càng nhanh. ở ĐBSCL thời vụ chiết thích hợp khoảng từ tháng 12-3 dl hàng năm để trồng vào mùa mưa kế tiếp.

Chọn cành từ cây mẹ có năng suất cao, phẩm chất tốt, ổn định tính trạng. Khơng chọn cành mọc trong tán thiếu ánh sáng, cành có gai, cành sâu bệnh.

Chiết cành thông thường là khoanh vỏ. Dùng dao khoanh khoanh một đoạn vỏ trên cành dài khoảng 1.5 – 2 cm, lột hết phần vỏ được khoanh để khô nhựa sau 1-2 giờ hoặc để 1-2 ngày thì có thể bó bầu.

Hình 5.14: Chiết cành nhãn bằng cách bó bầu

Thời gian ra rễ nhanh, chậm tuỳ theo loài cây, tốt nhất quan sát thấy trong bầu chiết có rễ cấp hai mọc ra dài khoảng 2-3 cm thì cắt cành.

Kỹ thuật ghép cánh

Chăm sóc và chọn gốc ghép tốt

Gốc ghép được chọn phải có sức sống cao, thích hợp với điều kiện địa phương, chống chịu với sâu bệnh và có khả năng tiếp hợp với cành tháp, mắt tháp tốt.

142

Gốc ghép thường được chuẩn bị gieo hột lấy cây non làm gốc để lợi dụng sức sinh trưởng mạnh.

- Cam, quýt tháp mắt: gốc 1 năm tuổi - Xoài ghép mắt: gốc 1-2 năm tuổi - Sầu riêng ghép mắt: gốc 1-2 năm tuổi - Mít ghép mắt: gốc 6 tháng tuổi

Các cây ghép với nhau phải cùng một họ để có khả năng tiếp hợp cao, tốt nhất là cùng loài và thứ trồng.

Gốc ghép, cành hay mắt tháp cần có sức sinh trưởng tương đương nhau để có khả tiếp hợp tốt.

Cam, quýt ghép vào tháng 11-3 dl. Xoài tháp vào tháng 6-10 dl. Sầu riêng ghép tháng 6-10 dl.

Chọn cành để làm cành ghép và mắt ghép

Chọn cành ghéptừ cây mẹ có năng suất cao, phẩm chất tốt, ổn định tính trạng, thích ứng tốt điều kiện mơi trường địa phương. Không chọn cành mọc trong tán thiếu ánh sáng, cành sâu bệnh.

Kỹ thuật ghép cho từng loại cây

* Các kiểu ghép mắt (Hình 5.15) và ( Hình 5.16). - Kiểu ghép cửa sổ

Hình 5.15: Tháp kiểu chữ U Hình 5.16: Tháp kiểu chữ T - Các kiểu tháp cành (Hình 5.17) và (Hình 5.18)

143

Hình 5.17: Tháp cành

144

Đối với cam, quýt thì dùng phương pháp tháp lạng da (Hình 5.19)

Hình 5.19: Tháp kiểu vạt vỏ

CÂU HỎI ÔN TẬP, ĐÁNH GIÁ

1. Để cây cam, qt ra hoa tốt thì cần có những điều kiện gì? 2. Xiết nước như thế nào thì cây cam, quýt ra hoa nhiều ? 3. Trình bày kỹ thuật ghép mắt theo kiểu tháp chữ U. 4. Trình kỹ thuật tháp cây cam, quýt.

5. Cho biết cách chăm sóc và chọn gốc ghép tốt.

6. Trình bày việc quản lý nước trong vườn cam, quýt như thế nào? 7. Để nhận biết cây thiếu dinh dưỡng thì nhận biết nó bằng cách nào?

145

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1. Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004). Giáo trình cây đa niên, phần I cây

ăn trái. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.

2. Nguyễn Bảo vệ, Nguyễn Bá Phú và Lê Thanh Phong (2010). Giáo trình thực

tập cây ăn trái. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

3. Nguyễn Bảo Vệ, Ths. Trần Văn Hâu và Ths. Lê Thanh Phong (2004). Giáo

trình cây đa niên, phần II cây cơng nghiệp. Tủ sách Đại Học Cần Thơ,

3. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng và Nguyễn Thành Tài (2016). Kỹ thuật sản xuất xoài

VIETGAP. Nxb Nông nghiệp.

4. Nguyễn Văn Phong và ctv (2017). Sổ tay thực hành sau thu hoạch cho cây xồi

Việt Nam. Nxb Nơng nghiệp.

5. Trịnh Xuân Việt (2010). Luận văn thạc sĩ. Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK

đến năng suất và phẩm chất của nhãn Xuồng Cơm Vàng và nhãn Edor tại Châu Thành – Đồng Tháp.

6. Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp (2012). Kỹ thuật trồng giống nhãn mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cây ăn trái (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 151 - 157)