2. Tác động của các yếu tố sinh vật
2.2. Tác động của cây ký chủ
a) Nhu cầu thức ăn của côn trùng
Cũng như các lồi động vật khác, cơn trùng cũng cần những loại thức ăn như sau:
- Thức ăn cần thiết cho sự cấu tạo tổ chức cơ thể côn trùng, cần thiết cho sự phát triển và sinh sản như protein và các acid amine.
- Thức ăn năng lượng cần thiết cho sự bảo trì và hoạt động của cơ thể như glucid.
Hai loại thức ăn kể trên rất cần thiết cho ấu trùng của tất cả các loại côn trùng và cho thành trùng của các loại cơn trùng có biến thái khơng hồn tồn (như cào cào, châu chấu, dế nhũi, bọ xít, rầy, rệp dính,...). Đây là những nhóm mà thành trùng và ấu trùng cùng có kiểu gây hại giống nhau trên cây trồng. Riêng đối với thành trùng của cơn trùng thuộc nhóm biến thái hồn tồn (bộ Coleoptera, Lepidoptera, Diptera,...) có một sự khác biệt rất lớn giữa các nhóm và khác biệt ngay cả các lồi.
Một số lồi địi hỏi một loại thức ăn đầy đủ để sinh sản, chúng thường tìm thức ăn trên những loại cây khác nhau với những cây mà trên đó ấu trùng của chúng cũng có thể phát triển bình thường như các loài bọ hung thường sống trong rừng, vườn. Bướm và ruồi thường sống bằng phấn hoa và mật hoa. Ở nhiều loài, thức ăn đã được dự trữ trong cơ thể ngay từ giai đoạn ấu trùng sau khi vũ hóa được ít lâu sẽ đẻ ngay mà không cần ăn thêm (như trường hợp của nhiều loài thuộc bộ cánh vẩy) hoặc chỉ ăn những chất glucid (như bướm và ruồi) và vì thế thành trùng của những loại biến thái hoàn toàn thường khơng hoặc ít gây hại hơn giai đoạn ấu trùng.
Nói chung tính ăn của cơn trùng có thể chia thành các loại sau đây:
- Tính ăn rất hẹp: như sâu đục thân 2 chấm (Tryporyza incertulas) và rầy nâu (Nilaparvata lugens) chỉ gây hại chủ yếu trên lúa. Bọ rùa châu Úc (Rodolia
- Tính ăn hẹp: một số loại cơn trùng chỉ ăn một số lồi cây thuộc một giống hoặc một họ nào đó như sâu bướm phấn Pieris canidia L. chỉ ăn những thực vật thuộc họ thập tự.
- Tính ăn rộng: Một số loại cơn trùng có khả năng thích ứng rộng có thể ăn được nhiều loại cây. Sâu xanh (Spodoptera exigua) có thể tấn cơng hầu hết các loại cây họ đậu, hành, ớt, bắp cải,...
- Tính ăn tạp: ăn được cả những thức ăn động vật lẫn thực vật như Gián.
b. Ảnh hưởng của chất lượng thức ăn
Chất lượng thức ăn ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh sản, tỷ lệ chết, tốc độ phát triển, hoạt tính và hiện tượng ngừng phát dục cũng như sự phân bố, phát tán của côn trùng. Quan sát trên sâu đục thân hai chấm trên lúa ghi nhận: lứa sâu phá hại trên lúa ở cuối giai đoạn tăng trưởng tích cực và làm địng có trọng lượng cơ thể sâu non lớn, tỷ lệ chết thấp và sức sinh sản cao hơn hẳn so với lứa sâu phá hại trên mạ. Tương tự, rầy nâu hại lúa Nilaparvata lugens. Khi tấn công trên lúa vào cuối giai đoạn tăng trưởng tích cực và làm địng thì tỷ lệ con cái có loại hình cánh ngắn (khả năng sinh sản cao) rất cao, nhưng nếu tấn cơng trên lúa đã trổ đều thì con cái hầu hết có dạng cánh dài (khả năng sinh sản thấp).
Cơn trùng thường thích tấn cơng những cây khỏe mạnh hơn là những cây yếu, bệnh. Ví dụ như lồi ruồi trên củ cải đỏ không phát triển được khi nuôi bằng những lá củ cải đỏ bị nhiễm bệnh vàng lá. Trên cây bắp, người ta ghi nhận có một số giống bắp kháng sâu đục thân bắp (Pyrausta nubilalis), ấu trùng khi tấn công những giống bắp này sẽ khơng phát triển, có thể do cây thiếu một số chất sinh tố cần thiết cho sự phát triển của cơn trùng, đồng thời trong cây cũng có thể chứa những chất độc (như 6-methoxy 2-3 benza xazilone).
Ngoài ra phân bón và những loại thuốc trừ dịch hại có thể làm thay đổi chất lượng của cây trồng. Tùy theo từng trường hợp có thể tốt hơn hoặc xấu hơn. Việc sử dụng nhiều loại phân đạm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại sâu thuộc bộ Cánh vảy. Người ta đã ghi nhận có một số loại thuốc trừ sâu, trừ nấm, trừ cỏ, có thể làm chất lượng của cây tốt hơn, cây phát triển khá hơn. Sự thay đổi chất lượng thức ăn có thể có ảnh hưởng rõ đến chu kỳ sinh học của côn trùng ăn thực vật: Tại vùng ơn đới, sự qua đơng có thể xảy ra khi lá bắt đầu già giữa tháng 8.
c. Ảnh hưởng của khối lượng thức ăn
Khối lượng thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng gia tăng mật số của côn trùng trong thiên nhiên. Trong thực tế sản xuất nơng nghiệp, có thể quan sát được
- Mặc dù có nhiều yếu tố giới hạn và làm giảm nguy cơ nhưng việc trồng trọt các loại cây trồng là một điều kiện rất thích hợp cho sự phát triển của các loại côn trùng gây hại vì sẽ cung cấp cho cơn trùng một khối lượng lớn thức ăn và khối lượng này thường có chất lượng cao hơn những cây mọc tự nhiên.
- Mặc dù sự cạnh tranh thức ăn giữa các loài khác nhau hay trong cùng một lồi thường ít quan sát thấy trong nơng nghiệp tuy nhiên cũng có thể ghi nhận được sự cạnh tranh giữa rầy nâu (Nilaparvata lugens) và rầy lưng trắng (Sogatella
furcifera) ở trên lúa và thường giữa 2 lồi này thì rầy nâu chiếm ưu thế, hoặc là
khi mật số của sùng trong các vườn cây hay đồng cỏ gia tăng cao thì sẽ đưa tới sự biến mất của các tập đồn sùng sau đó.
- Vấn đề ảnh hưởng của khối lượng thức ăn còn đưa đến một số vấn đề khác như: côn trùng xuất hiện vào thời điểm mà cây trồng khơng ở vào giai đoạn thích hợp hoặc chưa có. Trong cả hai trường hợp này, mật số côn trùng đều được giữ ở một mức độ rất thấp và sự gây hại sẽ không xảy ra hoặc không đáng kể.