Phá sản – thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lý nợ đặc

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật kinh tế (Nghề: Nghiệp vụ bán hàng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33 - 34)

Chƣơng 03 : LUẬT PHÁ SẢN

1.2. Phá sản – thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lý nợ đặc

Phá sản gồm 2 thủ tục chính: Tái cơ cấu phục hồi doanh nghiệp mắc nợ hoặc Thanh lý tài sản. Thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản do cơ quan có thẩm quyền chủ trì.

Sự đặc biệt của thủ tục thanh toán nợ là ở chỗ, việc địi nợ và thanh tốn nợ mang tính chất tập thể, được giải quyết thơng qua một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

1.3. Phân loại phá sản:

a) Trên c sở nguyên nhân gây ra phá sản có phá sản trung thực và phá sản gian trá:

 Phá sản trung thực là hậu quả của việc mất khả năng thanh toán do những nguyên nhân khách quan hay những rủi ro bất khả kháng gây ra. Phá sản trung thực cũng có thể từ những nguyên nhân chủ quan nhưng không phải do sự chủ ý nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Ví dụ như sự yếu kém về năng lực tổ ch c, quản lý hoạt động; sự thiếu khả năng thích ng với những biến động trên thương trường…

 Phá sản gian trá là hậu quả của những thủ đoạn gian trá, có sắp đặt trước nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Ví dụ: có hành vi gian lận trong khi ký hợp đồng, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai… để qua đó tạo ra lý do phá sản khơng đúng sự thật.

b. Trên c sở phát sinh quan hệ pháp lý có phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc: Cụ thể là dựa trên căn cứ ai là người làm đ n yêu c u phá sản.

 Phá sản tự nguyện là do phía doanh nghiệp mắc nợ tự làm đơn yêu cầu phá sản khi thấy mình mất khả năng thanh tốn, khơng có điều kiện thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với chủ nợ.

 Phá sản bắt buộc là do phía các chủ nợ làm đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp mắc nợ nhằm thu hồi các khoản nợ từ doanh nghiệp mắc nợ.

c. Dựa vào đối tượng bị giải quyết phá sản:

- Gồm phá sản cá nhân và phá sản pháp nhân. Tuỳ theo pháp luật ở mỗi nước mà đối tượng bị giải quyết phá sản có quy định khác nhau. Ở nước ta áp dụng cho doanh nghiệp và HTX. Trung Quốc: áp dụng với thành phần kinh tế quốc doanh. Úc : áp dụng với cả cá nhân.

32

- Phá sản cá nhân: theo quy định này cá nhân bị phá sản phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ.

 Phá sản pháp nhân: đó là phá sản một tổ ch c, tổ ch c này phải gánh chịu hậu quả của việc phá sản. việc trả nợ cho chủ nợ của pháp nhân dựa trên tài sản của pháp nhân.

*** Phân biệt phá sản và giải thể:

Giống nhau: Nếu nhìn từ góc độ hiện tượng thì đều dẫn đến sự chấm d t tồn tại của

doanh nghiệp, phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho người lao động…..

Khác nhau:

Phá sản Giải thể

Lý do dẫn đến phá sản là duy nhất: doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Lý do dẫn đến doanh nghiệp bị giải thể khá nhiều như: hết thời hạn hoạt động mà khơng được gia hạn, vì khơng đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn mà pháp luật quy định, vì bị thu hồi giấy ch ng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đơn giản vì quyết định của chủ doanh nghiệp….

Thủ tục giải quyết một vụ phá sản là thủ tục tư pháp, do tịa án có thẩm quyền giải quyết

Giải thể là thủ tục hành chính do chủ doanh nghiệp tiến hành.

Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đôi khi được mua lại đổi chủ sở hữu nó vẫn tiếp tục hoạt động

Giải thể bao giờ cũng dẫn đến sự chấm d t tồn tại của doanh nghiệp

Thông thường những người quản lý điều hành doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nặng nề hơn như: bị cấm quyền trong kinh doanh, bị truy c u trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự,….

Doanh nghiệp giải thể thì chủ doanh nghiệp và những người quản lý, điều hành khơng bị hạn chế quyền đó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật kinh tế (Nghề: Nghiệp vụ bán hàng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)