Chƣơng 4 : PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH
3. Hợp đồng đấu giá và đấu thầu hàng hoá
3.1. Đấu giá hàng hoá
Đấu giá hàng hố là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ ch c đấu giá thực hiện việc bán hàng hố cơng khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
Đặc điểm
Hoạt động đấu giá hàng hóa mang những đặc điểm riêng biệt so với các hoạt động thương mại khác như sau:
Thứ nhất, là một hoạt động bán hàng đặc biệt. Trong đó người bán hàng tự
mình hoặc thuê người tổ ch c đấu giá thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa cơng khai tại một địa điểm và trong thời gian đã thông báo trước để người muốn mua đến trả giá. Quyền mua hàng hóa sẽ thuộc về người trả giá cao nhất.
Thứ hai, đối tượng bán đấu giá là hàng hóa được phép lưu thơng trên thị trường.
Nhưng thông thường người ta chỉ tổ ch c đấu giá hàng hóa có đặc thù về tính chất cũng như giá trị sử dụng. Đây là những loại hàng hóa khó ác định giá trị thực, người mua có thể trả giá cao hơn hay thấp hơn giá khởi điểm tùy thuộc vào phương th c đấu giá trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh.
Thứ ba, hình th c của quan hệ đấu giá có thể tồn tại dưới dạng:
– Hợp đồng dịch vụ đấu giá hợp đồng ủy quyền được ác lập giữa người bán với người kinh doanh dịch vụ đấu giá có ghi nhận quyền nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên)
– Văn bản đấu giá hàng hóa hợp đồng mua bán hàng hóa, được ác lập giữa người bán, người mua hàng hóa và tổ ch c đấu giá .
Chủ thể tham gia hoạt động đấu giá
Theo quy định tại Điều 186 và 187 Luật Thương mại 2005, những chủ thể tham gia hoạt động đấu giá hàng hóa được ác định gồm:
67
– Người tổ ch c đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ ch c đấu giá.
– Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hố của người khác theo quy định của pháp luật. – Người tham gia đấu giá hàng hoá là tổ ch c, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá. – Người điều hành đấu giá là người tổ ch c đấu giá hoặc người được người tổ ch c đấu giá uỷ quyền điều hành bán đấu giá.
Phương thức thực hiện
Theo quy định tại Điều 185 Luật thương mại 2005, Việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo một trong hai phương th c sau đây:
– Phương th c trả giá lên là phương th c bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;
– Phương th c đặt giá uống là phương th c bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay m c giá khởi điểm hoặc m c giá được hạ thấp hơn m c giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá
Hợp đồng dịch vụ tổ ch c đấu giá hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình th c khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, fa , tele , …
Lưu ý:
– Trường hợp hàng hoá được đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ ch c đấu giá phải được sự đồng ý của bên nhận cầm cố, thế chấp và bên bán phải thông báo cho các bên tham gia đấu giá về hàng hóa đang bị cầm cố, thế chấp.
– Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt khơng có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ ch c đấu giá hàng hố thì hợp đồng dịch vụ tổ ch c đấu giá được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ ch c đấu giá.
3.2. Đấu thầu hàng hoá
Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hố, dịch vụ thơng qua mời thầu gọi là bên mời thầu nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu gọi là bên dự thầu thương nhân đáp ng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng gọi là bên trúng thầu – Điều 214 Luật thương mại 2005.
Đặc điểm
Thứ nhất, về đối tượng của hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Là các loại
hàng hóa thương mại được phép lưu thông trên thị trường và dịch vụ thương mại được phép thực hiện theo quy định pháp luật.
Thứ hai, đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng. Mục đích của hoạt động này
là giúp bên mời thầu có thể tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt nhất với giá cả họp lý nhất. Sau khi chọn lựa được đối tác, các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Thứ ba, về chủ thể tham gia. Bao gồm: một bên mời thầu và bên nhà thầu số
68
Thứ tư, về hình th c pháp lý. Hình th c pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa,
dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.
– Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lý do bên mời thầu lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó thể hiện đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật, tài chính và thương mại của hàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng và những điều kiện khác của gói thầu.
– Hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực và m c độ đáp ng của bên dự thầu trước yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Những hồ sơ này là căn c pháp lý để ác lập, thay đổi, chấm d t quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Hình thức đấu thầu
Theo quy định tại Điều 215 Luật thương mại 2005, Việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ được thực hiện theo một trong hai hình th c sau đây:
– Đấu thầu rộng rãi là hình th c đấu thầu mà bên mời thầu khơng hạn chế số lượng các bên dự thầu;
– Đấu thầu hạn chế là hình th c đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu.
Việc chọn hình th c đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế do bên mời thầu quyết định.
Phương thức đấu thầu
Phương th c đấu thầu được quy định tại Điều 216 Luật Thương mại 2005, bao gồm 2 phương th c:
– Đấu thầu một túi hồ sơ: Trong trường hợp này, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề uất về kỹ thuật, đề uấ t về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc mở thầu được tiến hành một lần.
– Đấu thầu hai túi hồ sơ: Trong trường hợp đấu thầu theo phương th c đấu thầu hai túi hồ sơ thì bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề uất về kỹ thuật, đề uất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt được nộp trong cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề uất về kỹ thuật sẽ được mở trước.
Lưu ý: Bên mời thầu có quyền lựa chọn phương th c đấu thầu và phải thông báo trước
cho các bên dự thầu.