Quang hợp và năng suất cây trồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý thực vật (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 3 : QUANG HỢP

4.6.Quang hợp và năng suất cây trồng

4. Ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến quang hợp

4.6.Quang hợp và năng suất cây trồng

a/ Hoạt động quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng

Khi phân tích thành phần hóa học của toàn bộ năng suất sinh vật học cây trồng, tức là sản phẩm của quang hợp người ta thu được 2 nhóm nguyên tố:

+ Nhóm nguyên tố C, H, O đây là các ngun tố được đồng hóa thơng qua hoạt động quang hợp. Nhóm này chiếm 90 – 95% khối lượng chất khơ.

+ Nhóm ngun tố khác và Nitơ (K, P, N, Mg, Fe, Zn,…) đây là các nguyên tố được hút từ rễ cây thơng qua hoạt động dinh dưỡng khống của cây. Nhóm này chiếm 5-10% khối lượng chất khơ.

50

Chính vì vậy mà ta nói rằng, quang hợp quyết khoảng 90 – 95% năng suất cây trồng.

Ở giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất, cây có khả năng tích lũy chất khơ trung bình từ 80 – 150 kg/ha/ngày đêm, cao nhất có thể đạt được 300 – 500 kg/ha/ngày đêm. Cũng trong thời gian này, rễ cây lấy được từ đất từ 1 – 2 kg nitơ, 0,25 – 0,5 kg phospho, 2 – 4 kg kali và 2 – 4 kg các nguyên tố khác, tổng cộng từ 5 – 10 kg chất khống. Thơng qua hoạt động quang hợp mà lá cây dồng hóa được từ 150 – 300 kg, cũng có thể đạt tới 1.000 – 1.500 kg CO2 để chuyển hóa thành cơ chất tích lũy trong cây.

Năng suất cây trồng được chia làm hai loại: Năng suất sinh vật học được quyết định bởi quá trình quang hợp và năng suất kinh tế được quyết định bởi quang hợp và q trình vận chuyển, tích lũy chất hữu cơ về cơ quan kinh tế.

b/ Năng suất sinh vật học và biện pháp nâng cao năng suất sinh vật học

Là tổng lượng chất khơ mà cây trồng tích lũy được trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt trong một thời gian nhât định.

Năng suất sinh vật học của cây chủ yếu do hoạt động tích lũy lại trong tất cả ác cơ quan bộ phận của cây.

Biện pháp nâng cao năng suất sinh vật học

+ Nâng cao diện tích lá: chọn giống có hệ số lá tối ưu cao là 1 hướng quan trọng của các nàh chọn tọa giống; sử dụng phân đạm để tăng diện tích lá; điều chỉnh mật độ trồng; kéo dài tuổi thọ của cây.

+ Tăng cường hoạt động quang hợp: chọn tạo giống có cường độ quang hợp tối ưu; tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng vào giai đoạn hình thành năng suất.

+ Điều chỉnh thời gian quang hợp.

c/ Năng suất kinh tế và biện pháp nâng cao năng suất kinh tế

Năng suất kinh tế là lượng chất khơ mà cây trồng tích lũy ở các bộ phận có giá trị kinh tế lớn nhất đối với con người trên một đơn vị diện tích trồng trọt, trong một khoảng thời gian.

Biện pháp nâng cao năng suất kinh tế + Chọn tạo giống có hệ số kinh tế cao.

+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi để huy động tối ta dịng chất hữu cơ vận chuyển về tích lũy ở các cơ quan kinh tế. Các biện pháp bao gồm phân bón, bố trí thời vụ, phịng trừ sâu bệnh…

51

Đảm bảo đử lượng nước cần thiết cho cây, nhất là giai đoạn hình thành cơ quan kinh tế.

5. Thực hành

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý thực vật (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 59 - 61)