Mã bài: MĐ 22-11 GIỚI THIỆU:
Khi gia công trên máy tiện, một số trường hợp cần phải loại bỏ một đoạn phơi có chiều dài tương đối hoặc trong sản xuất nhỏ công đoạn chuẩn bị chiều dài phơi thanh có thể được thực hiện bằng phương pháp cắt đứt trên máy tiện.
MỤC TIÊU:
+ Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi tiện cắt đứt.
+ Vận hành thành thạo máy tiện để tiện cắt đứt gá trên mâm cặp 3 vấu tự định tâm đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 9-11, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy.
+ Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
+ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
B. NỘI DUNG:
1. Yêu cầu kỹ thuật khi tiện cắt đứt
- Bề rộng rãnh cắt không được quá lớn đề giảm chi phí vật liệu trong gia cơng. - Mặt cắt đứt phẳng, nhẵn bóng và vng góc với đường tâm chi tiết.
- Bề mặt cắt không được biến cứng làm hạn chế quá trình cắt gọt ở các bước tiếp theo.
2. Phương pháp tiện cắt đứt 2.1. Cách gá dao khi cắt đứt
- Dao phải gá chính xác so với tâm máy, một số trường hợp có thể gá dao cao hơn tâm máy từ 0,2 – 0,5mm nếu phơi có đường kính lớn. Trong mọi trường hợp không được gá dao thấp hơn tâm máy. Nếu lưỡi cắt thấp hơn tâm máy thì khi cắt sắp đứt trên mặt đầu của chi tiết sẽ để lại 1 lõi như hình 11.1a
2.2. Phương pháp cắt đứt: Cách thực hiện như sau:
105
- Gá dao đúng tâm, dao vng góc với tâm chi tiết.
- Xác định vị trí của rãnh cắt bằng thước lá, thước cặp, dưỡng, du xích.
- Khi cắt đứt cần cắt sát vào mặt đầu của vấu cặp (cách vấu cặp 3 - 5mm) để đảm bảo độ cứng vững khi cắt.
- Khi cắt đứt phôi cứng, cho dao tiến bằng bàn trượt ngang đồng thời mở rộng rãnh cắt bằng bước tiến dọc về 2 phía từ 1 - 2mm để tránh hiện tượng kẹt phoi trong rãnh cắt như hình 11.2a.
Hình 11.2 Hình 11.3
- Phơi có đường kính trung bình, mặt cắt cần độ chính xác thấp dùng dao có lưỡi cắt xiên như hình 10.2b, ta sẽ có mặt cắt phẳng khơng có lõi.
- Phơi có đường kính lớn, có độ cứng cao dùng dao cắt đầu cong gá úp dao như hình 11.3, chi tiết quay ngược chiều cắt gọt nên phoi tự rơi xuống máng tránh được hiện tượng kẹt phoi.
- Muốn cắt đứt hàng loạt chi tiết bằng nhau từ một thanh thép dài ta dùng cữ chặn kiểu bản lề gá trên ụ sau để xác định chiều dài phơi cắt đứt như hình 11.4a, hoặc cữ gá trên ổ dao như hình 11.4b.
Hình 11.4. 1/Cữ; 2/Khớp bản lề; 3/Cán
2.3. Chế độ cắt khi cắt đứt
- Bước tiến khi cắt đứt nhỏ hơn khi tiện ngồi. Khi cắt chi tiết có đường kính nhỏ hơn 60mm ta chọn s = 0.1 - 0.15mm/vg.
106
- Tốc độ cắt nhỏ hơn 15 - 20% so với khi tiện trụ ngoài, khi cắt thép phải dùng nước tưới nguội.
- Chiêu sâu cắt t chính bằng chiều rộng rãnh.
3. Tiến hành gia công
- Bản vẽ chi tiết:
Yêu cầu kỹ thuật:
- Độ khơng vng góc giữa mặt cắt với đường tâm trục < 0,1 - Độ không song song giữa th nh rãnh và đáy rãnh < 0,1. - Độ nhám cấp 5
108
C. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 11 1. Nội dung:
-Về kiến thức:
+ Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi tiện cắt đứt.
+ Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Về kỹ năng:
+ Vận hành thành thạo máy tiện để tiện cắt đứt gá trên mâm cặp 3 vấu tự định tâm đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 9-11, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy.
-Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, tích cực trong học tập
2. Phương pháp đánh giá:
109 - Về kỹ năng: Đánh giá qua bài tập thực hành.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá qua tác phong, thái độ học tập CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 11
Câu 1: Yêu cầu kỹ thuật của mặt cắt và rãnh cắt gồm: A. Độ chính xác về kích thước
B. Độ vng góc giữa th nh rãnh với đường tâm chi tiết C. Độ song song giữa lươĩ cắt chính với đường tâm chi tiết D. Độ phẳng, độ nhẵn của mặt cắt
E. Cả a, b, c, d
Câu 2: Gá dao cắt rãnh và cắt đứt cần đạt các yêu cầu nào sau đây: A. Cao đúng tâm máy.
B. Lưỡi cắt chính song song với đường tâm chi tiết
C. Đường tâm của dao phải vng góc với đường tâm chi tiết D. Cả a, b, c
110
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Đức Cường- Kỹ thuật tiện - Bộ cơ khí luyện kim. 1997
[2] Đnhejnưi - Chĩkin - Tôknô - Kỹ thuật tiện - nhà xuất bản - Mir- Maxcơva - 1981, người dịch: Nguyễn Quang Châu. 1997
[3] Trần Thế San- Hồng Trí - Nguyễn Thế Hùng - Thực hành cơ khí - nhà xuất bản Đà nẵng.2002