Ứng phó tổn thƣơng hộ gia đình

Một phần của tài liệu Sustainable livelihoods and forest resers acase study of the cotupeople in bhalee commune, tay giang district, quang nam province (Trang 33 - 37)

5.1 .Tài sản sinh kế hộ gia đình

5.2. Ứng phó tổn thƣơng hộ gia đình

5.2.1.Bối cảnh dễ bị tổn thương

Kết quả nghiên cứu về tài sản sinh kế cho thấy, các hộ gia đình tại ấp Mũi hoạt động sinh kế hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, trong khi nguồn lực lao động giản đơn, thiếu kỹ năng và gánh nặng phụ thuộc cao. Họ dễ bị tổn thƣơng trƣớc mọi biến động làm thay đổi khả năng tiếp cận nguồn vốn tự nhiên và nguồn vốn lao động nhƣ dịch bệnh, suy giảm tài nguyên, thời tiết, biến đổi khí hậu, cạnh tranh trong đánh bắt và lệnh cấm đánh bắt, khai thác lâm, thủy sản hoặc một cú sốc về bệnh tật, mất mát tài sản (Biểu 5.10).

Biểu đồ 5.10. Tỷ lệ hộ gia đình và các tổn thƣơng phân theo ngành nghề

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Trong đó:

Các khuynh hướng tổn thương: Trong những năm qua một trong những căng thẳng mà các hộ gia đình tại ấp Mũi phải

đối mặt và đang gia tăng đó là sự suy giảm tài nguyên. Hầu hết các hộ gia đình cho biết nguồn cá và tôm suy giảm nghiêm trọng, 84% hộ khai thác ven bờ cho biết thu nhập của họ đã giảm đi so với trƣớc.

“Bây giờ mỗi năm chỉ làm được ba, bốn tháng,

các tháng còn lại coi như ở khơng. Đi mười chuyến thì hịa hoặc lỗ vốn mất bảy, tám, so với trước đây có thể làm trúng cả năm.” - Ơng

Tài ngun suy giảm đồng nghĩa với tình trạng cạnh tranh trong đánh bắt ngày càng gia tăng. Ngƣ thuyền từ địa phƣơng khác cũng đến tham gia khai thác tại ngƣ trƣờng truyền thống của ngƣ dân ấp Mũi. Tình

trạng này cũng gia tăng trong việc khai thác tại các bãi cạn, số lƣợng ngƣời cào nghêu giống khi vào vụ có thời điểm lên đến hàng ngàn ngƣời và trở thành thách thức quản lý (BQLVQG, 2013).

Chính vì vậy, trong những năm qua, chính quyền địa phƣơng phối hợp với BQLVQG và các lực lƣợng chức năng khác ngày càng thắt chặt việc quản lý tài nguyên. Đặc biệt, sau vụ việc VQG Mũi Cà Mau bị tàn phá hơn 1.700 m3 gỗ vào cuối năm 2013, UBND Tỉnh Cà Mau đã thành lập Tổ công tác 12218 xác minh công tác bảo vệ rừng tại khu vực và kỷ luật hàng loạt trạm trƣởng kiểm lâm thì cơng tác bảo vệ tài ngun ngày càng thắt chặt hơn. Chính sách thắt chặt khiến 63% hộ gia đình tại địa bàn sinh sống bằng khai thác ven bờ và rừng tự nhiên dần mất đi nguồn sinh kế chính.

Bên cạnh đó, tình trạng biến đổi khí hậu, mực nƣớc biển dâng, thay đổi dòng chảy và rừng ven bờ bị tàn phá nghiêm trọng đã gây ra tình trạng sạt lở đất và vỡ bờ bao. Điều này đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nhà ở và các ngành nghề ni trồng thủy sản. Có 3/34 hộ gia đình đƣợc khảo sát cho biết họ đã phải dịch chuyển nhà từ phía Mũi Tàu vào sâu trong đất liền, một số hộ quyết định làm nhà trên mặt nƣớc. Đây cũng là lý do các hộ sinh sống dọc kênh Rạch Mũi đƣợc đƣa vào diện giải tỏa chờ quy hoạch mới.

Tổn thương theo mùa vụ: Thời tiết

và yếu tố mùa vụ đặc biệt ảnh hƣởng mạnh mẽ đến các hộ gia đình đánh bắt bằng ghe và các hộ nuôi trồng thủy sản. Đến 71% hộ đánh bắt xa bờ cho biết họ chỉ đánh bắt

đƣợc từ khoảng tháng 2 đến tháng 6, các tháng cịn lại mƣa lớn và gió nam mạnh khiến họ khó khăn hơn khi ra khơi. Trong khi 83% hộ nuôi trồng thủy sản cho biết mùa lá rụng khiến tôm dịch bệnh nhiều hơn. (Phụ lục 12)

8 Trung Đỉnh (2013)

“Đã có nhiều trường hợp cố tình đâm va trên

biển để phá hỏng ngư cụ của nhau. Gia đình đã bị hỏng hai ghe và phải mua mới. Giờ đánh bắt thì phải đi theo nhóm.” – ông Lƣu

Văn Thám, ngƣ dân đánh bắt bằng ghe.

“Kiên quyết yêu cầu chồng ở nhà, không

đi biển nữa vì nguy hiểm. Vay vốn mua xuồng và vợ phụ chồng đánh bắt gần bờ”

– chị Phùng Thị Dung, hộ lao động làm thuê.

Các cú sốc: Hai cú sốc về mặt chính sách lớn nhất mà ngƣời dân ấp Mũi phải gánh chịu đó là quyết định công nhận VQG Mũi Cà Mau là khu sinh quyển thế giới năm 2009 và công ƣớc RAMSAR năm 2013. Sau các thời điểm này chính sách thắt chặt bảo vệ tài nguyên gia tăng đột biến. Riêng năm 2010, cơ quan chức năng đã tổ chức 1.843 lƣợt tuần tra, truy quét, tăng gần gấp đơi so với trƣớc đó. Đồng thời với giai đoạn này, tỷ lệ trẻ em phải nghỉ học để phụ giúp gia đình cũng tăng nhanh hơn, 59% trẻ em nghèo phải nghỉ học sớm, “so với trước đó tỷ lệ này thấp hơn

nhiều” – cán bộ ấp cho biết.

Các cú sốc tiếp theo đáng kể là bệnh tật, dịch bệnh và mất mát phƣơng tiện. Trong năm 2013, 36% hộ lao động làm thuê và 71% hộ đánh bắt thủy sản gặp vấn đề về sức khỏe, 43% hộ đánh bắt thủy sản gặp vấn đề về hƣ hỏng, mất mát phƣơng tiện. Hộ chị Nguyễn Thị P., sau khi đàn heo hai con bị dịch bệnh chết đã không thể tái đầu tƣ và quyết định gia tăng chặt cây rừng để bán. Hộ ông Cao Văn T., do mất mùa tôm năm 2013 đã phải bổ sung công việc làm thuê mặc dù đã 64 tuổi. Hộ anh Lê Thanh H., sau khi bị mất 40 cái lú là tài sản duy nhất đã tái nghèo mặc dù đã thoát nghèo hai năm trƣớc đó.

5.2.2.Ứng phó tổn thương

Đa phần các hộ lao động cho biết, chuyển đổi nghề nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro bệnh tật do nghề lặn thuê và sự suy giảm tài nguyên trong hoạt động khai thác ven bờ. Khi đƣợc hỏi về sinh kế mong muốn, 100% số quan sát không nghèo và 86% số quan sát nghèo muốn đƣợc từ bỏ hoạt động làm thuê, khai thác ven bờ và chuyển sang hoạt động đánh bắt xa bờ hoặc chăn nuôi heo (Phụ lục 13). Họ cho rằng, đánh bắt xa bờ tuy rủi ro hơn nhƣng cho thu nhập tốt hơn và ít bấp bênh hơn, trong khi chăn ni heo thu nhập ổn định, ít rủi ro.

“Nếu một ngày, trẻ một buổi đến

trường, một buổi vào rừng mò cua, bắt ốc thì có thể phụ giúp gia đình từ 30 đến 50 ngàn đồng. Những năm gần đây khi chính sách bảo vệ rừng ngày càng nghiêm ngặt thì lao động trẻ em cũng dần dịch chuyển sang tham gia phụ gia đình trong việc đi làm thuê, bán hàng rong và nhặt phế liệu. Cơng việc mới địi hỏi trẻ làm việc nhiều thời gian hơn và thu nhập kiếm được cũng ít hơn, các hộ nghèo bắt buộc phải cho con cái nghỉ học để tập trung vào cải thiện thu nhập.” - cán bộ ấp Mũi cho biết.

35% 40% 30% 20% 10% 0% 29% 29% 24% 24%

Mua lú Mua lƣới Mua ghe, sửa ghe Mua xuồng, máyĐa dạng hóa phƣơng tiện Đánh bắt thủy sản

Tuy nhiên, khơng phải ai cũng có đủ điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp, do đó đa phần hộ gia đình quyết định gia tăng đánh bắt gần bờ và khai thác hủy diệt tài nguyên9. Theo ông Đặng Minh Lâm, Trƣởng Phòng lâm sinh thủy sản VQG Mũi Cà Mau: “Nạn

chặt phá cây rừng gần đây diễn biến phức tạp so với trước đây. Nguyên nhân do năm nay nguồn lợi nghêu giống ít, người dân mất nguồn thu nên gây áp lực lên rừng.” (Minh Tùng,

2013). “Các hộ đều biết phá rừng là phạm pháp nhưng họ vẫn làm vì hầm than dễ dàng

hơn, ít nguy hiểm hơn đi biển” – ông Trần Mỹ Tiên, hộ đánh bắt xa bờ.

Đối với các hộ đánh bắt thủy sản, để giảm rủi ro do thời tiết và mùa vụ, họ cần đƣợc hỗ trợ về vốn để nâng cấp và đa dạng hóa phƣơng tiện hoặc mở rộng quy mô. Cụ thể: 24% hộ đánh bắt thủy sản muốn đƣợc đầu tƣ thêm lú, 29% đầu tƣ lƣới, 29% mua thêm ghe và sửa ghe, 35% quyết định mua xuồng máy để vẫn có thể đánh bắt ngày mƣa, bão, số hộ mong muốn đa dạng hóa ngƣ cụ chiếm 24% so với thực trạng là 10% (Biểu 5.11).

Biểu đồ 5.11. Tỷ lệ hộ đánh bắt thủy sản phân theo nhu cầu nâng cấp ngƣ cụ

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Để đối phó các cú sốc, các hộ gia đình đã quyết định bổ sung thêm lao động (32%) hoặc chuyển đổi nghề nghiệp – nhƣ từ đánh bắt sang chăn nuôi (16%) hoặc giảm tải, bổ sung công việc nhẹ hơn (16%). Tuy nhiên, có đến 68% số quan sát đã sử dụng tối đa nguồn lực họ hiện có và họ khơng có sách lƣợc nào khác để đối phó với các rủi ro mà họ gặp phải. (Biểu 5.12)

80% 70% 60% 50% 40% 68% 32% 16% 16% 20% 10% 0%

Bổ sung thêm lao động Chuyển đổi nghề nghiệpGiảm tải và bổ sung công việc nhẹ hơnGiữ nguyên hiện trạng

Biểu đồ 5.12. Tỷ lệ hộ phân theo chiến lƣợc đối phó rủi ro

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Trong khi các tổn thƣơng do tự nhiên khiến các hộ gia đình đã sử dụng hầu hết nguồn lƣợc hiện có thì kể từ khi chính sách bảo tồn đƣợc thắt chặt hơn, các hộ gia đình đã phải gia tăng số lƣợng trẻ em tham gia lao động. Do cú sôc này 71% số hộ nghèo đã phải cho con nghỉ học và 80% số đó là để phụ giúp gia đình. Mất sinh kế chính, thu nhập hộ gia đình bị giảm đi, trẻ đã phải làm việc nhiều hơn và số lƣợng trẻ em phải nghỉ học từ tiểu học chiếm 100% số hộ nghèo cho con nghỉ học (Phụ lục 5).

Vấn đề quy mô nhỏ cũng khiến các hộ gia đình dễ bị tổn thƣơng hơn trong việc thƣơng lƣợng giá với thƣơng lái. Cụ thể, với ghe công suất bé, đánh bắt trong phạm vi 8 đến 12 hải lý, các hộ đánh bắt khơi trung bình đánh bắt khoảng 40% là cá vụn, cá bé và số này họ chỉ có thể tiêu thụ đƣợc cho thƣơng lái. Đối với các hộ khai thác gần bờ, trung bình mỗi chuyến đánh bắt họ thu hoạch từ 5 đến 20 kg thủy, hải sản các loại và bán trực tiếp cho thƣơng lái khi vào bờ. Trong khi các hộ nuôi tôm thu hoạch nửa tháng một lần, mỗi lần 3 đến 10 kg và tôm chất lƣợng thấp khiến họ luôn phải bán với giá thấp hơn so với thị trƣờng từ 3 đến 5 ngàn đồng. Chính vì vậy, một trong các nhu cầu của hộ gia đình, nhất là hộ nuôi trồng thủy sản là gia tăng năng suất và quy mơ sản xuất. Tuy nhiên việc này địi hỏi nhiều yếu tố khác nhau nhƣ liên kết sản xuất, kỹ thuật và chất lƣợng nguồn giống.

Một phần của tài liệu Sustainable livelihoods and forest resers acase study of the cotupeople in bhalee commune, tay giang district, quang nam province (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w