Về tình hình chung

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm công ty cổ phần thủy sản đông nam (Trang 50 - 53)

II. Kế tốn CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thủy Sản Đông Nam.

1. Về tình hình chung

Cơng ty sau khi cổ phần hóa hoạt động trên cả ba lĩnh vực: Chế biến thức ăn chăn nuôi, nuôi trông thủy sản và chế biến xuất khẩu thủy hải sản tạo thành một vịng trịn kép kín của sản phẩm, sẽ tạo cho công ty chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như giảm giá thành sản phẩm. Công ty đã và đang từng bước tăng khả năng cung cấp nguồn cá nguyên liệu nhằm đảm bảo nhu cầu cấp thiết khi đến dịch vụ sản xuất. Bên cạnh đó việc sản xuất thức ăn cho cá giúp công ty chủ động trong việc cung cấp thức ăn chăn nuôi và một phần bán trong nước mang lại lợi nhuận khơng ít cho cơng ty.

Cơng ty tổ chức quản lý theo mơ hình trực tuyến chức năng, đây là mơ hình được áp dụng khá phổ biến và đạt hiệu quả rất cao. Cách tổ chức này giúp cho Tổng giám đốc có thể giám sát được mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời được sự hỗ trợ của các bộ phận chức năng giúp cho Tổng giám đốc có thể ra quyết định chính xác, kịp thời và thực hiện các chế độ chuaannr mực đúng theo quy định của nhà nước ban hành.

Bên cạnh đó, cơng ty trang bị cho bộ phận sản xuất máy móc trang thiết bị hiện đại giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Cơng ty bố trí bộ phận quản lý đồng đều giữa các phòng ban. Điều này giúp cho việc trao đổi thông tin giữa nhà quản lý và nhân viên được nhanh chóng và thuận lợi cũng như việc quản lý nhân viên được chặt chẽ hơn.

Công ty luôn quan tâm đến thu nhập của cán bộ, công nhân viên, tạo điều kiện về thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ công nhân viên.

Nhưng trên hết để đạt được những thành cơng ấy, chính là nhờ sự quản lý tốt trong sản xuất cùng với chiến lược sản xuất kinh doanh bền vững (lấy chất lượng sản phẩm làm hàng đầu) của công ty. Công ty luôn đẩy mạnh đầu tư cải tiến kỹ thuật, nâng cao công suất nhằm giảm giá thành sản phẩm tạo ưu thế cạnh tranh.

Vốn lưu đông của công ty chủ yếu là vốn vay nên áp lực lãi vay sẽ là khó khăn khơng nhỏ cho doanh nghiệp.

Năm 2011 công ty dự kiến tăng vốn điều lệ 50 tỷ đồng để lắp đặt thêm 01 dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi 20 tỷ đồng, công suất 20.000 tấn/ năm tại Thốt Nốt, 01 kho lạnh cho thuê 20 tỷ đồng, 5.000 tấn/ năm tại Xí nghiệp Phước Thịnh, 01 kho khô cho thuê 10 tỷ đồng 10.000 tấn/ năm tại Xí nghiệp Phước Thịnh.

1.2. Về cơng tác kế tốn tại cơng ty.

Về việc tổ chức bộ máy kế tốn, cơng ty đã tổ chức khá tốt, có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, mỗi nhân viên kế tốn có nhiệm vụ cụ thể, đội ngũ kế tốn có năng lực, trình độ, kinh nghiệm đủ để hồn thành tốt cơng việc được giao. Công ty tổ chức bộ máy kế tốn theo hình thức tập trung tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Hình thức này phù hợp với quy mơ sản xuất và tình hình thực tế của cơng ty, cơ cấu quản lý doanh nghiệp.

Hình thức sổ kế tốn cơng ty áp dụng là nhật ký chung, đồng thời ứng dụng tin học trong cơng tác kế tốn, khi phần mềm kế toán được cài đặt chỉ cần nhập dữ liệu và định khoản đúng chương trình sẽ tự tính tốn và lên biểu mẫu cần thiết, do đó giảm khối lượng cơng việc của kế tốn viên giúp kế tốn thực hiện cơng việc hạch tốn nhanh chóng và chính xác hơn, đồng thời làm giảm chi phí nhân viên nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc.

Phương pháp hạch tốn cơng ty.

Cơng ty hạch tốn hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp này cung cấp thơng tin kịp thời vì kế toán ghi chép một cách thường

xuyên các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho của vật tư trên các tài khoản kế tốn hàng tồn nhập kho.

Hiện cơng ty khơng sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong cơ cấu tính giá thành sản phẩm vì thực chất sản phẩm dở dang đã được tính vào trong kỳ do giá trị của kỳ này và kỳ sau sẽ được bù trừ cho nhau. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất của công ty là nhiều loại sản phẩm nên việc đánh giá sản phẩm dở dang sẽ rất khó khăn và phức tạp, tốn kém nhiều chi phí hơn so với việc giá trị sản phẩm dở dang đem về lợi nhuận cho cơng ty.

Cơng ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp, phương pháp này vừa nhanh gọn, phù hợp với đặc điểm sản xuất của cơng ty với quy trình sản xuất đơn giản gồm các mặt hàng với số lượng lớn.

Về phương pháp khấu hao tài sản cố định, công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để trừ dần vào nguyên giá tài sản cố định theo thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với quy định.

Về chi phí nguyên vật liệu: Cơng ty tập hợp chi phí ngun vật liệu trực tiếp trên tài khoản 621 cho thấy việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty được cụ thể và rõ ràng. Do đặc điểm sản xuất của công ty là nhiều loại sản phẩm nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp riêng cho tất cả các sản phẩm. Đến cuối tháng kế tốn dựa trên chi phí sản xuất phát sinh trong tháng cho từng loại sản phẩm để tính giá thành.

Việc tập hợp chi phí nhân cơng trực tiếp tại cơng ty được thực hiện theo quy định của bộ tài chính và trả lương theo đúng thời hạn quy định. Công ty sử dụng tài khoản 622 để tập hợp chi phí nhân cơng trực tiếp như tiền lương và các khoản trích theo lương. Hình thức trả lương ở cơng ty căn cứ vào chức vụ, trình độ chun mơn của từng cán bộ công nhân viên để quy định hệ số, hệ số phụ cấp,… Nó phản ánh sự quan tâm của cơng ty đối với người lao động, khuyến khích họ làm việc, có trách nhiệm trong cơng việc. Nhìn chung việc tính lương của cơng ty rất công bằng tạo cho người lao động sự tin tưởng gắn bó với cơng ty, khuyến khích họ hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Về chi phí sản xuất chung cơng ty sử dụng tài khoản 627 để tập hợp những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp như chi phí điện nước, khấu hao,…được tập hợp chung sau đó mới phân bố cho từng sản phẩm để tính giá thành.

Về cơng tác bảo trì máy móc thiết bị cũng cần phải được coi trọng, nên cử nhân viên thường xuyên kiểm tra dây chuyền sản xuất để khi có sự cố sảy ra thi có thể kịp thời sửa chữa. Cơng ty nên đưa nhân viên quản lý xuống trực tiếp tại phân xưởng để kiểm tra tính chính xác hơn về tình hình sản xuất, ghi nhận các khoản chi phí phát sinh, thời gian làm việc của cơng nhân, nắm được những thiếu sót, yếu kém của phân xưởng, từ đó đưa ra các kiến nghị cũng như các giải pháp phù hợp với thực tế từng phân xưởng.

II. Kiến nghị.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm công ty cổ phần thủy sản đông nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)