CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHTM
2.2. Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Theo Ngân hàng Nhà nƣớc, hệ thống NHTM Việt Nam gồm 4 loại: NHTM nhà nƣớc, NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi/Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngồi. 4 loại hình ngân hàng này đƣợc phân loại dựa trên đối tƣợng sở hữu vốn nhƣ sau:
- NHTM nhà nƣớc: là NHTM trong đó Nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc bao gồm ngân hàng thƣơng mại do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ và ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đã cổ phần nhƣng vốn sở hữu bởi Nhà nƣớc vẫn trên 50% vốn điều lệ. Khách hàng của NHTM nhà nƣớc chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nƣớc.
- NHTM cổ phần: là NHTM trong đó cá nhân và tổ chức tƣ nhân trong nƣớc sở hữu hơn 50% vốn điều lệ của ngân hàng. Khách hàng của NHTM cổ phần chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tƣ nhân Việt Nam.
- Ngân hàng thƣơng mại liên doanh là ngân hàng thƣơng mại đƣợc thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng thƣơng mại Việt Nam) và Bên nƣớc ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Tỷ lệ vốn góp của bên nƣớc ngồi trong ngân hàng liên doanh là 49%.
- Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài/Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc định nghĩa nhƣ sau. Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nƣớc ngoài, khơng có tƣ cách pháp nhân, đƣợc ngân hàng nƣớc ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài là ngân hàng đƣợc thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nƣớc ngồi, trong đó phải có một ngân hàng nƣớc ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc thành lập dƣới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở tại Việt Nam.
Số lƣợng Ngân hàng thƣơng mại
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (SBV,2013), số lƣợng các NHTM Việt Nam tính đến 2013 đƣợc trình bày trong bảng 2.2
Bảng 2.2: Số lƣợng NHTM năm 2013
STT Loại hình 2013
1 Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc 5 2 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 38
3 Ngân hàng liên doanh 4
4 Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 50 5 Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài 5
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thƣờng niên của NHNN
Bảng 2.2 trình bày số lƣợng NHTM năm 2013. Ngành ngân hàng Việt Nam mới bắt đầu phát triển từ năm 1990. Qua hơn 23 năm phát triển, ngành ngân hàng đã có một
hệ thống gồm nhiều ngân hàng trong và ngoài nƣớc cùng với các cơng ty tài chính khác. Tính đến 2013, tại Việt Nam có tổng cộng 5 ngân hàng thƣơng mại Nhà Nƣớc (NHTMNN), 38 ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP), số lƣợng NH liên doanh và ngân hàng nƣớc ngoài gấp khoảng 12 lần số lƣợng NHTM nhà nƣớc (58 ngân hàng năm 2013).
Số lƣợng các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc vẫn ổn định từ 4 NHTMNN đƣợc thành lập ban đầu là NHTMCP Ngoại Thƣơng (VCB), NHTMCP Công Thƣơng (CTG), NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam (BIDV), NH Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thơn (Agribank), chỉ có ngân hàng Phát Triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) đƣợc thành lập thêm vào năm 1997. Trong số 5 ngân hàng này thì có 4 ngân hàng đã thực hiện cổ phần hóa, riêng Agribank vẫn là ngân hàng 100% vốn nhà nƣớc.
Số lƣợng ngân hàng thƣơng mại cổ phần tăng nhanh trong thời gian đầu phát triển ngân hàng, sau đó sụt giảm dần từ nhiều thƣơng vụ mua bán và sáp nhập. Thời gian đầu của các vụ mua bán và sáp nhập chỉ diễn ra giữa các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc với nhau, nhƣng từ sau năm 2005, các vụ mua bán và sáp nhập đã có sự tham gia của các nhà đấu tƣ trong và ngoài nƣớc. Trong giai đoạn cơ cấu lại hệ thống ngân hàng hiện nay, các vụ mua bán và sáp nhập đƣợc nhà nƣớc khuyến khích nhằm giảm bớt các ngân hàng yếu kém và xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh hơn. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, số lƣợng các ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam sẽ còn giảm trong những năm tới.
Các ngân hàng nƣớc ngoài xuất hiện ở Việt Nam rất sớm, nhƣng đến năm 1999 các ngân hàng nƣớc ngồi mới xuất hiện ồ ạt. Tính đến 2013 tại Việt Nam đã có 4 ngân hàng liên doanh nƣớc ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, 50 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và 50 văn phịng đại diện ngân hàng nƣớc ngồi. Sự xuất hiện của các ngân hàng nƣớc ngoài tạo thêm áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng đối với các ngân hàng TMCP Việt Nam. Tuy nhiên các ngân hàng nƣớc ngoài cũng
giúp cho ngân hàng trong nƣớc cơ hội tiếp cận với quy trình và cơng nghệ tiên tiến thơng qua các thƣơng vụ mua lại cổ phần của NHTM trong nƣớc.
Qui mô tổng tài sản và vốn điều lệ
Đi đôi với sự gia tăng về số lƣợng ngân hàng trong ngành là sự tăng trƣởng về tài sản và vốn điều lệ. Theo báo cáo tổng kết của NHTM Việt Nam, tình hình tổng tài sản, vốn tự có và vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam năm 2013 (xem bảng 2.3). Có thể thấy từ Bảng 2.3 rằng, tổng vốn điều lệ toàn hệ thống là 435,24 nghìn tỷ đồng, tăng 3.2% so với cuối năm 2012. Vốn tự có tồn hệ thống tăng nhẹ, cuối năm 2013 là 497,23 nghìn tỷ đồng, tăng 3.58% so với cuối năm 2012. Trong thời gian qua, các ngân hàng đều chú trọng gia tăng vốn điều lệ, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng giữa các ngân hàng không đều nhau và quy mô vốn điều lệ của ngân hàng còn khác biệt nhiều. Các NHTM Nhà Nƣớc liên tục có vốn điều lệ đứng đầu trong ngành qua các năm và tiếp tục gia tăng. Tính đến nay, tất cả các NHTM đã đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ. Bốn ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất là NHTMNN.
Tổng tài sản toàn hệ thống năm 2013 là 6174,62 nghìn tỷ đồng, tăng 6.34% so với cuối năm 2012. Ngoài ra, tổng tài sản của các NHTM (gồm NHTM Nhà Nƣớc, NHTM Cổ Phần, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài) chiếm khoảng 97% tổng tài sản của toàn hệ thống TCTD. Hơn nữa, trong tổng thể các NHTM, tổng tài sản của khối NHTM trong nƣớc (gồm NHTM nhà nƣớc và NHTM cổ phần) chiếm khoảng 87% tổng tài sản. Và trong tổng thể các NHTM trong nƣớc, tổng tài sản của khối NHTM nhà nƣớc, dù chiếm số lƣợng khiêm tốn với 5 NHTM nhà nƣớc, chiếm hơn 50% tổng tài sản.
Bảng 2.3: Qui mô tổng tài sản và vốn điều lệ của các NHTM năm 2013 và mức tăng giảm so với năm 2012 (đơn vị tính: tỷ đồng)
Loại TCTD Tổng tài sản Tăng/Giảm Vốn tự có Tăng/Giảm Vốn điều lệ Tăng/Giảm
NHTM Nhà nƣớc 2,712,017 8.27 168,283 1.02 134,183 4.75
NHTM Cổ phần 2,624,167 6.72 203,280 3.51 190,801 0.93
NHLD, nƣớc ngoài 691,112 -1.96 108,210 7.96 86,636 6.26
Toàn hệ thống 6,174,623 6.34 497,236 3.58 435,243 3.2
Nguồn: Báo cáo Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam
Theo số liệu của IMF, tổng tài sản khu vực ngân hàng đã tăng hơn gấp hai lần chỉ trong ba năm từ năm 2007-2010, tăng từ 1,097 nghìn tỷ đồng lên 2,690 nghìn tỷ đồng. Theo số liệu của ngân hàng Nhà Nƣớc, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng đạt hơn 5.8 triệu tỷ đồng tính đến cuối quý I năm 2014, tăng 0.91% so với cuối năm 2013. Trong đó tài sản của nhóm NHTMNN đạt hơn 2.52 triệu tỷ đồng, tăng 0.83%; của nhóm NHTMCP đạt hơn 2.46 triệu tỷ đồng, giảm nhẹ 0.006%; của nhóm ngân hàng liên doanh, nƣớc ngồi tăng 4.45% đạt 736.29 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên mặc dù liên lục tăng trƣởng về quy mô tài sản, nhƣng so với các ngân hàng trong khu vực thì ngân hàng Việt Nam cịn khiêm tốn về quy mơ tài sản
Tình hình hoạt động tín dụng:
Bảng 2.4 cho thấy dƣ nợ cho vay trong giai đoạn 2002-2013 liên tục tăng trƣởng, với mức tăng trƣởng trung bình mỗi năm là 27.8%. Trong đó, năm 2007 với tốc độ tăng trƣởng tín dụng cao nhất 52.5%. Trong giai đoạn này tình hình tín dụng của các NHTM Việt Nam có nhiều biến động và có xu hƣớng giảm. Sau mức tăng trƣởng kỷ lục 52.5 năm 2007, thì hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam bƣớc vào giai đọan khó khăn. Trƣớc tình hình lạm phát tăng cao từ 12.8% cuối năm 2007 lên 19.87% vào năm 2008, NHNN đã có những biện pháp tiền tệ linh hoạt nhƣ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hút tiển đồng về qua nghiệp vụ thị trƣờng mở...Thêm vào đó, tháng 9/2008, khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ và lan rộng trên thế
giới với một loạt định chế tài chính lớn sụp đổ khiến các ngân hàng cho doanh nghiệp vay với những điều kiện khó khăn hơn. Tăng trƣởng tín dụng năm 2008 giảm hơn một nữa, chỉ còn 20% và giảm liên tục từ năm 2009 tới năm 2012. Đặc biệt, tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong 3 năm gần đây đã giảm đáng kể. Cụ thể tăng trƣởng tín dụng năm 2011 là 17.7% năm 2012 chỉ đạt 11.9% và năm 2013 là 13.2%
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của NHTM Việt Nam giai đoạn 2002- 2013 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Dƣ nợ cho vay 197 223 236 271 324 494 593 838 1122 1321 1479 1673 Tốc độ tăng trƣởng (%) 20.5 19.6 52.5 20.5 19.6 52.5 20 41.5 33.8 17.7 11.9 13.2 Bình quân (%) 27.8
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thƣờng niên của NHNN
Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu qua các năm liên tục tăng thể hiện qua bảng 2.5 và đỉnh điểm là năm 2008 với tỷ lệ nợ xấu cao kỷ lục 3.5% trên tổng dƣ nợ hiện tại. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng vƣợt bậc lên đến 8.8%, sang 2013, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 3.8%. Với tỷ lệ nợ xấu nhƣ trên cho thấy rủi ro tín dụng trong tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam là rất cao, tỷ lệ nợ xấu theo khung an toàn CAMEL là 2% theo qui định của quốc tế ở mức 1.5%, , theo qui định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 2%. Nhƣ vậy tỷ lệ nợ xấu của của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã vƣợt mức qui định, đặc biệt là năm 2013 lệ nợ xấu vƣợt hơn 4 lần so với quy định của thông lệ quốc tế. Số liệu này cũng phản ánh đúng cục diện kinh tế hiện nay. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối diện với mn vàng khó khăn, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản ngày càng gia tăng, dẫn đến nợ xấu ngày càng nhiều.
Theo số liệu của Ngân Hàng Nhà Nƣớc thì tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đến thời điểm cuối tháng 4/2014 là 4.03% trên tổng dƣ nợ. Với tổng dƣ nợ
cuối tháng 4/2014 là 3,527,747 tỷ đồng, nợ xấu của toàn hệ thống là 142,168 tỷ đồng. Tuy nhiên số liệu trên là do các tổ chức tín dụng báo cáo về Ngân Hàng Nhà Nƣớc. Theo đánh giá của ơng Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nƣớc thì nợ xấu tại thời điểm tháng 4/2014 là khoảng 7%.
Nguyên nhân của nợ xấu:
- Nguyên nhân chủ yếu của tỷ lệ nợ xấu này bắt nguồn từ việc tăng trƣởng cho vay bất động sản ồ ạt trong 2 năm 2007 và 2008. Khi thị trƣờng bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp bất động sản mất cân đối thanh khoản, làm gia tăng nợ xấu cho các NHTM. Trong năm 2012, VAMC tích cực mua nợ xấu của các NHTM, đồng thời các NHTM cũng tăng cƣờng dùng trích lập dự phịng để xóa bớt 1 phần nợ xấu nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức kế hoạch đặt ra.
- Tổ chức, nhân sự và biện pháp quản trị rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại cịn nhiều hạn chế, chỉ có khoảng 40% ngân hàng thƣơng mại tiếp cận đƣợc chuẩn quốc tế (Basel III).
- Chạy đua tăng trƣởng tín dụng diễn ra trong thời gian dài, ln trên 20%, thậm chí lên tới 51,39% (năm 2007), cùng với việc nới lỏng điều kiện cho vay khiến nợ xấu tăng cao;
- Tác động của kinh tế thế giới phục hồi chậm và kinh tế trong nƣớc tăng trƣởng chậm lại làm cho DN gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, hàng tồn kho tăng cao, khơng cịn khả năng trả nợ ngân hàng thƣơng mại. Đối với khu vực DNNN có nợ xấu nhiều là do khu vực này đƣợc hƣởng những ƣu đãi về tín dụng nên các DNNN có xu hƣớng sử dụng địn bẩy tài chính nhiều hơn các DN khu vực khác. Tuy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của DNNN có xu hƣớng giảm trong những năm gần đây nhƣng vẫn ở mức 2,52 lần vào năm 2009, cao hơn nhiều so với mức 1,78 lần của khu vực tƣ nhân và 1,39 lần của khu vực vốn FDI. Các DNNN trung ƣơng thậm chí có tỷ lệ này cao hơn, lên tới 3,53 lần.
- Sở hữu chéo, đầu tƣ ngoài ngành của các ngân hàng thƣơng mại và DNNN diễn ra phổ biến đã dẫn tới các khoản cho vay, đầu tƣ lòng vòng, bất chấp quy định, gây hậu quả nghiêm trọng.
- Một số cán bộ ngân hàng thƣơng mại suy thoái đạo đức nghề nghiệp, cấu kết, móc ngoặc với DN để trục lợi cá nhân và cho vay không đúng quy định.
- Hiệu quả cơng tác thanh tra, giám sát cịn hạn chế, nhất là không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và đầu tƣ một số lĩnh vực rủi ro cao.
Trong những năm gần đây, từ chính sách nới lỏng tiền tệ của Chính phủ, hệ thống ngân hàng thƣơng mại tăng rất nhanh cả về số lƣợng và quy mô tài sản. Tuy vậy, sự tăng trƣởng nhanh về số lƣợng đã không đi kèm với chất lƣợng. Nhiều ngân hàng thƣơng mại với năng lực yếu, tài chính và tín dụng nhỏ, cơng tác quản trị lỏng lẻo, chứa đựng nhiều rủi ro tài chính gây ảnh hƣởng xấu đến tồn hệ thống tài chính, tín dụng của Việt Nam.
Đặt trong bối cảnh hiện nay, nợ xấu đang trở thành vấn đề nóng bỏng và nhức nhối, tốc độ tăng trƣởng tín dụng bị thu hẹp khiến hoạt động sản xuất của nền kinh tế đình trệ, tốc độ tăng trƣởng kinh tế chậm chạp, ảnh hƣởng xấu tới quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, an sinh xã hội. Vì vậy, xử lý nợ xấu đang là một nhiệm vụ cấp bách không chỉ với bản thân các tổ chức tín dụng mà cịn cả tồn bộ hệ thống ngân hàng thƣơng mại và nền kinh tế. Các cơ quan nhà nƣớc và hệ thống ngân hàng thƣơng mại phải phối kết hợp để giải quyết triệt để tình trạng nợ xấu này, tạo điều kiện phát triển kinh tế lành mạnh, bền vững.
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của NHTM trong giai đoạn 2005-2013
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ nợ
xấu (%) 2.1 2.4 2.6 2.9 3.2 2 3.5 2.2 2.5 3.2 8.8 3.8